Mỗi người dân Đà Nẵng có kho dữ liệu riêng trên nền tảng công dân số My Portal
Với nền tảng công dân số My Portal, mỗi người dân Đà Nẵng có 1 kho dữ liệu riêng, có thể tự chỉnh sửa và bổ sung phục vụ các hoạt động giao dịch với chính quyền thành phố, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công.
Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng vừa công bố đưa vào vận hành chính thức nền tảng công dân số My Portal. Song song với phiên bản web tại các địa chỉ congdanso.danang.gov.vn và myportal.danang.gov.vn, các chức năng của hệ thống cũng được tích hợp vào phiên bản di động của ứng dụng “Danang Smart City” nhằm tạo kênh di động thống nhất, thuận lợi cho người dân.
Nền tảng công dân số My Portal được xây dựng nhằm cung cấp cho các công dân của thành phố Đà Nẵng một cổng thông tin để lưu trữ dữ liệu và được kết nối sử dụng dữ liệu đã có khi thực hiện các dịch vụ do cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cung cấp.
Nền tảng công dân số bao gồm: Hồ sơ công dân số cho mỗi người do người dân đăng ký và được hệ thống cấp phát tài khoản nhằm tích hợp, đồng bộ, lưu trữ trong quá trình sử dụng dịch vụ công; tài khoản công dân số do công dân quản lý và sử dụng dữ liệu này cho dịch vụ tiếp theo, không phải khai báo lại hoặc không nộp thêm thành phần hồ sơ đã có.
Mỗi người dân Đà Nẵng cũng được cung cấp 1 mã QR duy nhất theo chuẩn quốc gia với các thông tin được mã hóa để sử dụng trong các giao dịch dịch vụ công như dịch vụ với chính quyền, doanh nghiệp: điện, nước, môi trường, y tế, giáo dục, ngân hàng; kiểm soát vào/ra....
Đặc biệt, thông tin của người dân được bảo mật theo mô hình 4 lớp đã được Bộ TT&TT quy định. Việc xác thực đăng nhập hệ thống, sẽ sử dụng qua hình thức mã OTP, tương tự như các ngân hàng.
Theo đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, sau thời gian sử dụng thí điểm, nền tảng công dân số My Portal đã có hơn 240.000 tài khoản công dân số, trong đó kế thừa 180.000 tài khoản công dân điện tử đã được người dân đăng ký trước đây để truy cập hệ thống thông tin chính quyền điện tử và cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố.
Với việc triển khai chính thức nền tảng công dân số My Portal, Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương đầu tiên thiết lập các kho dữ liệu riêng cho từng người dân. Các loại dữ liệu số được người dân cập nhật và lưu trữ trên hệ thống gồm giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy khai sinh…; và các giấy tờ thành phần hồ sơ khi người dân nộp thủ tục dịch vụ công và kết quả giải quyết dịch vụ công. Tất cả đều được lưu trữ trên hệ thống phục vụ việc tìm kiếm, tra cứu, sử dụng của công dân.
Để thúc đẩy quá trình hình thành công dân số, Sở TT&TT Đà Nẵng đề nghị các cơ quan, tổ chức, phường, xã trên địa bàn thành phố sử dụng nền tảng My Portal; hỗ trợ cho mỗi cá nhân có thể đăng ký mới hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu Hồ sơ công dân số cho bản thân và các thành viên gia đình.
UBND quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm tập trung triển khai để Tổ công nghệ số cộng đồng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên địa bàn đăng ký mới hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu hồ sơ công dân số cũng như sử dụng trong đời sống hàng ngày của mình lên hệ thống.
Đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết thêm, từ tháng 9 này, Sở TT&TT sẽ tổ chức lồng ghép các nội dung giới thiệu, hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng công dân số My Portal vào hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng.
Như vậy, thời gian tới, hơn 12.000 thành viên của trên 2.400 Tổ công nghệ số cộng đồng tại các xã, phường của Đà Nẵng sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hỗ trợ người dân đăng ký và sử dụng các nền tảng số thiết yếu, trong đó có nền tảng công dân số My Portal.
Vân Anh
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Đại học FPT cấp tài khoản học trực tuyến Coursera cho cựu sinh viên
icon 0
Đại học FPT vừa triển khai cấp tài khoản Coursera cho cựu sinh viên từ tháng 9/2022 như một phương thức khuyến khích, hỗ trợ suốt đời và nâng cao khả năng học tập của cộng đồng.
Hàn Quốc phạt Google, Facebook 100 tỷ won icon 0
Nhà chức trách Hàn Quốc phạt Google và Meta tổng cộng 100 tỷ won (71,9 triệu USD) do thu thập thông tin người dùng trái phép để dùng cho quảng cáo cá nhân hóa và các mục đích khác.
Chuyên gia VECOM, Lameco, Ecom tham gia đào tạo sinh viên ngành Thương mại điện tử của PTIT
icon 0
Đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác về quảng bá thương hiệu là các mảng nội dung sẽ được PTIT cùng Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và các doanh nghiệp Lameco, Ecom tập trung triển khai.
Việt Nam có thể chạm mốc 60 triệu người mua hàng trực tuyến
icon 0
Lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam có thể lên tới 60 triệu người trong năm nay, thị trường thương mại điện tử cũng được xếp hạng năng động nhất trong khu vực.
MobiFone nhận “mưa giải thưởng” tại Lễ vinh danh Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam
icon 0
Tại Lễ công bố và vinh danh 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam 2022 vừa qua, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã xuất sắc vượt qua 92 doanh nghiệp trên cả nước, giành giải thưởng tại bốn hạng mục.
Viettel TV360 sở hữu bản quyền phát sóng Giải bóng đá U20 Châu Á
icon 0
Ngày 13/9/2022, Viettel Telecom công bố thông tin về việc TV360 đã đạt được thỏa thuận với Liên đoàn bóng đá Indonesia trong vấn đề bản quyền phát sóng các trận đấu trong khuôn khổ Vòng loại giải bóng đá U20 Châu Á.
Phó Thủ tướng Singapore thăm FPT Software, thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
icon 0
Tại buổi thăm FPT Software, Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat đã nhấn mạnh rằng tận dụng tài nguyên thiên nhiên, dùng nguồn năng lượng xanh và khai thác công nghệ sẽ định hình tương lai.
Các hãng xe công nghệ vẫn chưa giảm giá cước dù xăng giảm
icon 0
Áp lực chi phí không còn khi giá xăng liên tục giảm xuống khiến nhiều tài xế sẵn sàng quay trở lại mở app nhận chuyến vào giờ cao điểm. Điều này giúp người dùng dễ bắt xe công nghệ hơn, dù chưa giảm cước.
XEM THÊM BÀI VIẾT