Mỗi ngày ăn 1 củ hành sống để chống ung thư, nửa năm sau sức khỏe người phụ nữ 58 tuổi thế nào?
Hành tây có thực sự chống lại được ung thư? Thực hư ra sao cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Dì Vương là người ở Quảng Tây, Trung Quốc, năm nay 58 tuổi. Cách đây 6 tháng bà đi khám sức thì phát hiện có nốt sần ở phổi, do khá nhỏ nên bác sĩ đề nghị về theo dõi thêm chứ chưa tiến hành xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán ung thư.
Tuy nhiên, dì Vương vẫn rất lo lắng sẽ khởi phát thành ung thư phổi. Suy nghĩ đó khiến bà lúc nào cũng cảm thấy ăn không ngon, ngủ không yên.
Một người bạn thấy dì Vương có vẻ bận tâm và lo lắng quá nên đã khuyên bà ăn hành tây. Người này mách rằng, nghe nói hành chứa nhiều hoạt chất có thể tiêu diệt tế bào ung thư.
Kể từ đó, dì Vương mỗi ngày đều ăn một củ hành sống như một loại trái cây, luôn mang theo một củ trong túi, thỉnh thoảng lại xé vài miếng. Sau khi ăn được vài ngày, dì Vương bị chướng bụng và ợ chua, nhưng bà vẫn cố gắng ăn vì nghĩ rằng hành tây có thể chống lại bệnh ung thư.
Sau 6 tháng tái khám, bác sĩ phát hiện các nốt ở phổi của dì Vương có xu hướng tăng lên, đây là một trong những biểu hiện nguy hiểm của bệnh ung thư. Kết quả kiểm tra khiến dì Vương vô cùng kinh ngạc.
Bác sĩ đã lập tức nhận định rằng: Hành tây dù chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, nhưng để có tác dụng chống ung thư hiệu quả 100% thì hoàn toàn khó nói. Ông cũng cho rằng, nếu cứ ăn hành tây mà chống được ung thư thì sẽ chẳng còn người nào mắc phải căn bệnh nan y này nữa.
Hành tây có tác động thế nào tới tế bào ung thư?
Hành tây là một loại rau rất phổ biến trong cuộc sống, nhưng những năm gần đây, nhiều thông tin "thổi phồng" rằng hành tây là vua của chất chống ung thư, thậm chí còn cho rằng ăn nhiều có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Vậy, hành tây có thực sự đem tới "tác dụng thần kỳ" như vậy không?
Trong một nghiên cứu về hành tây tại Đại học Kumamoto, Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã phân lập được một hợp chất tự nhiên là Onionin A (ONA) từ hành tây.
Kết quả cho thấy ONA ức chế các hoạt động tạo khối u của tế bào ức chế nguồn gốc tủy xương, điều này có liên quan với ức chế phản ứng miễn dịch chống khối u của tế bào lympho chủ. Ngoài ra, ONA còn làm tăng hiệu quả của thuốc chống ung thư nhờ tăng cường khả năng chống sinh sôi của chúng.
Các nhà nghiên cứu phân tích rằng, nghiên cứu chứng minh ONA làm chậm sự tiến triển của các khối u ung thư buống trứng do làm gián đoạn hoạt động tạo khối u của tế bào tủy xương.
Mã Chí Anh, Giám đốc Ủy ban An toàn Thực phẩm của Hiệp hội Thực phẩm Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết rằng không thể ngăn ngừa ung thư chỉ bằng cách ăn một loại thực phẩm.
Thí nghiệm trên động vật hoặc thí nghiệm trong ống nghiệm chỉ là kết luận sơ bộ. Thực phẩm bao gồm nhiều thành phần khác nhau và cơ thể con người là một bộ máy phức tạp. Vì vậy không thể đưa ra kết luận tương tự về hiệu quả của thực phẩm trong các thử nghiệm trên người.
Những thực phẩm hỗ trợ phòng chống ung thư nhưng không nên thổi phồng quá mức
Đối với người trung niên và cao tuổi, các chương trình về sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu. Với các loại thực phẩm sau đây, chúng thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể hỗ trợ phòng chống ung thư, nhưng không phải "thần dược" chữa bách bệnh.
1. Đậu xanh
Có tin đồn cho rằng "đậu xanh có thể chữa mọi bệnh", điều này khiến đậu xanh từ một loại đậu bình thường đột nhiên tăng vọt giá trị. Có người cho rằng bệnh ung thư có thể chữa khỏi mà không cần hóa trị, bệnh tim không cần dùng đến thuốc mà chỉ cần ăn một bát canh đậu xanh mỗi ngày.
Tuy nhiên, thực tế đậu xanh chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất của con người.
Tỏi là một đồ gia vị được ưa chuộng để nấu ăn tại nhà. Chúng có chứa các kháng sinh tự nhiên ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, chất oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và đặc tính chống viêm, góp phần ngăn ngừa ung thư.
Trong nghiên cứu về tỏi do nhóm tác giả thuộc Đại học Qassim (Ả rập xê út) năm 2019 cho thấy, tỏi có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Theo các nhà nghiên cứu, tỏi chứa nhiều lưu huỳnh, flavonoid và selen. Khi bị đập dập, băm nhỏ, nó sẽ tạo ra hợp chất allicin. Hợp chất này tác động lên các tế bào được gọi là tế bào truyền tín hiệu, kiểm soát sự phát triển của tế bào.
3. Đậu bắp
Theo Cơ sở Dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ, một chén đậu bắp khoảng 100 g chứa 33 calo, 1,93 g protein, 0,19 g chất béo, 7,45 g carbohydrate, 3,2 g chất xơ, 1,48 g đường. Khẩu phần đậu bắp nói trên đáp ứng 66% vitamin K, 50% mangan, 35% vitamin C, 22% folate, 14% magiê, 13% thianin cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
Loại thực phẩm này chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol, bao gồm vitamin A và C, cùng với một loại protein gọi là lectin. Chúng đều hỗ trợ khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người.
Cách tốt nhất là ăn uống lành mạnh, nắm vững khẩu phần thức ăn, chú ý cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm tùy theo thể trạng, độ tuổi và các yếu tố khác để có lợi hơn cho việc phòng chống ung thư.
*Theo: Aboluowang