Mở rộng khai thác bô xít ra miền Bắc; nâng tổng công suất khai thác 112,2 triệu tấn/năm
Ngoài duy trì mỏ và đầu tư mới tại Tây Nguyên, Việt Nam sẽ mở rộng khai thác bô xít ra miền Bắc từ 1,5 - 2,2 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
Ngoài titan, đất hiếm, Việt Nam tập trung lớn vào khai thác, chế biến quặng bô xít. Ngoài duy trì mỏ và đầu tư mới khai thác bô xít tại Tây Nguyên, Bộ Công thương công bố sẽ mở rộng khai thác ra miền Bắc, công suất khai thác ban đầu từ 1,5 – 2,2 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
Ngày 9/8, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản đến 2030 tầm nhìn 2050 được Bộ Công Thương công bố, giai đoạn 2021 – 2030 tập trung khai thác một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng như bô xít, titan, đất hiếm và niken, đồng, vàng.
Theo mục tiêu được đề ra, các hoạt động thăm dò, khai thác bô xít sẽ phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin).
Với titan, sẽ phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ – tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan.
Với đất hiếm, các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%.
Với các loại khoáng sản có giá trị khác như niken, đồng, vàng, hoạt động khai thác phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.
Điểm đáng chú ý là kế hoạch khai thác, chế biến bô xít. Bản quy hoạch khoáng sản xác định đến năm 2030 sẽ thăm dò 1,7 tỷ tấn quặng nguyên khai, khai thác đạt 68 – 112,2 triệu tấn.
Ngoài các mỏ hiện tại được duy trì đạt công suất thiết kế, hai mỏ tại Tây Tân Rai và Nhân Cơ (Lâm Đồng) sẽ được nâng công suất từ 650.000 tấn/năm lên khoảng 2 triệu tấn/năm. Ngành công thương sẽ xem xét đầu tư mới các mỏ tại Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và Gia Lai. Tổng công suất khai thác khoảng 68,15 – 112,2 triệu tấn quặng nguyên khai một năm.
Chưa hết, việc khai thác bô xít sẽ được mở rộng ra miền Bắc với 3 dự án khai thác tuyển quặng bô xít đầu tư mới tại Lạng Sơn (1 mỏ), Cao Bằng (2 mỏ); tổng công suất 1,5 – 2,2 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
Quy hoạch khoáng sản nêu rõ các mỏ bô xít khu vực Tây Nguyên (gần khu đông dân cư), sẽ xem xét thăm dò, cấp phép khai thác sớm để thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản và được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ kinh tế xã hội. Còn các mỏ ở khu vực miền Bắc có chất lượng thấp sẽ khai thác để thu hồi tối đa khoáng sản, cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng trọt, phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu.
Sau năm 2030, ngành công thương sẽ đầu tư mới các dự án tại khu vực Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum để cung cấp tinh quặng bô xít cho các dự án nhà máy alumin đã đầu tư và dự án mở rộng khi có nhu cầu. Tổng công suất khai thác đến năm 2050 ước tính khoảng 72,3-119 triệu tấn quặng nguyên khai một năm.
Ngoài ra, Bộ này sẽ xem xét cấp phép khai thác các khu vực mới được thăm dò trong giai đoạn 2031 – 2050 khi có chủ đầu tư đề xuất.
Chất vấn về hiệu quả dự án khai thác bô xít Tây Nguyên
Về chế biến, giai đoạn đến năm 2030, Bộ Công thương dự kiến đầu tư nâng công suất 2 nhà máy alumin Tân Rai – Lâm Đồng và Nhân Cơ – Đăk Nông từ 650.000 tấn/năm lên khoảng 2 triệu tấn/năm (chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 nâng công suất lên 800.000 tấn alumin/năm; giai đoạn 2 đầu tư mở rộng với công suất 1.200.000 tấn alumin/năm).
Đầu tư mới các dự án sản xuất alumin tại Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Gia Lai với công suất tối thiểu từ triệu tấn alumin/năm/dự án trở lên. Tổng công suất đến năm 2030: 11,600 – 18,6 triệu tấn alumin/năm.
Hoàn thành thí điểm dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông với công suất từ 300.000 tấn nhôm thỏi/năm, mở rộng 450.000 tấn nhôm thỏi/năm. Đầu tư mới các dự án sản xuất nhôm kim loại tại Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và các tỉnh có đủ nguồn năng lượng phù hợp. Tổng công suất đến năm 2030 là 1,2 – 1,5 triệu tấn nhôm thỏi/năm.
Giai đoạn 2031 – 2050, sản xuất alumin duy trì đạt công suất thiết kế và đầu tư mở rộng công suất các nhà máy hiện có. Tổng công suất dự kiến: 12 – 19,2 triệu tấn alumin/năm…
Đối với xăng dầu, khí đốt, ngành công thương đề ra mục tiêu đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 – 80 ngày nhập ròng, đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu…
Vĩnh Long
Đắk Nông: Sụt lún gần hồ bùn đỏ Nhà máy Alumin Nhân Cơ khiến người dân lo lắng
Ông Trần Có (xã Nhân Đạo, huyện Đắk R'lấp) - người bị ảnh hưởng nặng nề do sụt lún cho rằng: “Nguyên nhân chính dẫn đến việc sụt lún là do tác động từ việc xây dựng hồ bùn đỏ của nhà máy Alumin Nhân Cơ làm thay đổi tầng đất nên khi thời tiết…