Mở mộ cổ, lời nguyền 4 chữ trên quan tài khiến chuyên gia phát hoảng
Theo các chuyên gia, 4 chữ lạ này dường như là lý do giúp ngôi mộ cổ có thể tồn tại hơn 1.400 năm mà không hề bị mộ tặc tấn công.
Trên một khu vực khảo cổ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) vào năm 1957, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một ngôi mộ cổ cực kỳ bí ẩn thuộc triều đại nhà Tùy.
Ngôi mộ này thuộc về Lý Tịnh Huấn, cháu ngoại của hoàng hậu Dương Lệ Hoa và có niêm phong bằng 4 chữ lạ 'khai giả tức tử', có nghĩa là mở ra sẽ chết.
Trong ngôi mộ cổ này, các chuyên gia đã tìm thấy nhiều cổ vật và di vật văn hóa quý giá. Trong số đó, một cái chén bạch ngọc khảm viền vàng là một điều đáng chú ý.
Cái chén này được chế tác từ ngọc Hòa Điền, một loại ngọc quý của Trung Quốc. Nó có kiểu dáng thanh lịch, chất lượng ngọc cao cấp và vô cùng quý giá.
Cái chén này cho thấy nhà Tùy đã có kỹ thuật chế tác ngọc rất tinh xảo và nó đã thoát khỏi khuôn khổ sản xuất ngọc thời nhà Hán, phát triển thành một đồ dùng thiết thực hàng ngày.
Việc khảm vàng trên chén làm tăng giá trị của nó và tạo nên trải nghiệm thị giác phong phú.
Bảo vật độc nhất vô nhị này được chế tác với ý nghĩa 'kim ngọc mãn đường' - biểu tượng của tài lộc và lời chúc tốt đẹp đến người sở hữu.
Nó cũng thể hiện tình cảm đặc biệt của hoàng hậu Dương Lệ Hoa dành cho cháu gái yêu quý Lý Tịnh Huấn.
Hiện nay, cái chén bạch ngọc khảm viền vàng đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc như một trong những cổ vật quý giá đại diện cho triều đại nhà Tùy.