Mít rất ngon nhưng có 6 nhóm người không nên ăn, 2 sai lầm cần tránh kẻo hại thân

Chia sẻ Facebook
25/05/2022 17:09:19

Đáng nói, mít chứa nhiều đường, lại còn có tính ấm nên không thể dùng tùy tiện. Theo khuyến cáo, có một số nhóm người dưới đây nên thận trọng khi ăn mít.

Mít đang vào mùa, được bày bán rất nhiều với giá thành hợp lý, hơn nữa đây còn đúng thời điểm mà múi mít dày thơm, ngon ngọt nhất năm. Các bà nội trợ thường tận dụng thời điểm này mua mít về cho gia đình thưởng thức như một món ăn vặt, hoặc tận dụng để nấu chè, nấu xôi.

Mít không chỉ là loại quả ngon mà còn có nhiều công dụng điều trị bệnh. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Mít và các bộ phận của cây mít có thể được tận dụng để làm thuốc giải rượu, trị mụn nhọt, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, trị nếp nhăn...

Trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt.

6 nhóm người ăn mít sẽ gây khó chịu, hại nội tạng


1. Những người bị nóng trong thì không nên ăn nhiều mít vì sẽ gây ra cảm giác bức xúc, khó chịu…


2. Đối tượng bị mẫn cảm về da không được ăn nhiều mít sẽ dẫn đến các bệnh về da như rôm sảy, mụn, nhọt.


3. Người tiểu đường cũng không nên ăn mít nhiều vì trong loại quả này có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, có thể khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.


4. Đối tượng béo phì có khả năng tổng hợp đường thành mỡ rất nhanh, nếu ăn nhiều mít sẽ gây ra tình trạng tích mỡ trong bụng.

Đối tượng bị mẫn cảm về da, người tiểu đường, người bệnh gan nhiễm mỡ... không được ăn nhiều mít.


5. Bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao nên hạn chế ăn mít vì loại quả này có chứa lượng đường rất cao nên không hề tốt cho gan, thậm chí còn gây nóng trong người.


6. Người đang đói không nên ăn những loại quả nhiều đường như mít vì sẽ làm lượng insulin tăng vọt. Từ đó khiến tuyến tụy bị tăng áp lực, lâu ngày dẫn đến bệnh tiểu đường. Hơn nữa, sai lầm này cũng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

2 sai lầm cần tránh khi ăn mít kẻo tổn hại cơ thể


Ăn mít quá nhanh, quá nhiều trong một lúc

Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, gây nóng trong, không tốt cho gan thận, thậm chí gây tăng cân mất kiểm soát.

Khi ăn mít, cần phải nhai từng múi thật kỹ, nhất là mít dai vì mít cứng, khó tiêu, nhai không kỹ sẽ gây đau dạ dày.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) nguyên tắc hàng đầu để ăn mít an toàn, không gây hại đó là không được ăn nhiều mít cùng lúc. Mỗi người lớn chỉ nên ăn khoảng 4-5 múi mít (80-100g).

Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, gây nóng trong.


Ăn mít vào buổi tối

Ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít. Hơn nữa, múi mít cũng giàu năng lượng, đặc biệt là tính nóng và nhiều đường, vì thế có thể gây tích mỡ bụng, gây nóng trong, gây khó ngủ.

Tốt nhất mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa. Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Chia sẻ Facebook