Mệt mỏi mãn tính – bệnh của người hiện đại: Xoa bóp huyệt để loại bỏ

Chia sẻ Facebook
26/06/2022 14:47:27

Mệt mỏi mãn tính là vấn đề phổ biến ở người hiện đại, có thể cải thiện bằng việc điều chỉnh sinh hoạt, chế độ ăn uống và xoa bóp huyệt vị. 

Mệt mỏi mãn tính, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ và dễ mệt mỏi? Đây đã là vấn đề phổ biến ở người hiện đại, nó là kết quả của việc cuộc sống bị mất cân bằng trong thời gian dài. Điều này có thể cải thiện bằng việc điều chỉnh sinh hoạt, chế độ ăn uống , xoa bóp huyệt vị…

Mệt mỏi mãn tính là một vấn đề phổ biến của người hiện đại. Xoa bóp vai và cổ có thể giúp thư giãn. (Ảnh: Crafter/ Shutterstock)

Sự mệt mỏi của bạn thuộc dạng nào?


“Thật là mệt mỏi!” , hẳn là rất nhiều người đã vô thức nói ra câu này. Áp lực từ công việc, gia đình và nhịp sống hối hả khiến con người ta cảm thấy kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Về lâu dài, có thể ngủ không ngon giấc, không đủ giấc, tinh thần và thể lực ngày càng sa sút, trí nhớ cũng kém đi, khó tập trung, thậm chí có thể cảm thấy nhức mỏi cơ bắp, đau đầu.v.v.


Nếu những trạng thái này kéo dài trong thời gian dài, rất có thể đã mắc phải “hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)” . Cô Lý Ngải Linh, giám đốc Phòng khám Trung Y Dân An, Đài Loan, cho biết Trung Y chia mệt mỏi mãn tính thành “chứng thực” và “chứng hư”, hơn nữa, “chứng hư” còn được chia thành “chứng khí hư”, “âm hư” và “huyết hư”.

Trung Y chia mệt mỏi mãn tính thành “chứng thực” và “chứng hư”, hơn nữa, “chứng hư” còn được chia thành “chứng khí hư”, “âm hư” và “huyết hư”. (Ảnh Trí thức VN)


Chứng thực:


Những bệnh nhân như vậy mắc chứng “ can dương” tăng cao, thường do áp lực cuộc sống cao, làm việc nhiều hoặc thể lực hao tổn, cho nên thường xuyên phải uống các loại nước tăng lực để hỗ trợ công việc.


Bệnh trạng: Khó đi vào giấc ngủ, có thể nằm 1 – 2 tiếng mà không ngủ được hoặc không buồn ngủ, khiến bạn tỉnh dậy vào ngày hôm sau vẫn rất mệt mỏi. Sau đó, khi người bệnh đang rất mệt như vậy lại uống nước tăng lực, điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra một vòng tuần hoàn ác tính.


Hầu hết những bệnh nhân mà cô Lý Ngải Linh gặp là nam giới, ví dụ như những người làm lao động chân tay. Cô thường tìm hiểu về cuộc sống hàng ngày của những bệnh nhân này và đưa ra lời khuyên. Ví dụ, khuyên người bệnh cố gắng đừng uống đồ uống tăng lực sau một thời điểm nhất định, để tránh não bị kích thích bởi đồ uống đó, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.


Chứng hư –  khí hư:


Đa số bệnh nhân chứng khí hư thường ngồi nhiều trong thời gian dài, ít vận động, hơn nữa công việc đòi hỏi vận động trí óc nhiều, hoặc là bình thường hay suy nghĩ, lo lắng quá nhiều.


Bệnh trạng: Buổi tối vẫn ngủ được, nhưng thường cảm thấy giấc ngủ không ngon và dễ mệt mỏi.


Những bệnh nhân có thể cảm thấy tinh thần phấn chấn khi vừa thức dậy vào buổi sáng, nhưng không bao lâu thì cảm thấy mệt mỏi trở lại.


Chứng hư –  âm hư, huyết hư


Những người phải làm việc về đêm, thường xuyên thức khuya xem phim, chơi game dễ mắc chứng “ âm hư”. Nếu chức năng tạo máu của cơ thể không tốt sẽ gây ra tình trạng “âm hư”, “huyết hư”.


Trung y có “thuyết âm dương”, chú trọng đến sự cân bằng âm – dương. “Âm” là chỉ mặt vật chất, chẳng hạn như các cơ quan, máu, chất lỏng trong cơ thể, v.v … “Dương” là năng lượng và chức năng của các cơ quan. Cô Lý Ngải Linh chỉ ra rằng những người không ngủ vào ban đêm thì “âm” này sẽ nhanh chóng bị tiêu hao.


Bệnh chứng: Tinh thần buồn bực, hồi hộp, ban đêm mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được.


Một bệnh nhân của cô Lý là sản phụ, bị xuất huyết khi chuyển dạ, thêm vào đó, việc cho con bú không đúng giờ nên giấc ngủ vào thời gian nghỉ ngơi thường  bị gián đoạn, người mẹ có biểu hiện rõ rệt của chứng “huyết hư”. Sau khi người bệnh uống thuốc dưỡng âm bổ huyết, mặc dù giấc ngủ vẫn bị gián đoạn vì cho con bú, nhưng khi mệt có thể lăn ra ngủ nếu muốn ngủ nên thể lực cũng trở nên tốt hơn.


Ngoài điều này, bệnh nhân còn có một lợi ích khác: Người mẹ đủ sữa cho con bú. Cô Lý Ngải Linh cho biết, các bà mẹ đang sinh và chăm sóc con nhỏ thường bị trạng thái “huyết hư”, sau khi cải thiện bằng bài thuốc Đông y không những có tác dụng cải thiện giấc ngủ hiệu quả mà còn giúp người mẹ đủ sữa cho con bú và tránh tình trạng rụng tóc sau sinh.

Những người bị mệt mỏi mãn tính thường có các vấn đề về giấc ngủ. (Shutterstock)

Xoa bóp vai gáy và lòng bàn tay giúp giảm mệt mỏi hiệu quả


Có 3 loại mệt mỏi mãn tính, nhưng trên lâm sàng có nhiều người mắc các hội chứng hỗn hợp, như chứng “khí âm đều hư” hoặc là vừa “chứng thực” vừa “chứng hư”. Trung y sẽ xác định loại hội chứng nào nổi trội hơn, là hướng điều trị chính, chú trọng về tỷ trọng thuốc.


Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân mệt mỏi mãn tính cũng cần nỗ lực điều chỉnh lối sống, bổ sung bằng cách xoa bóp và cải thiện chế độ ăn uống, để loại bỏ mệt mỏi.

1 . Xoa bóp vai và cổ


Ấn nhiều lần từ huyệt Phong trì ở cổ đi xuống đến huyệt Kiên tỉnh trên vai.


Huyệt Phong trì: nằm ở phía sau tai, gần chỗ lõm phía trên chân tóc. Huyệt Kiên tỉnh nằm ở điểm giữa của đoạn thẳng nối Huyệt Đại chùy (chỗ lõm bên dưới chỗ phình ra ở sau cổ khi cúi đầu) và mỏm cùng vai.

Huyệt Phong Trì. (Ảnh: Milos Vymazal/ Shutterstock)

Huyệt Kiên Tỉnh. (Ảnh: Amatus Sami Tahera/ Shutterstock)


Ấn từ huyệt Phong trì ở sau gáy đến huyệt Kiên tỉnh có thể làm giảm mệt mỏi một cách hiệu quả.


Cô Lý Ngải Linh nhắc nhở rằng chỉ có thể bấm một bên tại một thời điểm, và sẽ an toàn hơn khi bấm vào bên trái trước rồi đến bên phải. Vì ấn đồng thời 2 bên và nếu lực xoa bóp quá lớn sẽ dễ làm mạch máu vùng cổ bị thu hẹp và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.


Những bệnh nhân mắc “chứng thực” thường bị cứng vai và cổ, đặc biệt là công nhân lao động, đoạn từ huyệt Phong trì đến huyệt Kiên tỉnh sẽ rất căng. Khi họ xoa bóp ở chỗ này sẽ có cảm giác giảm áp lực não bộ ngay lập tức, có tác dụng xóa tan mệt mỏi.


Những bệnh nhân mắc “chứng hư” cũng có thể dùng phương pháp xoa bóp này để thư giãn, nhưng lực có thể nhẹ hơn, lực quá mạnh sẽ dễ gây mệt mỏi, khó chịu, những bệnh nhân như vậy cũng nên ấn vào huyệt Hợp cốc, có tác dụng bổ khí, cân bằng vấn đề thể trạng “chứng hư”. Huyệt Hợp cốc nằm giữa xương cổ tay thứ nhất và thứ hai, về phía chỗ lõm của ngón trỏ.

Huyệt Hợp Cốc. (Ảnh: Amatus Sami Tahera/ Shutterstock)

2. Chế độ ăn uống điều độ


Loại bỏ mệt mỏi do “chứng thực”: Không nên ăn những thức ăn có tính kích thích như đồ quay, rán, nhiều gia vị và cũng không nên uống rượu, uống thuốc bổ. Đó là vì những đồ ăn thức uống này dễ làm cho cơ thể nóng, phát hoả và làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh nhân.


Loại bỏ mệt mỏi do “chứng hư”: Trung Y cho rằng thịt đỏ có thể bổ huyết, còn thịt trắng có thể bổ khí, vì vậy bệnh nhân mắc “chứng hư” có thể sử dụng lượng thịt trắng thích hợp, chẳng hạn như thịt gà và hải sản.


Bạn cũng có thể thêm Hoàng kỳ, Nhân sâm Mỹ và các loại thảo mộc khác có thể bổ khí vào các món ăn, chẳng hạn như Gà hầm hoàng kỳ. Cô Lý Ngải Linh chỉ ra rằng loại dược liệu này có “tính bình”, không phụ thuộc vào thể trạng của cơ thể, và thích hợp cho mọi người tự mình sử dụng. Còn đối với sâm Cao Ly (sâm Triều Tiên) và các dược liệu thuộc loại hồng sâm thì phù hợp hơn với thể trạng đơn thuần như “hư hàn”, “chứng khí hư”. Thể trạng của một số người là vừa “chứng khí hư” vừa nóng tính, nếu ăn sâm Cao Ly rất dễ phát hoả.


Ngoài ra, những bệnh nhân này được khuyên nên tập thể dục nhiều hơn. Nhưng những người quen với việc ít vận động có thể không thích tự vận động, vì vậy nên bắt đầu đơn giản. Ví dụ, đi bộ và đi bộ nhanh 10 phút mỗi ngày cũng có thể tăng cường sức khỏe. Hoặc làm điều gì đó bạn thích và có thể làm một cách nhất quán.


Loại bỏ mệt mỏi do “âm hư” và “huyết hư”: Bệnh nhân “âm hư” có thể ăn những thực phẩm bổ “âm” như hoa bách hợp, sơn dược (khoai mài), mộc nhĩ (nấm mèo).v.v. với lượng vừa phải. Những người “huyết hư” có thể ăn táo đỏ, cẩu kỷ, đương quy và các vị thuốc Đông y khác có thể giúp bổ huyết. Những loại dược liệu và thành phần này có thể được thêm vào súp rau, đồng thời rất hợp với nhiều loại thực phẩm.

Bệnh nhân bị “âm hư” có thể dùng với lượng vừa phải các thực phẩm bổ dưỡng như mộc nhĩ, khoai mài .v.v (Ảnh: Shutterstock)

Giảm bớt gánh nặng tâm lý bằng cách vẽ một “ranh giới”  trong tâm bạn!


Cô Lý Ngải Linh nói : “Những bệnh nhân mà tôi từng gặp trong phòng khám thường lo lắng về chuyện của người khác.” Hầu hết những bệnh nhân này là phụ nữ trung niên và cao tuổi, họ thường lo lắng không biết con trai, con dâu thế nào, cháu trai ra sao, chồng con ra sao,… Hơn nữa, đa số là mệt mỏi thuộc về “chứng khí hư”, đó là vì suy nghĩ quá nhiều.

“Tôi sẽ tự vẽ ra một “ranh giới” trong tâm để phân biệt vấn đề này là việc của bản thân hay của người khác. Tôi thấy rằng bài tập này rất hữu ích.”


Ví dụ, khi bạn đánh giá rằng đó là việc của bản thân, bạn có thể tự quyết định mình nên làm như thế nào, có nên làm hay không. Nếu là việc của người nhà, người khác thì cũng chỉ có thể nhắc nhở họ, nếu họ có nguyện ý làm hay không là việc riêng của người đó, kết quả cuối cùng cũng là chính người đó phải tự mình đối mặt.


Bởi vì, thay đổi tính lười biếng hay hình thành thói quen tập thể dục của bản thân đã là điều không hề dễ dàng, muốn cải biến người khác lại càng khó hơn. Đối phương còn có thể cảm thấy rằng anh ta không cần phải thay đổi gì cả.


Cô Lý Ngải Linh từng theo học ngành tâm lý học tại Đại học Quốc gia Đài Loan, nhấn mạnh rằng “ vẽ một ‘ranh giới’ rõ ràng là một bước rất quan trọng để giảm bớt gánh nặng tâm lý” . Nếu là việc của người khác, dù bạn có cố gắng đến đâu cũng khó thay đổi được, còn có thể sẽ chán nản. Hơn nữa, nhiều người luôn lo lắng về chuyện của người khác sẽ dẫn đến kết quả là sức khỏe của chính mình ngày càng giảm sút.

Thiền định để tăng cường năng lượng


Endorphin được giải phóng thông qua thiền định giúp tăng cường năng lượng tinh thần và thể chất của bạn. Căng thẳng tác động cực kỳ nghiêm trọng đến cơ thể, kích hoạt phản ứng nội tiết tố, và sẽ rất kinh khủng khi phải gồng gánh giải quyết các tình huống bất ngờ và khối lượng công việc quá tải trong văn phòng. Thiền định có thể giải quyết vấn đề này và giúp loại bỏ mệt mỏi.

Ngồi thiền giúp con người giải tỏa căng thẳng, xóa tan mệt mỏi. Một học viên Pháp Luân Công đang thực hiện bài thiền vào buổi sáng. (Ảnh: Facebook)

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây .


Ngữ Yên (t/h)

7 cách xua tan mệt mỏi, phục hồi tinh lực khi bạn phải thức khuya

Ai cũng biết thiếu ngủ là rất xấu, nhưng đôi khi hoàn cảnh bắt buộc, vẫn phải thức khuya thì cần làm thế nào để nhanh chóng khôi phục lại sinh lực?

Chia sẻ Facebook