Mệt mỏi khi có đồng nghiệp là con sếp, muốn bình đẳng cũng khó

Chia sẻ Facebook
03/07/2023 21:27:17

Đi làm đã đủ mệt, nhiều người còn cảm thấy bức bối hơn cả khi có đồng nghiệp là con sếp. Dù làm gì cũng phải ngó trước sau, chỉ sợ bản thân bị đánh giá, đến nói chuyện cùng cũng phải giữ ý.

Mỗi ngày đi làm đã phải đối mặt với cả đống vấn đề, lại còn có đồng nghiệp là con sếp thì còn mệt mỏi hơn rất nhiều. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của rất nhiều người hiện nay. Biết người bên cạnh mình là người thân của lãnh đạo nên lúc nào nói chuyện, cư xử cũng phải giữ ý tứ, chỉ sợ bản thân bị đánh giá không tốt tới tai sếp.

Làm việc cùng con sếp, nghĩ thôi đã thấy mệt. (Ảnh: Giáo Dục Thời Đại)


Đồng nghiệp là con sếp, làm gì cũng phải cẩn trọng

Nhiều người tưởng rằng chỉ có công ty gia đình mới gặp phải những đồng nghiệp kiêm con sếp. Nhưng thực tế, điều này lại xảy ra ở rất nhiều nơi. Thậm chí có nhiều ông bố bà mẹ còn gửi con đến công ty mình làm để học việc. Dù cùng là nhân viên như nhau nhưng sau khi biết đối phương là con sếp, nhiều người liền cảm thấy khó xử, không biết phải làm thế nào mới phải. Cuối cùng chỉ đành giữ khoảng cách, không dám suồng sã như những đồng nghiệp khác.

Đáng nói, một số người còn cảm thấy bức xúc khi con sếp "vượt ải" dễ dàng. Họ cho rằng những người này đã được thiên vị khi tuyển dụng, khiến bao ứng cử viên sáng giá khác bị đánh rớt một cách không công bằng. Ngay cả bản thân họ cũng sẽ bị "thu hẹp" cơ hội thăng tiến khi đối thủ cạnh tranh là con sếp.

Vì là con sếp nên lúc nào cũng phải đối xử mềm mỏng. (Ảnh: Doanh Nghiệp Tiếp Thị)

Dù sếp có thiên vị thì phận làm nhân viên cũng chẳng dễ nói ra. (Ảnh: Pexel)


Anh chàng M.T (29 tuổi) tâm sự trên Cột sống Gen Z : "Không biết mọi người sao chứ mình ngại nhất là đi làm với con sếp. Bình thường chị em tụ tập sau làm chỉ có nói xấu sếp, tự dưng có con sếp đi cùng thì đố ai dám ho he gì. Kể cả lúc ở công ty cũng vậy, phải cẩn trọng từng li từng tí, chỉ sợ em ấy mách mẹ lại khổ mình.


Vì là con sếp nên được ưu tiên cũng chẳng có gì là lạ, nhưng mỗi lần phải gánh việc thay em ấy khó chịu dữ lắm, vừa mệt vừa chẳng được nhận công. Nếu có lỗi lầm gì, mình cũng không thể trách mắng thẳng em ấy được, nhỡ sếp biết sếp lại ghim. Nói chung theo mình, đi làm ở đâu cũng nhớ né người nhà sếp ra nhé. Chứ không thì dù có cật lực làm việc cũng không hơn nổi con sếp đâu".

Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi có đồng nghiệp là con sếp. (Ảnh: Zing News)

Một số người còn lo sếp sẽ thiên vị con mình. (Ảnh: Freepik)


Con sếp đi làm cũng có nỗi khổ riêng

Thực tế, ngay cả con sếp cũng chẳng vui vẻ gì khi đi làm ở công ty của bố mẹ. Có nhiều người vì sợ mang tiếng "con ông cháu cha" nên đã không ngừng nỗ lực, chứng minh thực lực của mình. Đối với họ, việc làm quen các đồng nghiệp xung quanh khó khăn hơn rất nhiều so với người bình thường. Bởi lẽ, lúc nào họ cũng bị gắn mác "con sếp", ai cũng nghi kị, cẩn trọng đủ thứ khi tiếp xúc.


Nói về điều này, bạn H.H (26 tuổi) tâm sự: "Mang danh con sếp nhưng mình cũng như mọi người thôi, muốn được công nhận tài năng và thân thiết với đồng nghiệp xung quanh. Do bố mẹ định hướng nên mình mới vào làm ở đây, bản thân cũng không hề muốn công khai là con sếp. Thậm chí lúc biết thân phận thật, mình còn bị mọi người giữ khoảng cách và đánh giá nhiều hơn ấy chứ. Nhiều khi chỉ muốn vứt cái danh con sếp đi ngay và luôn thôi, toàn cái khổ chứ có sung sướng gì".

Làm con sếp cũng chẳng sung sướng gì. (Ảnh: Pinterest)


Đã là đồng nghiệp, hãy cố gắng đối xử tốt với nhau

Công ty khác gia đình ở chỗ, dù là người thân cũng phải làm việc và cống hiến như nhau. Một số người cho rằng con sếp thường sẽ được thiên vị nhiều hơn. Nhưng thực tế, muốn leo lên vị trí cao, được mọi người công nhận thì họ cũng phải nỗ lực không ngừng nghỉ.

Nếu sếp thưởng phạt không công bằng, chắc chắn bản thân họ sẽ mất uy tín, hình ảnh cá nhân. Chưa kể còn khiến công ty dễ xảy ra tranh cãi, lục đục nội bộ. Nếu rơi vào trường hợp đó, bạn nên thẳng thắn nói ra quan điểm của mình. Bởi lợi ích là thứ bản thân cần phải luôn cố gắng bảo vệ, tuyệt đối đừng để ai khiến công sức của bạn trở nên vô nghĩa.

Bên cạnh đó cũng đừng cố gắng xa lánh những đồng nghiệp là con sếp. Hãy cứ cư xử thoải mái với họ, chỉ cần đừng thân thiết quá, vì dù đồng nghiệp có tốt đến mấy cũng không nên quá suồng sã, bất lịch sự.

Đã là đồng nghiệp đừng nên xích mích với nhau. (Ảnh: CloudOffice)

Hãy cố gắng hòa hợp với tất cả mọi người. (Ảnh: Freepik)


YAN từng đăng tải rất nhiều câu chuyện thầm kín nơi công sở, ví như chuyện đồng nghiệp soi mói hay sếp khó tính, thích đánh giá... Nhưng dù là vấn đề gì thì hội nhân viên văn phòng cũng chẳng ngần ngại bàn tán sôi nổi, đưa ra cả đống lời khuyên hữu ích cho người mới dễ xử lý. Mỗi người sẽ đối mặt với một vấn đề riêng, bạn có thể tham khảo ngay để tìm hướng giải quyết cho mình nhé!

Dù có phải làm việc với con sếp hay không thì việc tạo mối quan hệ thân thiết với những người làm cùng công ty cũng rất cần thiết. Tuy nhiên muốn vậy lại không hề dễ dàng gì. Nếu không hành động khôn khéo, y như rằng bản thân sẽ bị đánh giá không tốt ngay.

Vì vậy, ai đi làm cũng cần phải biết bộ quy tắc ứng xử chốn văn phòng. Để mọi người xung quanh có thêm thiện cảm về mình, bạn nên ghi nhớ những điều sau: Không nói xấu sau lưng bất kỳ ai; luôn giữ thái độ hòa nhã, vui vẻ; đừng ngần ngại đi chơi với đồng nghiệp...


Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook