Mệnh đời thăng trầm của mỹ nhân xứ Mường từng được “tiến vua” Bảo Đại

Chia sẻ Facebook
22/09/2022 20:03:07

Là “đóa hoa” xinh đẹp nhất xứ Mường từng làm biết bao trái tim lính Pháp say mê, nửa đời sống trong nhung lụa, thế nhưng số phận cô Tẻo lại đau buồn khi về già.

Cuộc thi người đẹp xứ Mường được tổ chức ở Hòa Bình đã được trao vương miện lần đầu tiên cho cô gái Hà Thị Tẻo. Là mỹ nhân có khuôn mặt ngây thơ ở vùng sơn cước, từng “hớp hồn” biết bao trái tim nam nhân nhưng cuộc đời của Hà Thị Tẻo lại đầy gian truân, đau buồn. Đến nay, đã non nửa thế kỷ trôi qua nhưng giai thoại về số phận “ba chìm bảy nổi” của “đóa hoa” đẹp nhất xứ Mường Hà Thị Tẻo vẫn được người đời nhắc lại.


Cuộc đời “sớm nở chóng tàn” của “đóa hoa rừng” xứ Mường

Trí Thức Trẻ đăng tải, Hà Thị Tẻo sinh năm 1917 ở Hòa Bình, có mẹ quê ở Hà Nội, cha là người Hoa gốc Việt. Hà Thị Tẻo từ nhỏ đã gắn liền với xứ Mường bởi cha cô là một đầu bếp trong nhà của Chánh quan lang giàu có xứ Mường - Quách Vị. Quách Vị thấy Tẻo lớn lên xinh xắn, dễ thương nên đem lòng quý mến, quyết mua cô làm con nuôi. Từ đó, Tẻo đổi họ từ Hà thành Quách Thị Tẻo, theo bố nuôi trở thành tiểu thư con nhà quyền quý.

Hoa hậu xứ Mường Hà Thị Tẻo chụp ảnh cùng bố nuôi Quách Vị. (Ảnh: Tin tức Hòa Bình)

Tẻo vốn là con gái của gia nhân trong nhà nhưng từ khi sống trong nhung lụa, Tẻo được Quách Vị cưng chiều hết mực, cho ăn học đầy đủ từ tiếng Tây đến tiếng ta. Dần dần từ một cô gái ngây thơ chưa hiểu sự đời, Tẻo trở thành thiếu nữ diễm lệ, tài sắc vẹn toàn “vạn người mê”.

Vào năm 1932, Tẻo ở tuổi trăng tròn ngày càng nhuận sắc, đẹp rạng ngời như một đóa hoa của núi rừng Tây Bắc. Vì vậy, nhân chuyến đi vào Huế yết kiến vua Bảo Đại, bố nuôi đã đưa cả cô Tẻo theo, định bụng làm “quà tiến vua” nhằm được hưởng thêm nhiều bổng lộc triều đình. Thế nhưng, kế hoạch này đã không thành do vua Bảo Đại không có ý định tuyển thêm thê thiếp, Quách Thị Tẻo đành theo cha trở về với vùng sơn cước.

Cô Tẻo (đội khăn trắng) được Quách Vị coi như con gái ruột trong gia đình mà cưng chiều hết mực. (Ảnh: Tin tức Hòa Bình)

Một năm sau đó, trong cuộc thi Hoa hậu đầu tiên được tổ chức ở xứ Mường vào năm 1933, Quách Thị Tẻo nhờ tài sắc khó ai bì kịp đã giành được ngôi vị cao nhất, trở thành người con gái được bao công tử giàu có theo đuổi. Dù được người đời ca tụng về nhan sắc, “hàng trăm” người đàn ông danh giá si mê, song trái tim của cô Tẻo 17 tuổi lại chỉ dành cho con trai cả của bố nuôi là Quách Hàm.

Nhan sắc xinh đẹp, ngọt ngào như đóa hoa rừng của cô Tẻo khiến bao trái tim chàng trai phải thổn thức. (Ảnh: Tin tức Hòa Bình)

Quách Hàm là chàng trai hào hoa phong nhã, tư tưởng vô cùng thoáng do từng được học trường Tây ở Hà Nội, nói tiếng Pháp vô cùng sành sỏi. Ở tuổi 20, Quách Hàm được phong làm Tri châu Lạc Sơn, đặc biệt, anh còn được thế thừa gia tài, bổng lộc của Quách Vị sau này. Bên cạnh đó, con trai cả nhà Chánh lang cũng đã có 3 đời vợ, nhưng khi đối mặt với vẻ đẹp tuyệt mỹ của em gái nuôi, anh cũng không kìm được mà đem lòng thương mến.

Hoa hậu xứ Mường đem lòng thương mến, tình nguyện trở thành vợ lẽ của anh trai nuôi. (Ảnh: Tin tức Hòa Bình)

Ngay khi hay tin con trai cả cùng cô con gái nuôi mình bao năm cưng chiều có tình ý, Chánh lang Quách Vị đã tức giận khôn nguôi, tìm đủ mọi cách để ngăn cấm cả hai tiếp tục mối quan hệ ngang trái. Quách Vị coi Tẻo như con đẻ, nếu để hai đứa con yêu nhau, đây không chỉ là phạm luật của nhà làng xứ Mường mà còn khiến tiếng tăm bao năm ông xây dựng đổ bể, bị thiên hạ chê cười.

Nhưng người đời từng nói, cái gì càng cấm thì càng làm, tình yêu mãnh liệt khiến cặp đôi u mê, Quách Hàm còn đưa Quách Thị Tẻo về dinh thự ở Lạc Sơn sống chung như vợ chồng. Thấy “sự đã rồi”, chẳng còn cách nào khác Quách Vị đành chấp thuận cho cả hai đến với nhau. Vì vậy, hai vợ chồng Hoa hậu xứ Mường sống hạnh phúc, quyền lực và ngập tràn trong tiền tài.

Cuộc đời vương giả của cô Tẻo một thời khiến ai cũng phải ghen tị. (Ảnh: Tin tức Hòa Bình)

Tưởng chừng cuộc đời hoàng kim của cô Tẻo sẽ kéo dài mãi đến cuối đời, ấy vậy mà thời thế đổi thay khiến “bông hoa xứ Mường” từ cuộc sống xa hoa nổi tiếng một vùng dần bị nghèo túng “bủa vây”. Cuối đời, cô sống trong sa đọa.

Cô Tẻo ở cuối đời sống trong nghèo khổ và tủi nhục. (Ảnh: Tin tức Hòa Bình)

Khi trong nhà chẳng còn gì quý giá, cô Tẻo còn phải tự tay dệt thổ cẩm đem ra chợ bán. Thời gian trôi đi, nhan sắc của mỹ nhân năm nào cũng dần tàn phai. Năm 1984, đóa hoa rừng ngọt ngào vùng sơn cước Hòa Bình đã ra đi, đặt dấu chấm hết cho cuộc đời “ba chìm bảy nổi”, tủi nhục và ê chề.


Tiểu thư “hồng nhan bạc mệnh” với 2 đời chồng


Nhắc đến cuộc thi sắc đẹp tại Hoà Bình, bên cạnh cô Hà Thị Tẻo, người ta thường nghĩ ngay đến Hoa hậu xứ Mường Đinh Thị Nụ. Thế nhưng ít ai biết rằng, cô Nụ từng được bấm quẻ tiên tri cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh” của mình chỉ trong một câu: “Nụ có đôi mắt ướt mà sâu, lại thiếu nét tươi vui, bất kham hoang dại thế này là đại kỵ. Nhẹ thì trải qua vài đời chồng...".

Cô Nụ xinh đẹp nhưng sớm được tiên tri cảnh “hồng nhan bạc mệnh”. (Ảnh: Người Đưa Tin)

Theo đó, báo Lao Động chia sẻ, cô Nụ sinh năm 1925 trong gia tộc quan lang Đinh Công có thế lực bậc nhất xứ Mường. Từ nhỏ, Nụ đã được gia đình, chiều chuộng yêu thương hết mình. Vì vậy, Nụ càng lớn càng xinh đẹp, trở thành đối tượng “thầm thương trộm nhớ” của biết bao trai trẻ trong vùng. Học giỏi lại có nhan sắc rực rỡ nên cô Nụ đã ghi danh tham gia cuộc thi Hoa hậu xứ Mường. Không có gì bất ngờ, cô Nụ giành được vương miện và được thưởng một chuyến đi chơi tại Hà Nội.

Năm 1945, cô Nụ đồng ý cưới một thương gia giàu có bậc nhất Hà thành, theo chồng về sống ở dinh thự trên phố Hàng Khay. Nhưng chẳng được bao lâu, cuộc hôn nhân của cô tan vỡ khi mãi không có con chung. Sau đó vài năm, khi đã trở về nhà bố mẹ đẻ, cô Nụ phải lòng người đàn ông tên Tình. Mặc cho ông Tình đã một đời vợ 2 con, còn Nụ cũng ly hôn chồng, cả hai vẫn đến với nhau và ở trong ngôi biệt thự ở Hàng Bài.

Về già, Hoa hậu xứ Mường Đinh Thị Nụ sống trong cô đơn và nghèo khó. (Ảnh: Người Đưa Tin)

Tuy nhiên, cuộc sống với chồng thứ hai chỉ êm đềm được 30 năm thì ông Tình bất ngờ không qua khỏi do cơn bạo bệnh. Cô Nụ vì buồn tủi, suy sụp tinh thần mà quyết định trở về quê sinh sống. Năm 2006, Hoa hậu xứ Mường ra đi trong vòng tay những người cháu, hưởng thọ ở tuổi 81 mà không có con.

Bạn nghĩ sao về cuộc đời thăng trầm của những Hoa hậu từng được mệnh danh xinh đẹp nhất núi rừng Tây Bắc này? Hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới nhé.


Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN!

Có thể thấy, câu nói “hồng nhan bạc mệnh” hoàn toàn phù hợp để nói về cuộc đời thăng trầm, đầy biến động của những người phụ nữ trên. Từng là những đóa hoa rừng vùng Tây Bắc nổi danh một thời, ở những thời khắc cuối đời, họ đều ra đi trong cảnh nghèo túng và cô đơn, khác hẳn với một đời huy hoàng từng sống trước đó. Để giờ đây mỗi khi nhớ lại, hậu thế chỉ thấy tiếc nuối, thương thay cho đời người phụ nữ “bày nổi ba chìm”.

Chia sẻ Facebook