Máy sấy quần áo ra đời như thế nào?

Chia sẻ Facebook
15/08/2022 20:36:05

Máy sấy quần áo đang ngày càng trở nên thông dụng hơn, nhưng không ai biết rằng nó đã ra đời từ khi nào.

Máy sấy quần áo ngày càng trở nên thông dụng hơn, nhưng ít ai biết rằng những chiếc máy sấy đầu tiên đã được bán ra thị trường trước Thế chiến thứ hai.

Những chiếc máy sấy quần áo sớm nhất được tìm thấy ở Anh và Pháp vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.

Pochons, một nhà phát minh người Pháp, đã tạo ra nguyên mẫu của chiếc máy sấy đầu tiên vào năm 1799. Lúc này chúng có cấu tạo đơn giản gồm 1 thùng kín trông giống như những chiếc trống có nhiều lỗ thông gió và bộ phận quay tay. Quần áo được đặt bên trong lòng chiếc thùng rỗng và quay bằng tay trên ngọn lửa để hong khô. Với cách hoạt động đó, quần áo bị ám mùi khói và đôi khi bốc cháy.

Một nhà phát minh người Mỹ có tên George T. Sampson (ở Ohio) đã cải tiến phát minh này và được cấp bằng sáng chế vào năm 1892. Đây cũng là chiếc máy sấy quần áo được cấp bằng sáng chế đầu tiên mà lịch sử ghi nhận. Chiếc máy vẫn hoàn toàn thủ công và sử dụng nguồn nhiệt từ bếp lửa nhưng có giá đỡ giữ quần áo ở cách xa nguồn nhiệt.

Nguyên mẫu được cho là chiếc máy sấy của J. Ross Moore. (Ảnh: Internet)

Mãi đến đầu thế kỷ 20, một người có tên J. Ross Moore đã phát minh ra chiếc máy sấy chạy điện đầu tiên trên thế giới. Để giúp mẹ mình khỏi phải phơi quần áo ướt trong mùa đông tàn khốc ở Bắc Dakota, J. Ross Moore đã chế tạo một cái trống lớn có thể làm nóng bằng bếp lò dùng sấy quần áo cho khô.

Trong khoảng 30 năm tiếp theo, Moore phát triển ý tưởng về một chiếc máy sấy quần áo tự động có thể sử dụng được cả bằng điện và gas. Do khó khăn về tài chính, ông tìm một nhà sản xuất để làm các mô hình này.

Sau nhiều lần bị từ chối, một công ty có tên Hamilton Manufacturing đã nhận bằng sáng chế máy sấy quần áo của Moore. Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận và Wis Hamilton bắt đầu bán chiếc máy sấy quần áo tự động đầu tiên vào năm 1938. Đây là những chiếc máy sấy duy nhất được sản xuất và bán trên thị trường Mỹ trước Thế chiến thứ hai.

Máy sấy bắt đầu phổ biến trong những năm 1940. Sau Thế chiến thứ hai, doanh số bán tăng vọt. Hamilton Manufacturing và một số công ty mới tham gia vào thị trường máy sấy quần áo (chẳng hạn như GE), đã bán hơn 60.000 máy mỗi năm. Nhiều thương hiệu ra đời và sự cạnh tranh đã khiến giá máy sấy giảm xuống thấp hơn.

Bảng điều khiển đã được đưa lên phía trước.

Năm 1946, các nhà sản xuất đã đưa máy sấy quần áo tiến thêm một bước khi di chuyển bảng điều khiển lên phía trước, bổ sung thêm bộ đếm thời gian, bộ phận xả khí ẩm, điều khiển nhiệt độ và chu trình hạ nhiệt.

Năm 1955, Whirlpool bắt đầu tiếp thị dòng máy sấy với tuyên bố họ chỉ mất nửa thời gian để làm khô quần áo như máy sấy thông thường.

Năm 1958, một máy sấy sử dụng hệ thống áp suất âm lần đầu tiên được ra mắt công chúng. Năm 1959, cảm biến sấy khô lần đầu tiên được sử dụng trên các dòng sản phẩm mới.

Máy sấy ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống.

Cho tới năm 1965, máy sấy với chu trình sấy giảm nhiệt được giới thiệu ra thị trường. Năm 1972, các nhà sản xuất đưa bộ khởi động điện vào máy sấy khí. Chỉ 2 năm sau đó, vào năm 1974, các bộ điều khiển vi điện tử giúp người dùng có thể lựa chọn những chu kỳ sấy theo thời gian.

Cải tiến về cảm biến sấy khô, bộ điều khiển được tạo ra để kiểm soát tất cả các khía cạnh của chu trình sấy bao gồm cả độ khô và độ dài của thời gian.

Năm 1983, những chiếc máy sấy đầu tiên có bộ hẹn giờ cho phép người dùng vận hành vào giờ thấp điểm. Năm 1985, máy sấy quần áo hoàn chỉnh được cung cấp ra thị trường với bảng điều khiển và sách hướng dẫn sử dụng. Sản phẩm này liên tục được cải thiện cho tới tận ngày nay và trở thành thiết bị gia dụng phổ biến, gần gũi với các gia đình.

Theo một con số thống kê, năm 1955, chỉ khoảng 10% gia đình tại Mỹ sở hữu một máy sấy quần áo bởi thiết bị này vô cùng đắt đỏ, giá trung bình là 230 USD. Hơn 40 năm sau, giá của máy sấy ở mức 340 USD.


Hoàng Nam (Tổng hợp)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Tesla đã sản xuất được 3 triệu ô tô điện icon 0

CEO Elon Musk ‘khoe’ trên Twitter về việc Tesla đã sản xuất được 3 triệu ô tô điện, trong đó nhà máy tại Thượng Hải (Trung Quốc) đóng góp phần không nhỏ.

Giá Honda Vision, SH, Air Blade…giảm mạnh khi chip bán dẫn phục hồiicon0Giá Honda Vision, SH, Air Blade…giảm đáng kể khi nguồn cung trong nước đã ổn định hơn. Cá biệt có mẫu xe ga giảm dưới giá đề xuất.

Ford Ranger trang bị màn hình cảm ứng dọc như Everest

icon 0

Ford Ranger sử dụng màn hình cảm ứng dọc tương tự như trên chiếc Everest. Mẫu xe trang bị nhiều công nghệ thông minh nhất trong các đời xe.

Khách hàng Việt cấp tập mua xe trước tháng Ngâuicon0Thị trường Việt Nam tiêu thụ trên 38.000 xe ô tô các loại trong tháng 7, tăng trưởng mạnh trước khi bước sang tháng Ngâu.

Trạm sạc xe điện của ABB tại Việt Nam icon 0

ABB cung cấp giải pháp sạc cho các mẫu xe điện của Audi tại Việt Nam. Trạm sạc này có thể tương thích với xe điện của nhiều hãng khác nhau.

Đề xuất bắt buộc dán thẻ thu phí không dừng ETC khi đăng kiểm xe

icon 0

Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để việc dán thẻ ETC là thủ tục bắt buộc khi đăng kiểm xe.

Người thiết kế chiếc áo cổ rùa trứ danh của Steve Jobs qua đời

icon 0

Nhà thiết kế người Nhật, Issey Miyake, mất ở tuổi 84 do ung thư gan. Ông là bạn thân và cũng là người làm ra chiếc áo cổ rùa nổi tiếng của Steve Jobs.

Xe mới khan hiếm, SUV lướt đến thời giá cao hơn hàng mới

icon 0

Chờ mua xe mới bất thành, nhiều khách hàng đã quay sang tìm “xe lướt” khiến thị trường ô tô đã qua sử dụng trở nên sôi động, giá xe cũ tăng cao. Nhiều mẫu SUV hàng lướt có giá cao hơn cả xe mới.

Trái Đất vừa trải qua ngày ngắn nhất lịch sửicon0Do Trái Đất quay nhanh hơn, 29/6 là ngày ngắn nhất được ghi nhận từ khi áp dụng đồng hồ nguyên tử.

Thành phố Trung Quốc đầu tiên ban hành quy định về xe tự hànhicon0Thâm Quyến trở thành thành phố đầu tiên tại Trung Quốc đưa ra quy định quản lý xe tự lái trên đường phố, có hiệu lực từ ngày 1/8.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook