Máy bay Trung Quốc tới Nga đột ngột quay về, tiết lộ điểm cơ mật của Bắc Kinh?

Chia sẻ Facebook
31/03/2022 16:19:44

Một máy bay chở hàng ở Trùng Khánh (Trung Quốc) lẽ ra bay đến Nga nhưng đã quay lại nửa chừng, được cho là đã vạch trần vai trò của ĐCSTQ trong cuộc chiến Nga-Ukraine ở hậu trường.


Theo Financial Times của Anh ngày 28/3, lập trường của Nga đối với Ukraine đã có bước ngoặt lớn, nhất định có tác động đến Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Tập Cận Bình. Một số người chỉ ra rằng sai lầm lớn nhất của ông Tập trong hơn 9 năm cầm quyền là thành lập liên minh với ông Putin.

Một máy bay chở hàng của Sichuan Airlines từ Trùng Khánh đến Moscow đã quay trở lại sau khi cất cánh vào ngày 25, khi thông báo là phát hiện trục trặc, lơ lửng trên không trong 5 giờ và hạ cánh sau khi gần hết nhiên liệu.

Điều khó hiểu là một mẩu tin không rõ ràng như vậy đã khiến các phương tiện truyền thông chính thức cấp trung ương đưa ra và được Tân Hoa xã và CCTV đưa tin.

Vào thời điểm đó, ông Biden đang thăm Liên minh châu u. Ông Biden nói về cuộc gọi điện video với ông Tập Cận Bình tại một cuộc họp báo ở Brussels. Ông Biden cho biết dù không đưa ra lời đe dọa nhưng ông tin rằng Tập Cận Bình đã hiểu rằng nếu ông giúp Nga sẽ khiến Trung Quốc gặp rủi ro lớn.

Chuyến bay trở về từ Trùng Khánh có liên quan không?


Tứ Xuyên là căn cứ quân sự và công nghiệp nặng của Trung Quốc, có Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô sản xuất J-20, Tập đoàn máy hạng nặng số 2 sản xuất xe tăng và xe bọc thép, là cơ sở sản xuất máy bay không người lái lớn nhất Trung Quốc. CNN của Mỹ hồi giữa tháng 3 dẫn lời một quan chức chính phủ nói rằng hỗ trợ quân sự mà Nga đang yêu cầu từ Bắc Kinh bao gồm cả máy bay không người lái.

Máy bay chở hàng quay trở lại vào ngày 25 không phải là chuyến bay duy nhất tới Matxcova. Dữ liệu chuyến bay cho thấy chỉ trong một tuần, chuyến bay này đã gửi hàng đến Matxcova ba lần. Do đó, có suy đoán rằng, chuyến bay chở hàng viện trợ quân sự từ Trung Quốc, có thể đã bị Hoa Kỳ phát hiện và phải tạm thời hủy bỏ.

Ngô Tử Gia, chủ nhiệm tờ Tin tức điện tử Đảo xinh đẹp của Đài Loan, đưa ra thêm câu hỏi trong chương trình “Khoảnh khắc quan trọng”: Nếu Hoa Kỳ thực sự nắm được tin tức về chuyến bay Trùng Khánh, thì tin tức bị rò rỉ như thế nào? Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán qua kênh nào?

Ngô Tử Gia cho rằng đây không phải là cuộc đàm phán trực tiếp giữa đại sứ quán Mỹ và phía Trung Quốc, vì chuyến bay Trùng Khánh có thể chở quân nhu, và vụ việc có thể liên quan đến bộ quốc phòng Trung Quốc.

Chuyên gia Ngô suy luận rằng sau khi vụ việc vượt qua cấp cao nhất, Trung Quốc đã nhượng bộ như vậy vì mối đe dọa lớn từ Hoa Kỳ, và cử Tân Hoa Xã và các phương tiện truyền thông cấp trung ương khác công khai việc máy bay đã quay trở lại. Có nghĩa là, tuyên bố một cách gián tiếp với Hoa Kỳ rằng ĐCSTQ sẽ không có sự hỗ trợ vật chất quân sự nào tới Nga trong tương lai.

Sau sự cố, Nga đã có những nhượng bộ lớn đối với Ukraine?

Ba ngày sau bước ngoặt, vào ngày 28 tháng 3, Nga bị cáo buộc đã có những nhượng bộ lớn đối với Ukraine.

Tờ Financial Times trích dẫn bốn nguồn tin tiết lộ rằng trong vòng đàm phán ngừng bắn mới được khởi động vào ngày 29, Nga đã hủy bỏ một số yêu cầu cốt lõi trước đó, không còn yêu cầu phi phát xít hóa Ukraine, đồng ý để Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu và đồng ý Ukraine theo đuổi sự đảm bảo An ninh từ các nước như Hoa Kỳ, nhưng vẫn tiếp tục yêu cầu Ukraine từ bỏ tư cách thành viên NATO.

Đánh giá về những nhượng bộ của Nga, ông Putin dường như sẽ rời khỏi Ukraine sau khi Biden kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga. Điều này có ý nghĩa gì đối với ĐCSTQ, đồng minh với Putin?

Chuyên gia Ngô Tử Gia cũng phân tích rằng Hoa Kỳ đã để mắt đến viện trợ quân sự của ĐCSTQ, không chỉ để ngăn cản Bắc Kinh hỗ trợ Matxcova, mà còn để trừng phạt ĐCSTQ và kéo ĐCSTQ vào vũng lầy của Ukraine.

Chính trị gia Đài Loan Nhan Thuần Khâu cũng đăng trên mạng xã hội rằng hiện tại Nga đang không chiếm thế thượng phong và chỉ muốn củng cố kết quả của cuộc chiến ở Donbass, nhưng liệu Ukraine có thể chấp nhận kết cục này hay không vẫn còn là một câu hỏi. Đồng thời, Bắc Kinh đang ngồi trên miệng núi lửa.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát không lạc quan như vậy, thay vào đó, họ lo lắng rằng chính quyền ông Biden vì để quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ theo đuổi lập trường xoa dịu ĐCSTQ để họ chống lại Nga.

Hà Thanh Liên, một học giả kinh tế và chính trị, đã tweet vào ngày 28 tháng 3 rằng Bắc Kinh hiện là miếng bánh để Hoa Kỳ và Nga tranh nhau. Hoa Kỳ vừa sử dụng củ cà rốt vừa sử dụng cây gậy, và Nga đang chiến thắng, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng quan hệ Trung-Nga đang ở mức mạnh nhất trong lịch sử.


Nguồn: Sound of hope .

Chia sẻ Facebook