Máy bay siêu thanh Darkstar trong “Top Gun 2” được sản xuất ở đâu?

Chia sẻ Facebook
29/06/2022 22:24:06

Trong bộ phim “Top Gun: Maverick” (Phi công siêu đẳng Maverick) có một mô hình máy bay phản lực màu đen tên là Darkstar. Ngoài công nghệ cao khó có thể tin được, thì nó còn có thể đạt tốc độ cao hơn tốc độ âm thanh Mach 10.

(Nguồn: Stefano Chiacchiarini ’74/ Shutterstock)


Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, do mô hình máy bay quá giống thật nên khi Darkstar xuất hiện bên ngoài nhà máy Skunk Works, một dự án phát triển tiên tiến của doanh nghiệp quân sự Mỹ Lockheed Martin, nó đã thu hút một vệ tinh Trung Quốc chuyển hướng theo dõi và chụp ảnh.


Đúng vậy, Skunk Works, nhà máy phát triển máy bay quân sự hàng đầu của Mỹ, đã tham gia sản xuất “Top Gun 2”, và mô hình máy bay siêu thanh Darkstar xuất hiện trong phim là do chính tay họ sản xuất.


Các lãnh đạo của Lockheed Martin một lần nữa xác nhận lại vệ tinh Trung Quốc thay đổi quỹ đạo để chụp ảnh, nói rằng Bắc Kinh đã định tuyến lại vệ tinh để thu được hình ảnh về một mô hình đầy đủ của chiếc máy bay hư cấu.


Theo trang web của Lockheed Martin, mọi công việc trên Darkstar đều được thực hiện trong bí mật, và sau khi tìm hiểu nhu cầu của nhóm sản xuất Top Gun 2, họ quyết định nhà máy Skunk Works sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và chế tạo mẫu máy bay. Gần đây họ cũng đã phát hành một đoạn video về kỹ thuật viên chịu trách nhiệm thiết kế chiếc máy bay này .


“Top Gun 2” trở thành một trong những bộ phim hot nhất mùa hè. Phim đã vượt mốc 900 triệu USD tại phòng vé toàn cầu vào thứ Hai (ngày 20/6) và đang trên đà phá vỡ ngưỡng doanh thu 1 tỷ USD.

Star-Telegram

ở Fort Worth:

“Thật sự tuyệt vời khi thấy mọi người công nhận (bộ phim). Skunk Works mang đến cho mọi người trên thế giới cơ hội xem những những thứ hay ho.”


Ngoài việc bí mật chế tạo mẫu máy bay tối tân nhất Darkstar, tập đoàn Lockheed Martin còn giúp ngôi sao Tom Cruise trải nghiệm chuyến bay và làm người hướng dẫn bay chiến đấu cơ.


Theo ông Hershberg, các nhà sản xuất đã đàm phán với Lockheed Martin từ đầu năm 2017, và chính Cruise đã đến thăm trung tâm sản xuất chiến đấu cơ tiêm kích F-35 của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas, vào tháng 8/2018.


Thậm chí, diễn viên Tom Cruise còn tự lái những chiếc chiến đấu cơ P-51 của mình đến Hạt Tarrant. Tom cũng dành vài giờ ở đó để làm bài tập về chuyến bay cho bộ phim, cũng như trải nghiệm trong khoang F-35, tìm hiểu về hiệu suất máy bay và gặp gỡ với các thợ máy.


Tom Cruise cũng đã ký tên lên vách của một chiếc F-35C đang được sản xuất (phiên bản dành cho Hải quân Mỹ).


Hershberg tiết lộ rằng đôi khi để quay phim, các nhân viên của công ty phải làm việc 17 tiếng một ngày, đến nỗi nhiều thành viên tham gia quay phim và bỏ nhiều công sức, sau khi xem xong bộ phim đã “ứa nước mắt”.


Nói về diễn viên Tom Cruise, phi công lái thử Al Norman của Lockheed Martin, người đã từng là cố vấn bay của chiến đấu cơ trong quá trình sản xuất bộ phim, cho biết diễn viên Tom Cruise “rất thích bay và là một phi công xuất sắc, để lại ấn tượng sâu sắc”.

“Thật tuyệt vời, cảnh chuyến bay trông rất chân thực.”


Trong những năm qua, các nhân viên của Lockheed Martin đã tham gia vào khoảng 500 bộ phim, chương trình truyền hình và phim tài liệu.


Với khoảng 114.000 nhân viên, Lockheed Martin là một tập đoàn hàng không vũ trụ, vũ khí, quốc phòng, an ninh thông tin và công nghệ của các công ty có hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Lockheed Martin được hình thành vào tháng 3/1995 bởi sự hợp nhất của Lockheed và Martin-Marietta. Tập đoàn này có trụ sở chính tại North Bethesda, tiểu bang Maryland.

VIDEO: Review Top Gun Maverick từ góc nhìn quân sự


Lâm Yến, Epoch Times

Phim “Top Gun: Maverick” bị kiện, công ty Paramount phủ nhận vi phạm Hãng phim Paramount đã bị gia đình tác giả gốc kiện khi cho biết phần tiếp theo của "Top Gun" chưa được họ trao bản quyền.

Chia sẻ Facebook