Máy bay nổ tung ở độ cao 10.000m, nữ tiếp viên vẫn thoát chết như phép màu, sau hàng chục năm lý do kinh ngạc mới được giải đáp

Chia sẻ Facebook
03/04/2022 23:49:51

Máy bay nổ tung ở độ cao 10.000m, nữ tiếp viên vẫn thoát chết như phép màu, sau hàng chục năm lý do kinh ngạc mới được giải đáp


Xác suất xảy ra tai nạn máy bay chỉ ở mức 0,00001%, thế nhưng một khi rủi ro xảy ra, cơ hội sống sót lại cực kỳ thấp. Vào ngày 26/1/1972, một thảm họa hàng không kinh hoàng đã xảy ra tại Tiệp Khắc (nay là Slovakia và Séc) cướp đi sinh mạng của 27 người trên máy bay số hiệu JAT367 của hãng hàng không Jat Airways.

Chiếc máy bay vốn khởi hành từ Stockholm (Thụy Điển) đến Beograd (Serbia) với các điểm dừng ở Copenhagen (Đan Mạch) và Zagreb (Croatia). Thế nhưng khi đang ở độ cao 10.160m trên không phận Tiệp Khắc, máy bay đã nổ tung giữa bầu trời. Cả thế giới phải bàng hoàng khi phát hiện ra một người trên máy bay đã không chết. Đó là nữ tiếp viên 22 tuổi tên Vesna Vulović người Serbia.

Thoát chết thần kỳ dù rơi từ độ cao hơn 10km xuống đất

Vào đêm 26/1/2972, Bruno Honke - một người dân làng hẻo lánh người Tiệp Khắc đã nghe thấy tiếng nổ kinh hoàng chưa từng thấy. Ông cùng các hàng xóm đã kéo ra ngoài xem xét. Họ đi mãi mới hiểu chuyện gì đã xảy ra: một chiếc máy bay đã vỡ vụn tan tành ở khu vực làng bên. Tại hiện trường thương tâm, những làn khói vẫn bốc lên nghi ngút.

Chiếc máy bay vỡ vụn thành hàng ngàn mảnh nhỏ giữa cánh rừng

Ông Honke đã cố gắng tìm kiếm dấu hiệu của người sống sót để cứu nạn dù dường như đó là một ý nghĩ hoang đường. Thế nhưng, ông thực sự đã nhìn thấy một người phụ nữ nằm thoi thóp trong đống đổ nát.

Thấy cô gái vẫn thở, ông Honke đã cố gắng sơ cứu cho nạn nhân. Vì khu vực xảy ra tai nạn là vùng sâu vùng xa, vài tiếng sau cứu hộ mới tới nơi. Nữ tiếp viên Vesna Vulović - người duy nhất sống sót được đưa tới bệnh viện trong tình trạng thương nặng. Xương sườn, xương chậu và xương chân của cô đều bị gãy, hộp sọ cũng bị nứt và xuất huyết nội sọ.

Người duy nhất sống sót được đưa đi cấp cứu sau vài tiếng kiên trì cầm cự

Vesna Vulović được điều trị trong bệnh viện suốt 10 tháng trời trong tình trạng hôn mê sâu. Cùng lúc này, truyền thông thế giới, giới y học, khoa học đều vô cùng tò mò lý do gì khiến cô gái trẻ lại có thể sống sót được khi rơi từ độ cao khủng khiếp như vậy. Trong khi đó, cả 27 người khác đều phải chịu cái chết thương tâm, thi thể không thể nguyện vẹn. Tất cả đều hồi hộp chờ Vesna tỉnh dậy để có thể giải đáp cho câu chuyện kỳ tích quá khó tin này.

Thế nhưng vào giây phút tỉnh lại, nữ tiếp viên cho biết cô đã không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra vào ngày định mệnh đó.

Nữ tiếp viên 22 tuổi đã thoát chết mà không ai hiểu vì sao


Đi tìm nguyên nhân

Trong điều kiện bình thường, tất cả những người rơi từ độ cao 10.000m như Vesna Vulović đều không có cơ hội sống nào. Họ không tử vong vì bị thương do tiếp đất, mà trước hết đều đã chết ngay từ khi còn ở trong máy bay. Lý do là vì khi giảm độ cao đột ngột, huyết áp trong cơ thể con người sẽ tăng rất mạnh, tạo ra tình trạng "nổ tim".

Vậy làm cách nào mà nữ tiếp viên lại có thể tránh khỏi mọi định luật thông thường? Vì chính bản thân nạn nhân không còn ký ức, các nhà khoa học đã phải điên đầu đi tìm lời giải trong nhiều năm.

Vesna Vulović trong bệnh viện

Trước hết, dựa vào các vật chứng để lại ở hiện trường cùng suy đoán từ vết thương trên người Vesna, các chuyên gia cho rằng cô gái này đã không bị văng ra khỏi máy bay trong giây phút nó nổ tung. Cô đã mắc kẹt trong một chiếc xe đẩy hàng hoặc chính Vesna đã nhanh trí chui vào đây vì nghĩ nó sẽ giúp giảm thiểu va chạm nếu mình bị rơi xuống.

Chiếc xe đẩy này lại được kẹp chặt vào một phần thân máy bay nên khi văng ra, nữ tiếp viên đã được "bao bọc" khá kỹ. Sau đó, cô tiếp tục lại được thần may mắn gõ cửa vì đã rơi xuống một tán cây rất to trên núi. Vesna vẫn bị rơi từ cây xuống đất nhưng tốc độ rơi không cao và còn ngã xuống nền tuyết. Vesna cũng đã ở phần đuôi máy bay vốn được đánh giá là an toàn nhất.

Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi thì vẫn chưa đủ vì không ai có thể giải thích được vì sao Vesna đã không chết ngay từ khi còn ở trên máy bay. Bằng một phép màu nào đó, cơ thể của cô vẫn chịu được việc tăng huyết áp cực lớn và không bị "nổ tim" thảm khốc như người bình thường.


Lời thú nhận cuối đời

Sau khi bình phục lại sức khỏe, trái với suy nghĩ của mọi người, Vesna Vulović không bị ám ảnh quá khứ mà vẫn quyết định tiếp tục công việc tiếp viên hàng không của mình. Cô né tránh truyền thông, không hợp tác với các nhà khoa học muốn điều tra vụ việc và chỉ muốn sống cuộc đời bình yên.

Cô vẫn tiếp tục làm tiếp viên dù đã trải qua tai nạn kinh hoàng

Năm 2016, "người sống sót kỳ diệu" qua đời trong căn hộ riêng của bà ở Beograd, hưởng thọ 66 tuổi. Mãi đến những năm trung niên, Vesna mới tiết lộ một câu chuyện thầm kín của mình và đây nhiều khả năng chính là chìa khóa lý giải cho cú ngã ngoạn mục năm xưa.

Ngay từ khi sinh ra, Vesna Vulović đã mắc bệnh tim bẩm sinh và có huyết áp thấp hơn rất nhiều người bình thường. Với bệnh huyết áp thấp nặng như vậy, lẽ ra Vesna Vulović đã không bao giờ được chấp nhận làm công việc thường xuyên bay trên trời.

Vào ngày phỏng vấn cho hãng Jat Airways, cô đã gian lận bằng cách uống thật nhiều cà phê đen để tăng huyết áp và vượt qua bài kiểm tra sức khỏe trót lọt. Không ai ngờ rằng chính căn bệnh này lại là bí mật giúp Vesna không bị gặp tình trạng "nổ tim" khi rơi xuống từ độ cao hơn 10.000m.

Vesna Vulović khi về già mới thừa nhận bí mật của mình

Dù được người đời luôn cho là quá may mắn, bản thân nữ tiếp viên cho biết cô không hề thấy may mắn và vụ tai nạn cũng đã hủy hoại cuộc đời cô. Ban đầu, Vesna không phải là tiếp viên phải phục vụ trên chuyến bay định mệnh đó. Một tiếp viên đã gặp sự cố đột ngột nên cô phải thay vị trí.

"Nếu tôi là người may mắn, tôi đã không bao giờ phải lên chuyến bay đó ngay từ đầu"


Nguồn: All That's Interesting

Vì sao Quan Vũ dễ dàng chém Nhan Lương, Văn Xú? Lý do nhờ 1 thứ hiếm võ tướng nào có được

Chia sẻ Facebook