Mật vụ Mỹ cấm sử dụng iMessage

Chia sẻ Facebook
01/08/2022 13:51:27

Những tin nhắn quan trọng của các mật vụ Mỹ lưu trên iMessage đã bị xóa sạch, khiến cơ quan này nghi ngại về chức năng bảo mật của ứng dụng Apple.

Bảo mật

Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS) dự tính sẽ tắt tính năng gửi tin nhắn qua iMessage trên các iPhone nội bộ của nhân viên. Đây được xem là nỗ lực của chính quyền Mỹ sau những tranh cãi liên quan đến các tin nhắn bị xóa trước vụ tấn công Điện Capitol hôm 6/1/2021.

“Chúng tôi đang cân nhắc kỹ lưỡng về biện pháp này. Giám đốc Cơ quan Mật vụ James Murray đã yêu cầu nghiêm túc nghiên cứu xem liệu có thể tắt iMessage mà không gây ra ảnh hưởng gì đến hệ thống vận hành của thiết bị hay không”, Anthony Guglielmi, đại diện của cơ quan, này chia sẻ. Guglielmi còn cho biết ông Murray yêu cầu kết quả phải có ngay trong tuần.


Lo ngại bị phụ thuộc vào iMessage

Theo Politico, Mật vụ Mỹ đã làm theo cách Bộ An ninh Nội địa quản lý các tin nhắn trên iMessage. Nhưng hiện cơ quan này vẫn chưa tắt tính năng iMessage trên điện thoại nhân viên của mình. Trong khi đó, Nhà Trắng đã thực hiện biện pháp này từ trước, Chris Krebs, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở hạ tầng, cho biết.

Cơ quan này lo ngại việc tắt tính năng iMessage buộc họ phải phụ thuộc vào tin nhắn thông thường, làm ảnh hưởng đến việc trao đổi những thông tin khẩn cấp với các bộ, ngành khác.

Mật vụ Mỹ muốn tắt iMessage trên điện thoại của nhân viên để phòng ngừa rủi ro. Ảnh: 9to5mac.

“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng mọi thay đổi trong chính sách của mình sẽ không ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ tổng thống hay điều tra của mình”, đại diện Guglielmi chia sẻ. Ông cho biết Mật Mỹ sẽ tìm thêm những biện pháp khác để khắc phục sơ sót này.

Theo Politico, những tin nhắn bị xóa được đánh giá là rất quan trọng đối với cuộc điều tra của Hạ Viện và Bộ Tư Pháp, nhằm xác định xem liệu cựu tổng thống Donald Trump có khuyến khích cuộc tấn công vào Điện Capitol hay không.

Cụ thể, hôm 14/7, Văn phòng Tổng thanh tra Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã gửi một bức thư tới Ủy ban An ninh Nội địa thuộc Hạ viện và Thượng viện, trong đó tuyên bố các tin nhắn trao đổi giữa nhân viên mật vụ Mỹ trong hai ngày 5-6/1/2021 đã bị xóa sau khi bị yêu cầu công bố.

Lời tố giác này đã buộc Hạ viện nhúng tay vào cuộc điều tra. “Nếu có cách khôi phục tin nhắn, chúng tôi sẽ làm điều đó”, Hạ nghị sĩ Bennie Thompson, Chủ tịch Ủy ban của Hạ viện phụ trách điều tra vụ bạo loạn ở Điện Capitol và là chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện, khẳng định. Các quan chức khác cũng cho rằng việc Cơ quan Mật vụ làm mất tin nhắn quan trọng đã vi phạm luật lưu trữ dữ liệu của Liên bang.


Đổ lỗi cho tính năng bảo mật của Apple

Về phần mình, Mật vụ Mỹ phủ nhận họ cố ý xóa các tin nhắn, nhưng tuyên bố một số dữ liệu đã bị mất khi được di chuyển.

Theo Politico, vào thời điểm đó, Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết họ phải xóa toàn bộ dữ liệu trên điện thoại để chuyển sang nền tảng quản lý thiết bị di động mới. Công nghệ này sẽ giúp cấp trên quản lý bao quát và lưu trữ toàn bộ email, hình ảnh và những thông tin khác trên điện thoại cấp dưới của mình.

Trong đó, những tin nhắn trên iMessage không thể lưu lại vì đã được mã hóa và nằm trên iPhone, khác với những tin nhắn thông thường.

Vì thế, Mật vụ Mỹ không thể lưu trữ iMessages trong bộ dữ liệu trung tâm như email hay các thông tin khác, làm ảnh hưởng đến số tin nhắn liên quan đến bạo động tại Điện Capitol.

Một số nghị sĩ không cảm thấy cách giải thích này thuyết phục. “Tôi nghi ngờ có sự gian trá ở đây”, nghị sĩ Jamie Raskin nói. “Việc các tin nhắn biến mất vào đúng hai ngày xảy ra vụ bạo loạn dữ dội nhất chống lại liên bang trong lịch sử, kể từ nội chiến, là sự trùng hợp rất kỳ lạ”, ông Raskin bình luận.

Những tin nhắn bị xóa được đánh giá là rất quan trọng đối với cuộc điều tra liên quan đến bạo động Điện Capitol. Ảnh: Reuters.

Theo Politico, các chuyên gia an ninh mạng cũng tỏ ra ngỡ ngàng khi Mật vụ Mỹ, một cơ quan vốn có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống và thực hiện nhiều cuộc điều tra liên quan đến tội phạm mạng, lại có thể làm mất những dữ liệu số quan trọng này.

Họ cho rằng ngay cả các tổ chức có quy mô nhỏ cũng có thể di chuyển dữ liệu một cách trơn tru. Đồng thời, rất đáng ngờ khi những thiết bị này đã bị xóa dữ liệu đúng vào lúc cơ quan giám sát yêu cầu nộp lên trong quá trình điều tra vụ bạo loạn ở Điện Capitol.

Nếu Mật vụ Mỹ muốn, họ có thể dễ dàng bảo vệ những tin nhắn của nhân viên mình bởi sao lưu và xuất dữ liệu là chức năng cơ bản của tất cả dịch vụ tin nhắn.

Mới đây, ngày 21/7, một vụ xóa dữ liệu khác cũng diễn ra. Toàn bộ tin nhắn giữa Chad Wolf, Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ (DHS) dưới thời ông Donald Trump, và Quyền Thứ trưởng Ken Cuccinelli trong khoảng thời gian quan trọng dẫn đến vụ tấn công Điện Capitol ngày 6/1 cũng bị mất.


(Theo Zing)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Đừng quét mã QR lung tung icon 0

Mã QR trở thành một trong những cách lấy thông tin phổ biến nhất. Tuy nhiên, công nghệ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư.

Mỗi tuần có thêm từ 50 - 70 lỗ hổng bảo mật mới icon 0

Theo thống kê, tính từ đầu năm 2022 đến nay, các tổ chức quốc tế đã công bố và cập nhật hơn 13.800 lỗ hổng bảo mật. Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 - 70 lỗ hổng mới.

Nga phạt hàng loạt ứng dụng lưu trữ dữ liệu người dùng ở nước ngoàiicon0Một tòa án Nga phạt tiền WhatsApp, Snap và các ứng dụng nước ngoài khác vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trong nước.

Blockchain sẽ mang lại hiệu quả lớn trong định danh sốicon0Các chuyên gia cho biết, blockchain hiệu quả hơn trong định danh khi có thể giảm thiểu rủi ro trùng lặp dữ liệu.

Số vụ hack máy tính để đào tiền số tăng mạnh icon 0

Các công ty tài chính trở thành miếng mồi ngon của các hacker, khi số vụ tấn công vào hệ thống máy tính lĩnh vực này tăng 3 lần trong nửa đầu năm nay, so với cả năm 2021.

Giả mạo MoMo, gửi email tặng tiền để chiếm đoạt ví điện tửicon0Kẻ xấu mạo danh MoMo, thông báo người dùng nhận được một khoản tiền, sau đó chiếm đoạt ví của người sử dụng.

Chuyên gia chỉ cách nhận biết thư điện tử, tin nhắn lừa đảo

icon 0

Để giúp người dùng phòng tránh các hình thức tấn công phi kỹ thuật, các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã hướng dẫn cách nhận biết thư điện tử và tin nhắn lừa đảo.

Nhà đầu tư NFT đã mất tổng cộng 22 triệu USD vì hackericon0Tin tặc nhắm mục tiêu vào các hội nhóm NFT hoạt động trên nền tảng Discord.

Thêm chiêu thức lừa đảo khách sử dụng thẻ tín dụngicon0Kẻ lừa đảo sử dụng chiêu thức mới hoàn toàn nhắm vào người dùng thẻ tín dụng để chiếm đoạt tiền.

Giảm thời gian duyệt hồ sơ cấp phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng

icon 0

Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 15/9, thời gian để Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT hoàn thành việc thẩm định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp là 5 ngày, giảm 2 ngày so với trước đây.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook