Mặt hàng nào đang được hưởng lợi từ kế hoạch vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc?

Chia sẻ Facebook
19/07/2022 14:43:56

Trong hai thập kỷ qua, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã trở thành động cơ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đối với giá thép, đồng và nhôm.


Trung Quốc vẫn tập trung vào cơ sở hạ tầng

Hồi đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo việc quyết tâm dồn toàn lực để thúc đẩy cơ sở hạ tầng.

Chính phủ nước này tuyên bố hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đường sắt và hàng không, bao gồm phát hành trái phiếu xây dựng đường sắt trị giá 45 tỉ USD; 29 tỉ USD trái phiếu cho ngành hàng không nói chung và 22,4 tỉ USD cho các khoản vay khẩn cấp dành cho ngành hàng không dân dụng, đồng thời khởi động một đợt xây dựng và cải tạo đường nông thôn mới.

Ảnh minh họa.

Hãng tin Bloomberg đưa tin Bộ Tài chính Trung Quốc đang cân nhắc cho phép chính quyền địa phương bán 1.500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 220 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt trong nửa cuối năm để tăng tốc cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế.

Các biện pháp kích thích trước đây của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc "giải cứu" các hàng hóa công nghiệp khi nhu cầu toàn cầu sụt giảm, ví dụ như thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, cuối năm 2015 và năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tuy vậy, lần này các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có vẻ thận trọng hơn. Khoản ngân sách bổ sung này có thể sẽ được sử dụng để bù đắp khoảng trống ngân sách thời COVID-19 và sẽ có tác động đối với nhu cầu kim loại.


Giá đồng và nhôm có thể tăng

Theo Xu Xiangchun, nhà phân tích của công ty nghiên cứu Mysteel, quy mô và tác động từ các biện pháp kích thích năm nay chắc chắn sẽ yếu hơn các đợt trước, vì đợt này hoàn toàn dựa vào đầu tư công cho cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực bất động sản đang trong quá trình tạo đáy và không mong đợi một sự đảo ngược chính sách.

Trên hết, những dấu hiệu ban đầu cho thấy quỹ chủ yếu không dành cho lĩnh vực nhà ở của Trung Quốc. Thay vào đó, họ hướng tới phát triển các công trình công cộng. Trong trường hợp đó, điện khí hóa đường sắt và năng lượng có thể đặc biệt có lợi cho giá đồng và nhôm.

Ảnh minh họa.

Giá cổ phiếu giữa các nhà sản xuất nhôm và thép của Ấn Độ đều tăng trong tuần trước do tin tức này. Trên thực tế, giá đã tăng hơn 5% trong hầu hết các trường hợp khi các nhà đầu tư nhận thấy việc tăng vốn tài trợ là tích cực cho các nhà xuất khẩu kim loại của Ấn Độ.

Nhưng liệu tin tức có kích thích giá kim loại tăng ở những nơi khác vẫn cần được xem xét. Theo hầu hết các chuyên gia, điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu mức tăng do tập trung chi tiêu cho cơ sở hạ tầng có bị ảnh hưởng bởi tác động từ khu vực khác hay không.

Một số nhà phân tích đưa ra các nhận định có phần khá lạc quan. Goldman Sachs dự báo rằng nhờ các chính sách hỗ trợ, nhu cầu kim loại (của Trung Quốc) sẽ bắt đầu tăng mạnh trong quý này và giúp đẩy giá kim loại trên thị trường quốc tế đi lên. Goldman Sachs trước đó dự báo giá đồng có thể lên mức 10.500 USD/tấn vào cuối năm.

Citigroup đưa ra dự báo thận trọng hơn, việc triển khai kịp thời và dứt khoát các biện pháp kích thích có thể hỗ trợ giá đồng, nhưng nếu không có các biện pháp này, giá đồng sẽ tiếp tục giảm.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn những thách thức phải đối mặt

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ suy thoái trong quý II và các đợt bùng phát dịch COVID-19 sẽ khiến mục tiêu tăng trưởng 5,5% của Trung Quốc trong năm nay ngày càng khó hơn.

Trung Quốc tiếp tục chứng kiến các đợt bùng phát dịch lẻ tẻ ở một số khu vực. Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Thượng Hải khiến chính quyền thành phố thực hiện nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt ở trung tâm tài chính. Hơn nữa, sự xuất hiện của các biến thể phụ mới tiếp tục là một thách thức đối với cách tiếp cận nghiêm ngặt "Zero COVID" của nước này.


Nhu cầu kim loại ở Trung Quốc đối mặt với rất nhiều thách thức. Thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng suy thoái dài hạn, quy mô chi tiêu cho cơ sở hạ tầng không chắc chắn và nhu cầu xuất khẩu đang gặp khó khăn.

Ảnh minh họa.


Mặc dù Goldman Sachs nhận xét các chính sách của Trung Quốc cuối cùng có thể ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường kim loại, nhưng nhìn chung các nhà quan sát vẫn có sự thận trọng đối với triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc - quốc gia chiếm khoảng một nửa tiêu thụ của thế giới đối với mọi kim loại cơ bản, từ kẽm đến nhôm. Tổ chức tư vấn và phân tích Wood Mackenzie dự báo nhu cầu đồng của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ trong năm nay.

Trung Quốc là nước xuất khẩu nhiều kim loại bất chấp các hàng rào thuế quan ngăn cản xuất khẩu nhôm và kẽm. Vì vậy, nếu nhu cầu tăng lên ở Trung Quốc, sẽ không mất nhiều thời gian để những mặt hàng xuất khẩu đó bị tạm ngưng. Nếu điều đó xảy ra, một thị trường thiếu hàng tồn kho bên ngoài Trung Quốc sẽ bị chèn ép mạnh, bất chấp giới hạn suy thoái đối với nhu cầu.


Tham khảo: Oilprice, Bloomberg

Chia sẻ Facebook