Mặt bằng cho thuê vẫn ế… vì bị hét giá cao?

Chia sẻ Facebook
25/05/2022 15:58:23

Nhu cầu thuê mặt bằng để kinh doanh tăng cao sau những diễn biến tích cực từ phòng chống dịch Covid-19 nhưng nhiều người thuê lại ngán ngẩm vì chủ nhà hét giá cao.


Đăng cả năm không có khách thuê vì giá bị hét cao

Theo ghi nhận của Dân trí, mặt bằng cho thuê trên nhiều tuyến phố sầm uất của Hà Nội vẫn đang trong tình trạng treo biển tìm khách thuê. Đáng nói, có những mặt bằng đăng biển cho thuê cả năm nay.

Đơn cử, tại tuyến phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một căn nhà mặt phố diện tích 200 m2, cao 7 tầng đang có giá rao cho thuê là 500 triệu đồng/tháng; căn nhà 40 m2, xây mới cao 4 tầng có giá 40 triệu đồng/tháng.

Phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang có nhiều mặt bằng cho thuê (Ảnh: Hà Phong).

Tương tự, tại tuyến phố sầm uất bậc nhất Hà Nội như phố Huế, giá nhà cho thuê cũng ở mức cao. Nhà mặt phố 160 m2, cao 7,5 tầng có giá cho thuê là 220 triệu đồng/tháng; nhà 105 m2, cao 7 tầng giá thuê 140 triệu đồng/tháng.

Tại các tuyến phố trung tâm của quận Hoàn Kiếm, mặt bằng cho thuê trung bình ở mức cao nhất. Giá một căn nhà mặt phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có diện tích 400 m2 có giá thuê là 550 triệu đồng/tháng; nhà cho thuê diện tích chỉ 10 m2 ở phố này cũng có giá cho thuê 17 triệu đồng/tháng. Hay mặt tiền phố Hàng Bông, giá cho thuê một căn nhà 200 m2 là 120 triệu đồng/tháng.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tại thị trường Hà Nội, giá thuê mặt bằng tầng trệt trong quý I năm nay tăng khoảng 5% so với quý trước với mức công suất thuê ổn định. TPHCM tương tự với các khách thuê lớn đang dẫn dắt nhu cầu thị trường.

VARS dự kiến, mức giá cho thuê mặt bằng tại TPHCM tăng trưởng 1,5 - 3,5% trong năm tới; Hà Nội do mức ảnh hưởng bởi dịch bệnh chưa thực sự rõ rệt, mức tăng giá cho thuê mặt bằng được dự báo thấp hơn, ở vào khoảng 1 - 1,5%.


Khách thuê than vãn

Dù mặt bằng cho thuê đa dạng, nhiều khách thuê lại than vãn về giá cao. Đã có khách thuê tìm hình thức kinh doanh khác thay vì cần mặt bằng.

Anh Nguyễn Quốc Hậu (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, anh mới thuê một căn nhà mặt đường Nguyễn Trãi để bán hoa quả sạch. Căn nhà chỉ rộng 20 m2 nhưng có giá 20 triệu đồng/tháng.

"Giá thuê 1 tháng là 20 triệu đồng, nhưng tôi phải nộp cho chủ nhà 12 tháng liên tiếp là 240 triệu đồng. Chưa kể sau 12, chủ nhà sẽ tăng thêm giá", anh Hậu nói và cho biết kế hoạch kinh doanh của mình đã phải thay đổi nhiều sau khi một số vốn lớn bị đẩy vào trả tiền thuê mặt bằng.

Khách thuê phàn nàn về giá mặt bằng đang quá cao (Ảnh: Hà Phong).

Còn anh Trần Văn Cương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước đó anh thuê một căn nhà mặt phố Nam Dư có diện tích 50 m2 để mở một cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại với giá 5 triệu đồng/m2. Đến khi có dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh khó khăn, anh buộc phải trả mặt bằng.

Tuy nhiên, vừa qua anh Cương đi tìm mặt bằng để mở lại cửa hàng, nhưng giá cho thuê đã tăng cao gấp đôi trước đó. Một căn nhà cấp 4 mặt phố Nam Dư, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng diện tích chỉ khoảng 15 - 20 m2 cũng có giá thuê 8 - 12 triệu đồng/tháng.

"Giá nhà cho thuê đã cao hơn nhiều so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Hơn nữa, chủ nhà cũng yêu cầu đóng cả 6 tháng càng khiến việc thuê mặt bằng khó khăn hơn", anh Cương nói.

Tương tự, anh Trần Duy Thế (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chia sẻ, nhiều tháng nay anh đi tìm mặt bằng cho thuê để mở lại cửa hàng ăn. Tuy nhiên, càng đi tìm, anh càng thấy khó thuê vì giá cao và chủ nhà đưa ra nhiều ràng buộc kiểu "ép" phải thuê dài ngày.

"Để mở được cửa hàng ăn, tôi phải thuê mặt bằng 100 -200 m2. Nhưng ở khu vực Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội), diện tích mặt bằng cho thuê giá trên cũng tầm 30 - 50 triệu đồng/tháng, tùy vị trí. Với giá thuê này, việc kinh doanh có lợi nhuận sẽ khó, chưa kể đây vẫn đang là giai đoạn phục hồi sau đại dịch", anh Thế nói.

Cũng theo anh Thế, dự định kinh doanh cửa hàng ăn của anh đang phải tạm gác lại do giá mặt bằng cho thuê cao. Tạm thời, anh tận dụng nhà mình để kinh doanh bán đồ ăn nhanh, bán trực tuyến.

Tin Cùng Chuyên Mục

Nên đầu tư vào phân khúc bất động sản nào ở TP.HCM?

icon 0

Giới chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thị trường đang mất thanh khoản, do đó trừ khi có nhu cầu ở thật, người dân chỉ nên đầu tư dài hạn.

Môi giới bất động sản: Những 'góc tối' trong nghề

icon 0

Qua mặt nhau, 'đi đêm', “treo đầu dê bán thịt chó” khi cung cấp thông tin chưa kiểm chứng cho khách hàng... là những góc tối trong nghề môi giới bất động sản được tiết lộ.

Ai được mua nhà ở xã hội?

icon 0

Người được mua nhà ở xã hội phải đáp ứng được những điều kiện nhất định như chưa sở hữu nhà ở của riêng mình, không phải là người nộp thuế thu...

Mua nhà ở tuổi 30: Đừng để những khoản nợ ngập đầu trong khi bữa ăn còn chưa đủ dinh dưỡngicon0Bạn bè, người thân, hàng xóm tôi đều giục 30 tuổi phải có nhà để yên bề gia thất.

Hậu sốt đất Tây Nguyên, chủ đất bán vườn bỗng nhiên mất luôn đất ở: Rà soát, nghiêm trọng sẽ chuyển công an điều tra

icon 0

UBND huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) sẽ cho rà soát lại toàn bộ các hộ dân bị mất đất thổ cư khi giao dịch, mua bán đất đai tại điểm nóng xã Cư Suê trong thời gian vừa qua để có hướng xử lý tiếp theo.

Chung cư chỉ được cấp ‘sổ hồng’ 50-70 năm: Nhiều nước đã làm, ta vẫn là 'cú sốc'?

icon 0

Với tâm lý lâu nay của người dân mua nhà là sở hữu lâu dài, làm của để dành cho con cháu thì đề xuất cấp ‘sổ hồng’ cho chung cư có thời hạn 50 hay 70 năm được đánh giá sẽ là ‘cú sốc’ cho thị trường chung cư.

Bất động sản 'phố nhà giàu' Hạ Long được 'thổi giá' lên tới trăm tỷ đồng

icon 0

Bất động sản nằm trên trục tuyến đường bao biển Hạ Long (Quảng Ninh) đang được rao bán với giá từ vài chục tỷ đồng đến trăm tỷ đồng, cao gấp nhiều lần 3 năm trước.

Môi giới bất động sản: “Cuộc chiến” nguồn cung

icon 0

Nguồn cung ít, sản phẩm khan hiếm nên nhiều doanh nghiệp bất động sản đau đầu với việc tìm nguồn hàng tốt để giữ chân nhân viên, duy trì hoạt động.

Sóng đấu giá bất động sản đổ về Mê Linh, thị trường khu vực đang diễn biến ra sao?

icon 0

Mấy năm qua, thị trường BĐS tại Mê Linh (Hà Nội) trở thành điểm sáng trong mắt nhà đầu tư. Tuy nhiên, lịch sử của khu vực này có nhiều dự án nằm “đắp chiếu” nhiều năm. Do đó, nhà đầu tư “đặt chân” vào đây sẽ ưu tiên BĐS có pháp lý rõ ràng.

Đu đỉnh sốt đất, nhà đầu tư 'sống dở chết dở' khi thị trường hạ nhiệticon0Đầu tư chạy theo tâm lý đám đông, không ít nhà đầu tư lâm cảnh 'sống dở, chết dở' khi 'sốt đất' hạ nhiệt.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook