Mang họ hiếm nhất nhì Việt Nam, gia đình Ông Cao Thắng đặt tên con gái Đông Nhi đ.ộc lạ
Ngày 16/12/2022 Người đưa tin có bài đăng "Mang họ hiếm nhất nhì Việt Nam, gia đình Ông Cao Thắng đặt tên con gái Đông Nhi - cháu nội gia tộc độc lạ". Nội dung chính như sau:
Con gái Đông Nhi - Ông Cao Thắng là cháu nội quý giá của cả gia đình họ Ông nên tên chắc chắn mang ý nghĩa rất đặc biệt.
Với những ông bố có tên họ thuộc những dòng họ đông dân số ở Việt Nam như Nguyễn, Phạm, Trần, Lê... thì việc tìm 1 cái tên ý nghĩa, hay và hợp với tên họ không hề khó vì có rất nhiều bé đã từng sở hữu những cái tên hay, có thể tham khảo. Thế nhưng trường hợp của gia đình vợ chồng Ông Cao Thắng - Đông Nhi lại khác hẳn.
Nam ca sĩ Ông Cao Thắng có họ là "Ông", anh nằm trong top dòng họ hiếm nhất ở Việt Nam. 2 thành viên khác trong gia đình Ông Cao Thắng cũng có cái tên rất kêu và đặc biệt là Ông Thoại Liên (em gái Ông Cao Thắng), Ông Thoại Linh (chị gái Ông Cao Thắng). Chính vì thế, việc đặt tên cho con gái đầu lòng nhà Ông Cao Thắng - Đông Nhi chắc hẳn phải mất 1 thời gian rất lâu.
Vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng từng suy nghĩ rất lâu về cái tên nên đặt cho con gái đầu lòng.
Bố ruột họ Ông của Ông Cao Thắng - đại gia ngành nhựa nhưng sống kín tiếng, ít khi xuất hiện và cũng không ai biết tên thật của ông.
Ông đặt cho con trai cái tên kêu Ông Cao Thắng, con gái lớn là Ông Thoại Linh (bên trái)
Và cô con gái thứ là Ông Thoại Liên.
Ít giờ sau khi cháu nội gia tộc họ Ông chào đời, mọi người đã biết được tên thân mật em bé nhà Đông Nhi là Winnie (trước định đặt là Sữa) nhưng lại luôn tò mò xem vợ chồng chàng thiếu gia ngành nhựa sẽ đặt tên thật cho con gái là gì khi "bố họ Ông".
Thậm chí nhiều cư dân mạng đã phải đi trước một bước hộ gia đình Ông Cao Thắng. Mọi người đã thi nhau mách những tên hay, dễ gọi dành cho các bé gái họ Ông. Trong đó, nam diễn viên Quách Ngọc Tuyên hào hứng góp ý cho vợ chồng Đông Nhi rằng "Theo mình nên đặt con gái tên "Ổng", chữ lót là "Hỏi". Tên đầy đủ là Ông Hỏi Ổng". Dưới chia sẻ của nam danh hài Quách Ngọc Tuyên, danh hài Hoài Linh cũng ngay lập tức nghĩ ra 1 cái tên độc lạ cho con gái Đông Nhi là "Ông Sinh Gái".
Những cái tên mà Quách Ngọc Tuyên, Hoài Linh hay mọi người nghĩ ra cho con gái Đông Nhi - Ông Cao Thắng đều hay và độc lạ, ý nghĩa vô cùng. Tuy nhiên không ai có thể ngờ rằng, chính vợ chồng Ông Cao Thắng lại tìm ra được một cái tên nghe rất duyên dáng cho bé Winnie.
Cháu nội gia tộc họ Ông càng lớn lại càng xinh, thông minh lanh lợi.
Theo đó, trong một bài đăng công khai chính thức tên con gái, nữ ca sĩ Đông Nhi đã thổ lộ tên con gái cô là Yên Nhi - tên đầy đủ là Ông Yên Nhi. "Cám ơn con vì đã có mặt ngay cột mốc đặc biệt này trong cuộc đời ba mẹ nhé Ông Yên Nhi, một cô gái màu hồng tươi sáng điểm tô thêm cho cuộc sống từ đây về sau của ba mẹ" - Giọng ca Ta là của nhau viết. Đông Nhi đã giải thích luôn ý nghĩa tên của ái nữ rằng cô mong con gái chính là "màu hồng tương sáng" giúp điểm tô thêm cho cuộc sống của ba mẹ từ nay về sau.
Nhưng ít người nghĩ khi được phân tích kĩ càng ra về cái tên Ông Yên Nhi , lại càng thấy được vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng vô cùng kĩ càng khi đặt tên cho con. Theo đó, chữ Yên thuộc mệnh Hỏa theo Hán tự/ Hành của năm: Thổ/ Luận giải: tương sinh với bản mệnh, rất tốt. Chữ Nhi thuộc mệnh Kim theo Hán tự/ Hành của năm: Thổ Luận giải: tương sinh với bản mệnh, rất tốt. Có thể thấy, con gái của Đông Nhi sinh năm 2020 - năm Thổ nên cái tên hoàn toàn hợp mệnh.
Quả thật qua câu chuyện của gia đình Ông Cao Thắng mới thấy được sinh được cô công chúa đã quý giá mà chọn được một cái tên mang đến những điều bình an, tốt đẹp cho bé suốt cuộc đời lại càng khó khăn hơn nữa. Do đó mới có những câu chuyện nhiều gia đình phải cùng nhau bàn bạc suốt nhiều tháng liền mới lựa chọn ra được cái tên cho con vừa hợp mệnh phong thủy, vừa hợp họ của bố, vừa hợp họ của mẹ, vừa hợp tuổi bố mẹ... Tất cả những lựa chọn đó đều là vì bố mẹ quá yêu thương, luôn mong mang đến được với thế giới thì sẽ dành tặng con những điều tốt nhất.
Nếu bạn cũng là một người cha, người mẹ có tên họ "Ông" thuộc Top họ hiếm nhất Việt Nam, có thể tham khảo thêm các tên sau cho bé gái:
Trong giai đoạn 3-5 tuổi, trẻ sẽ có những lúc chưa nghe lời, muốn làm theo ý mình. Những lúc này, bố mẹ sẽ cảm thấy rất khó chịu, bực tức, không hiểu sao đứa con vốn ngoan ngoãn lại thay đổi như vậy. Tuy nhiên, đây là cách để trẻ khám phá tính cách của bản thân, cũng như thăm dò và thử thái độ của bố mẹ. Chính vì vậy, sự quan tâm và đồng hành của cha mẹ trong giai đoạn này rất quan trọng.
Những lúc con như vậy, có lẽ cha mẹ nào cũng bực mình, cộng thêm áp lực công việc khiến không ít bậc phụ huynh khó kiềm chế mà quát mắng, đánh đập con. Tuy nhiên, con rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách sau này.
Mới đây, Đông Nhi đã chia sẻ một đoạn clip về cách dạy con gái Winnie. Khi con làm sai, nữ ca sĩ không trách mắng, quát tháo mà chỉ tỏ ra buồn, có chút hờn dỗi con. Thấy mẹ buồn và không nói chuyện với mình, Winnie lập tức lo sợ, xin lỗi mẹ ngay lập tức.
Chẳng cần quát mắng, đánh đòn, Đông Nhi sử dụng một chiêu cực hiếm
Cô bé vừa cầm tay mẹ vừa năn nỉ: "Mẹ đừng buồn nữa không mọi người sẽ buồn theo mẹ đó. Mẹ hết buồn đi mà, con xin lỗi". Sau đó, Đông Nhi vẫn làm mặt buồn, chắc hẳn Winnie đã biết lỗi và không tái phạm nữa.
Trước đó, ngày 26/02/2024 Phụ nữ số coa bì đăng "Chẳng cần quát mắng, đánh đòn, Đông Nhi sử dụng một chiêu cực hiếm khiến con gái nghe lời trong phút mốt". Nội dung chính được chia sẻ là:
Ai cũng khen chiêu thức này của Đông Nhi quả thực độc đáo, chẳng cần quát mắng, đánh đòn mà cũng khiến con gái ngoan ngoãn, nghe lời ngay lập tức. Hội bỉm sữa thi nhau ghi lại để lúc nào áp dụng với con. Với con, mẹ là người quan trọng nhất, bởi vậy khi mẹ buồn, giận dỗi cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Khi con hư mà mẹ quát sẽ chỉ khiến bé hình thành tính cách xấu hơn mà thôi.
Vì sao không nên quát mắng, đánh đòn khi con chưa ngoan?
Ở trẻ em, quát mắng, đánh đòn có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như làm tổn thương tâm lý, sợ hãi hoặc thậm chí là phản kháng và hành vi bất hợp tác. Nó còn có thể làm suy giảm lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ, cản trở sự phát triển của kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng xã hội. Thay vào đó, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp giáo dục tích cực, như khen ngợi, định hướng và thảo luận, để giúp trẻ học cách cư xử đúng đắn mà không cần phải sợ hãi.
Đánh đòn và quát mắng trẻ em có thể gây ra các hậu quả tiêu cực bao gồm:
- Tổn thương tâm lý: Trẻ có thể trải qua cảm giác sợ hãi, lo lắng và không an toàn, điều này có thể kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ lâu dài.
- Sự phản kháng và bất hợp tác: Trẻ có thể phản ứng với hình phạt này bằng cách trở nên ngoan cố hơn và từ chối hợp tác, điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn của hành vi xấu và hình phạt.
- Suy giảm lòng tự trọng: Trẻ thường xuyên bị phê bình hoặc trừng phạt có thể phát triển hình ảnh tự thân xấu và cảm thấy không đáng được yêu thương.
- Ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội và giải quyết vấn đề: Trẻ em cần được học cách giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ một cách lành mạnh; quát mắng và đánh đòn không dạy trẻ những kỹ năng này.
- Mô hình hóa hành vi tiêu cực: Trẻ em học bằng cách quan sát và bắt chước người lớn, vì vậy việc chứng kiến hoặc trải qua bạo lực có thể khiến trẻ coi đó là cách giải quyết xung đột.
- Do đó, các phương pháp kỷ luật tích cực và xây dựng là cách tiếp cận khuyến khích, giúp trẻ phát triển hành vi tốt và kỹ năng xã hội mà không cần sử dụng đến sức mạnh hoặc sợ hãi.
Khi trẻ chưa ngoan, cha mẹ nên làm gì?
- Bình tĩnh và kiên nhẫn: Hãy thử hiểu nguyên nhân đằng sau hành vi của trẻ và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh.
- Giao tiếp rõ ràng: Nói chuyện và giải thích cho trẻ biết hành vi nào là không thích hợp và kỳ vọng của bạn là gì.
- Đặt ra quy tắc và giới hạn: Xác định rõ ràng những quy tắc cần thiết và nhất quán trong việc thực thi chúng.
- Khuyến khích và khen ngợi: Nhận ra và khen ngợi những hành vi tích cực của trẻ, khuyến khích sự cải thiện.
- Định hướng hành vi: Dạy trẻ những cách cư xử sao cho thích hợp và an toàn.
- Sử dụng hình phạt không liên quan đến vũ lực: Áp dụng các biện pháp kỷ luật như "thời gian nghỉ" hoặc tước quyền lợi một cách công bằng và nhất quán.
- Thảo luận và giáo dục: Nói chuyện với trẻ để giúp chúng hiểu được các quyết định của hành vi và cách cư xử tốt hơn trong tương lai.
- Tạo cơ hội để trẻ tự sửa sai: Khuyến khích sự tự giác và cơ hội để trẻ tự sửa chữa hành vi của mình.
- Luôn cho trẻ cảm giác được yêu thương và an toàn: Một môi trường gia đình yêu thương và an toàn sẽ giúp trẻ phát triển hành vi tốt hơn.