Mang căn bệnh ung thư giống vợ cũ của chồng: Bác sĩ chỉ mặt, đặt tên thủ phạm

Chia sẻ Facebook
16/07/2022 14:31:32

Đến khám vì thường xuyên đau bụng, ra máu bất thường giữa chu kỳ, chị H. sững sờ khi bác sĩ chẩn đoán chị bị K tử cung.

Mắc ung thư giống vợ cũ của chồng, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'

Chị Bùi Thị H. (41 tuổi, Hà Nội) đi khám sản vì chị thấy hay đau bụng vùng chậu, đặc biệt khi ân ái vợ chồng. Khoảng hai tháng nay, chị H. còn bị ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Khám lâm sàng, bác sĩ thấy chị có sang thương ở cổ tử cung. Đặc biệt xét nghiệm tế bào học, soi tươi tế bào âm đạo có tế bào ác tính. Kết quả khám cho thấy chị bị ung thư cổ tử cung do virus HPV.

Chị H. đã kết hôn 12 năm, chung thuỷ chỉ quan hệ tình dục với chồng. Chồng chị trước đó cũng đã ly hôn một lần. Khi hỏi ra, chị H. còn bất ngờ hơn đó là vợ cũ của chồng cũng bị ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ cho rằng người chồng khả năng mang HPV từ trước với vợ cũ, sau đó lây nhiễm sang người vợ sau.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, virus HPV lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Đặc điểm sinh học của những virus này đã được nghiên cứu rất nhiều và mối liên hệ của nó với ung thư đã được xác định, đặc biệt là những ung thư liên quan đến vùng hậu môn sinh dục (cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn) và ung thư vùng đầu cổ.

Virus HPV tiềm ẩn trong cơ thể, là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Thực tế, BS Tiến cho biết tỷ lệ nhiễm HPV sinh dục ngày càng lan rộng do giao hợp không an toàn hoặc tiếp xúc da trực tiếp với vùng bị nhiễm.

Cả rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát và thứ phát có thể làm cho bệnh nhân dễ nhiễm HPV và phát triển thành ung thư ở mô bị nhiễm. Hầu hết mọi người không có bất kỳ triệu chứng nào khi bị nhiễm HPV, và đó là lý do sự lây nhiễm sẽ dễ dàng hơn. Nhưng ở một số người, nhiễm HPV sẽ không biến mất.

Mặc dù suy giảm miễn dịch nguyên phát rất hiếm nhưng nên cân nhắc khả năng bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch khi có nhiễm HPV nặng.

Khi nhiễm HPV, có hai nhóm được chia theo nguy cơ. Nhóm nguy cơ cao: Gồm HPV các tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56 , 58, 59, 68; Nhóm nguy cơ thấp là virus HPV có tuýp 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73, 81.

Trong đó, virus HPV tuýp 16 và 18 được phân lập nhiều nhất trong ung thư cổ tử cung, tuýp 16 tìm thấy trong khoảng 50% bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân nhiễm HPV 16 hoặc 18 đều diễn tiến thành ung thư. Hơn nữa, trong các tuýp HPV thì nguy cơ sinh ung khác nhau.

HPV cũng là nguyên nhân gây ung thư dương vật. Nam giới nhiễm HPV cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư dương vật. Trong một nghiên cưu bệnh chứng, có 33/67 ca ung thư dương vật dương tính với HPV, trong đó 70% ca là HPV 16. Hơn nữa, nguy cơ ung thư dương vật ở nam có bệnh sử sùi mào gà cao hơn 5,9 lần so với nam không có bệnh.

BS Tiến cho biết hiện nay xét nghiệm HPV là một phần trong chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung, có thể thực hiện riêng lẻ hoặc cùng với xét nghiệm Pap ở phụ nữ trên 25 tuổi. Xét nghiệm Cobas 4800 hiện là xét nghiệm duy nhất được FDA công nhận để phát hiện HPV nguyên phát.

Xét nghiệm HPV giúp kiểm tra phát hiện sự hiện diện của virus u nhú ở người (HPV), đây là một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Xét nghiệm này không áp dụng cho nam giới.

Xét nghiệm HPV không cho kết quả việc cơ thể người có mắc ung thư hay không. Xét nghiệm HPV sẽ giúp phát hiện virus HPV nguy cơ cao như HPV 16 và 18 làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

BS Tiến khuyến cáo tất cả phụ nữ, kể cả những người chủng ngừa HPV, nên được kiểm tra theo lịch trình thường quy cho bệnh ung thư cổ tử cung. Hầu hết phụ nữ được kiểm tra bằng cách sử dụng một thử nghiệm gọi là "pap smear" bắt đầu từ tuổi 21.

Tin Cùng Chuyên Mục

Bác sĩ Việt cứu sống bệnh nhân người Nigeria mắc căn bệnh từ Châu Phi

icon 0

Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhân nữ 32 tuổi, quốc tịch Nigeria mắc sốt rét ác tính, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng

icon 0

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia yêu cầu Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Mẹ vỡ ối, thai nhi 600 gram vẫn được nuôi dưỡng kéo dài

icon 0

Các y bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã điều trị giúp kéo dài tuổi thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối non hết ối khi tuổi thai chỉ mới 23,5 tuần.

Thiếu nữ “vỡ mộng” sau tình một đêm với bạn trai quen qua app hẹn hò

icon 0

Ban đầu hai người quen nhau qua app hẹn hò rồi cho số điện thoại liên lạc, K thường xuyên nói chuyện đến khi gặp trực tiếp hai người đã đi khách sạn.

Căn bệnh người Việt mắc cao nhất thế giới có xu hướng trẻ hoá

icon 0

Nhiều học sinh, sinh viên đã phải chịu những cơn đau khớp ở cổ tay, vai gáy khi dành quá nhiều thời gian sử dụng máy tính và điện thoại di động…

Mẹ hối hận vì đưa con đi đắp thuốc trị bỏng

icon 0

Đơn vị Bỏng, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bỏng da, nhiễm trùng nặng do đắp lá.

Vì sao khi ăn no tuyệt đối không được 'yêu'?

icon 0

'Yêu' đều đặn có thể giúp bạn phòng chống nhiều bệnh tật nhưng vẫn có những thời điểm các cặp đôi cần tuyệt đối kiêng kỵ chuyện chăn gối.

Tủy động vật có phải thực phẩm 'siêu bổ dưỡng'?

icon 0

Nhiều người cho rằng tủy lợn, tủy bò là thực phẩm 'siêu bổ dưỡng' tốt cho sức khỏe, giúp bổ máu thậm chí chữa các bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm...

Loại quả đang vào vụ, tốt cho tim mạch, chống ung thư nhưng ai không nên ăn?icon0Các chất dinh dưỡng trong quả đào giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch...

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 17 tuổi ngừng tim do sốc truyền dịch tại nhà, tử vong do suy đa tạng

icon 0

Sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, nhiều người dân ngại không tới bệnh viện thăm khám, tự ý truyền dịch hạ sốt dẫn tới sốc.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook