Mạn đàm về mỹ thuật đương đại
Trào lưu vứt bỏ truyền thống trong giới mỹ thuật đã khiến các họa sĩ chân chính hiểu rõ kỹ pháp hội họa truyền thống bị dồn vào đường cùng...
Nhắc đến mỹ thuật, người ta thường dễ cho rằng đó chỉ là những thứ liên quan đến hội họa, điêu khắc, thủ công mỹ nghệ v.v.. Tuy nhiên trên thực tế “mỹ” chính là một phạm trù rất lớn, nó liên quan đến những phương diện mà con người thường xuyên tiếp xúc. Trong mọi khía cạnh cuộc sống của con người như công việc, quần áo, thực phẩm, đi lại đều có thể thấy được bóng dáng của mỹ thuật. Ví như nói người ta trước khi ra khỏi cửa cần phải sửa sang lại ăn mặc và trang điểm gọn gàng; khi mua quần áo cần lựa những bộ trang phục xinh đẹp; nhà cửa cần trang trí thật đẹp mắt; người làm kinh doanh muốn bán được sản phẩm cần phải chăm chút bao bì và trang trí bên ngoài sao cho đạt được kết quả lý tưởng nhất. Những điều này đều trực tiếp liên quan đến tác dụng của mỹ thuật.
Mọi người đều biết rằng có một số người đem những thứ đồ tạp nham, rác rưởi đi trưng bày với mỹ danh là “nghệ thuật trang trí” ; hoặc khoác lên những trang phục kỳ dị lăn lộn khắp nơi và gọi chúng là “nghệ thuật hành vi”. Đây đều là những điều đã biến dị, biến thái. Người bình thường sẽ cho rằng chỉ có những nhà mỹ thuật “chuyên nghiệp” mới quan tâm thôi, chứ người không làm về mỹ thuật sẽ không thích mấy cái gọi là “mỹ thuật” thế này đâu. Tuy nhiên trên thực tế, những người làm thiết kế sản phẩm, thiết kế quần áo, trang trí và thiết kế nội thất, quảng cáo, truyền thông… cho các doanh nghiệp, đoàn thể, chính phủ nói chung đại đa số đều là nhà mỹ thuật chuyên nghiệp. Vì vậy, khi họ làm các công tác mỹ thuật lại đem cái gọi là “mỹ thuật” này vào quy trình sáng tác. Những điều này lại ngầm thay đổi một cách vô tri vô giác sở thích thẩm mỹ của con người hôm nay, mà những người sống trong đó rất khó nhận biết ra được.
Lấy một thí dụ tiêu biểu, những người đã quen sống trong các thành phố lớn hiện đại, mỗi ngày đi trên đường sẽ không cảm giác thấy có gì lạ, nhưng nếu một người đã sống trong hoàn cảnh kiến trúc truyền thống một thời gian dài, lại đến sống trong một thành phố hiện đại như vậy, thì khi họ nhìn thấy những thứ này sẽ vô cùng khó chịu, không thoải mái. Bởi vì kiến trúc chủ yếu của các thành phố chính là chồng chất đầy những tòa nhà cao tầng như một khối lập thể hình chữ nhật, toàn bộ thành phố đều được đơn giản hóa bằng những khối lập thể hình chữ nhật này, khiến người ta cảm thấy như bản thân bước vào thế giới của người ngoài hành tinh. Mà thế giới chân chính của nhân loại, vô luận là kiến trúc truyền thống của phương Đông hay phương Tây đều không phải là những tòa nhà hình hộp chữ nhật trần trụi đơn giản như vậy. Nhưng một người từ khi mới sinh ra đã sống trong hoàn cảnh này mà lớn lên, có lẽ họ sẽ nói: Kiến trúc thành phố không phải chính là như vậy hay sao?
Các loại hình kiến trúc của chủ nghĩa hiện đại như hình dáng phẳng phiu, sáng bóng, đơn giản, trần trụi, hình hộp vuông v.v… đã tạo thành “phong cách” quốc tế của thế kỷ 20. Phong cách này rất nhanh đã thay thế kiến trúc truyền thống vốn có của các quốc gia, phối hợp với yêu cầu “ít tức là nhiều” (less is more) của chủ nghĩa giản lược trong quan điểm mỹ học hiện đại, khiến cho hoàn cảnh kiến trúc của một lượng lớn dân tộc mất đi cá tính độc đáo nguyên bản của họ, toàn bộ đều biến thành một dạng thức giống nhau, phá hủy đi nền văn minh truyền thống của các dân tộc cổ xưa của nhân loại. Từ đó, trong các tạp chí du lịch và đồ họa, các nhà nhiếp ảnh thay đổi góc nhìn của ống kính để chụp những bức ảnh với độ nét hiếm thấy, lại dùng phần mềm đồ họa để biến hóa các thành phố hộp vuông này với màu sắc rực rỡ hơn, nhằm mục đích thuyết phục mọi người đến du lịch: Hãy nhìn xem thành phố hiện đại hóa của chúng tôi tươi đẹp biết bao nhiêu! Loại hình này được sử dụng lặp lại vô số lần, chính là muốn nhân loại tiếp nhận một loại mỹ học, khác biệt hoàn toàn với quan điểm thẩm mỹ truyền thống mà nhân loại đã kế tục hàng ngàn năm.
Nhằm phối hợp với kiến trúc thành phố mang phong cách hình học này, tại một số quảng trường sẽ thấy được không ít các điêu khắc hiện đại, thể hiện những hình thể trừu tượng kỳ quái hoặc thể trạng hình học biến dạng. Nếu như không có sự giải thích một cách “khiên cường phụ hội” (đem những gì không liên quan cố ép nói thành có liên quan, đem những thứ vô nghĩa trở thành có ý nghĩa) và “thiên hoa lạn trụy” (phóng đại hoa mỹ nhưng không có thật) của lý luận mỹ học đương đại, người ta căn bản sẽ không nhìn ra được những tác phẩm điêu khắc này là thứ gì và tác giả sáng tác tác phẩm này muốn biểu đạt điều gì. Đặc điểm này cũng thể hiện qua một số hình vẽ nguệch ngoạc trên các bức tường ở thành phố, chúng là thể hiện sự biến dị, biểu đạt mặt ác của nhân tính với tâm lý kháng cự hiện thực.
Đối với những ai từ nhỏ đã sống trong môi trường này mà nói, họ sẽ cảm thấy hết thảy đều là bình thường. Đặc biệt, tại rất nhiều quốc gia, trong sách giáo khoa được giảng dạy ở trường học, từng tấm hình minh họa đều là các loại tác phẩm hiện đại hóa đi vào tâm trí thuần khiết sơ khai của trẻ nhỏ, sẽ khiến những đứa trẻ này hình thành quan niệm “mỹ thuật chính là như vậy” . Quyền uy và ý thức tập thể đối với tư tưởng cá thể có lực kiểm soát cực lớn, đó là sự thống trị hoàn toàn đối với giai đoạn học tập của trẻ em và thanh thiếu niên. Những người có quyền uy ấy nhất trí tôn sùng những tác phẩm “người không ra người” của Pablo Picasso, khiến những tác phẩm đó trở thành thẩm mỹ chủ đạo của đại chúng. Các nhà sưu tập, nhà đấu giá và nhà phê bình nghệ thuật đã phối hợp, để dẫn dắt định hướng dư luận, từ đó thu được càng nhiều lợi ích kinh tế.
Thời kỳ sinh viên là giai đoạn phát triển quan trọng để hình thành nhân sinh quan, thế giới quan. Xã hội với hướng phát triển không đúng đắn sẽ càng gây ra hậu quả lớn hơn. Nếu chú ý một chút đối với học sinh mười mấy tuổi sẽ phát hiện: nhiều người trong số họ mặc áo có in hình đầu lâu, mặc dù mới mua nhưng nhìn vào màu sắc luộm thuộm như giẻ rách; còn có nào là lỗ lớn, lỗ nhỏ trên quần jean; thậm chí có người cắt kiểu tóc kỳ quái nhằm theo đuổi cái gọi là “cá tính” . Đồ dùng học tập như sách vở, hộp đựng viết, cặp táp đều in những hình cương thi, bộ xương hoặc ác quỷ. Những quyển sách giáo khoa thuận theo trào lưu văn hóa cận đại, trong đó chứa đầy những hình ảnh biến dị và biến thái… Phụ huynh và giáo viên trong môi trường này đã trở nên vô cảm, những đứa trẻ không có năng lực phân biệt từ nhỏ đã bị nhồi nhét thị hiếu với thẩm mỹ biến dị.
Nếu như nói những bài học chính quy đều là những thứ biến dị này, thì ngoài học tập, trong cuộc sống vui chơi âm nhạc của họ lại càng có vấn đề. Trong tác phẩm điện ảnh những vị siêu anh hùng được công chúng tôn sùng đều là những thứ độc hại hoặc xấu xí như nhện, dơi và người ngoài hành tinh trở thành tiêu chí cho lực lượng chính nghĩa, biểu tượng của công lý. Những cửa hàng đồ chơi với các món đồ hình dáng tà ác thường được bán chạy. Trong các trò chơi điện tử, khi trang phục nhân vật càng nâng cấp thì bề ngoài càng biến dị, cuồng dã… Ngay cả những thứ như truyện tranh hay hoạt hình thoạt trông có vẻ như rất xinh đẹp, tinh xảo, những truyện tranh được xem là “vô hại” ấy cũng sử dụng thủ pháp xử lý tạo hình dựa trên quan điểm thẩm mỹ biến dị. Ví dụ như, tạo hình mũi của một người bị thu nhỏ lại, rồi vẽ đôi mắt to lên, chiếm 1/3 khuôn mặt thậm chí là 1/2. Đôi mắt to và khuôn mặt như sinh vật ngoài hành tinh, người nhìn vào còn cảm thấy rất dễ thương. Bởi vì từ lúc sinh ra, họ chính là trưởng thành trong những hình ảnh biến dị này, có lẽ họ đã mất đi khả năng thẩm mỹ bình thường của con người. Nói vui thế này, giả sử một ngày nọ có một người ngoài hành tinh với chiếc mũi nhỏ, đôi mắt to và làn da trắng như người trong truyện tranh đi trên phố với mái tóc đẹp, thì có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy thật dễ thương chăng?
Biến dị thẩm mỹ phổ biến trong đại chúng liên quan chặt chẽ đến vai trò hàng đầu của các chuyên gia nghệ thuật trong ngành. Trên thực tế, ngày nay ngay cả trong các trường đại học nghệ thuật chuyên nghiệp, bạn hiếm khi thấy những gì là đẹp chân chính. Trong Học viện Mỹ thuật, các tác phẩm được tìm kiếm theo đuổi thường là những tác phẩm kỳ quái. Một bộ phận lớn trong các giáo sư nghệ thuật phương Tây thậm chí không biết vẽ hội họa. Bởi vì các chủ đề nghiên cứu của họ đều tập trung vào lĩnh vực nghệ thuật trang trí và nghệ thuật trình diễn. Một số ít người tham gia vào hội họa thì cũng là dấn thân vào trường phái trừu tượng, những thứ không yêu cầu cao về kỹ thuật vẽ mà là những cách vẽ nguệch ngoạch lộn xộn. Có nhiều lý do lịch sử để những thứ này có chỗ đứng hoặc thậm chí tạo thành dòng chính trên thế giới, mà trên bề mặt có một loại logic tự lừa mình dối người lại được nhiều người tiếp nhận là: Chỉ cần một trường phái nào đó hình thành được một bộ lý luận thẩm mỹ làm căn cứ, thì thậm chí những thứ rác rưởi vô dụng cũng có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật, bởi vì phạm vi của thẩm mỹ bao gồm tất cả các khái niệm về cái đẹp và không đẹp.
Vấn đề mà loại logic này bỏ qua là: Một người làm bất cứ việc gì đều có duyên cớ cả, đằng sau nó đều có lý do, mà suy rộng ra chính là hình thành một lý luận. Nếu như bất kỳ lý thuyết nào chỉ cần có sức thuyết phục rộng lớn thì đều có thể được xã hội công nhận, như vậy trên thế giới không có gì là không được công nhận rồi. Ví dụ như, các cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra ở phương Tây trong những năm qua, những kẻ khủng bố có một bộ lý thuyết tôn giáo hoàn chỉnh để hướng dẫn giáo đồ phóng hỏa giết người, làm những việc tàn bạo, ôm bom cảm tử, nhưng không phải bởi vì có một bộ lý luận thì cái gì cũng cho phép làm. Lý luận cũng cần phân rõ thiện ác tốt xấu.
Một bức tranh trừu tượng chỉ mấy phút có thể hoàn thành thì giá của nó rất thấp, nhưng nhiều người trong buổi đấu giá có thể đưa ra những con số cao ngất về giá thành của nó. Jackson Pollock (1912-1956) dùng nhiên liệu phẩm màu vẽ loạn lên ra bức tranh trừu tượng trở thành tác phẩm “Số 5, 1948” (No.5, 1948). Nhiều năm trước bán ra với giá trên trời là 140 triệu USD, người bình thường rất khó giải thích được, một bức tranh mà một đứa bé mấy tuổi cũng có thể hồ nháo vẽ ra được thì dựa vào đâu lại có giá tiền nhiều như vậy. Kỳ thực, các nhà kinh tế học hiểu rất rõ cách làm này với nguyên lý của nền kinh tế bong bóng. Những tác phẩm hiện đại này rất ít ai xem mà hiểu đó là gì, lại được nhiều người đánh giá cao vậy sao? Kỳ thực đó chỉ là sự kết hợp của các nhóm kinh tế như nhà phê bình nghệ thuật, nhà sưu tập, đại lý nghệ thuật và nhà đấu giá, thông qua cách vận hành thị trường đáng kinh ngạc này mà có được con đường lợi ích kinh tế to lớn. Người tỉnh táo đều có thể nhìn thấy, trong lý luận thẩm mỹ hiện đại có một tỷ lệ rất lớn là kiến lập trên nền tảng tư tưởng kiếm tiền nổi danh mà phát triển những mánh khoé lừa gạt.
Vì quan điểm nghệ thuật hiện đại đã đạt một vị trí thống trị trong thế giới nghệ thuật, nhiều học giả phản cảm với nghệ thuật hiện đại phải thận trọng khi bày tỏ ý kiến vì áp lực của dư luận, không dám vượt qua ranh giới dù nửa bước, lo sợ sẽ bị những người trong nghệ thuật hiện đại chỉ trích lên án, sẽ khiến cho họ không còn chốn dung thân trong giới mỹ thuật. Kỳ thực, nghệ thuật hiện đại đã công khai đăng đàn ở những nơi cao quý thanh lịch, càng phát triển càng đến mức khó coi, thô tục.
Piero Manzoni (1933-1963) vào năm 1961 đã bán thứ “đại tiện” của mình trong 90 chiếc lọ nhỏ như những tác phẩm nghệ thuật, gọi nó là “Phân của nhà nghệ thuật” (Merda d’Artista). Năm 2015, một trong những lọ phân này đã bán được 182.500 bảng Anh tại London, tương đương với khoảng 203.000 euro, có giá gấp trăm lần giá vàng với trọng lượng tương đương.
Bạn đừng cho rằng đây chỉ là một trường hợp ngoại lệ, có nữ giáo sư thoát y đem phân chó trét lên người mình để đi triển lãm, còn có một nhà họa sĩ đem phân của động vật làm nguyên liệu vẽ tranh thậm chí còn giành được giải thưởng nổi tiếng… Kỳ thực, những ví dụ càng lúc càng dơ bẩn càng thấp kém như thế này có rất nhiều, bởi vì quá mức buồn nôn, biến thái nên sẽ không nêu ra ở đây. Một số cái gọi là “nghệ thuật hiện đại” vô sỉ hạ lưu kỳ thực sớm đã vượt qua cực hạn tâm lý thừa nhận của con người, có một số “nghệ thuật trình diễn” cực đoan mà ai vừa xem qua lập tức liền phải đi gặp bác sĩ tâm lý, nếu không nó thậm chí sẽ để lại tâm bệnh. Nhưng bây giờ nhiều trường đại học và cao đẳng ở phương Tây đang dạy những thứ này làm môn học chính của họ cho sinh viên, học không tốt những thứ này thì không được tốt nghiệp, khiến cho mỗi một sinh viên vốn đã bị ô nhiễm trong xã hội càng thấm nhuần thêm tư tưởng biến dị như vậy, để sau đó khi họ tốt nghiệp rồi sẽ quay đầu tặng lại những thứ tư tưởng biến dị này cho xã hội. Sự biến dị của giới nghệ thuật hiện đại đã vượt qua sự tưởng tượng của người bình thường, không sai khi nói rằng nó chà đạp và xúc phạm nhân phẩm con người, nhưng sau khi công chúng đã bị ô nhiễm hiểu ra điều này, nhiều nhất cũng chỉ là xem nó như câu chuyên vui sau buổi trà chiều mà thôi.
Trong Học viện Mỹ thuật ở các nước phương Đông vẫn còn sót lại một chút hương vị thẩm mỹ truyền thống, xác thực có một số người khó chấp nhận những thứ quá biến thái, mà luôn tuân thủ các nguyên tắc điêu khắc và hội họa truyền thống. Nhưng “truyền thống” ở đây không phải là truyền thống cổ điển được kế thừa từ lịch sử thực tế trong hàng trăm năm. Kỳ thực rất nhiều người làm về mỹ thuật truyền thống đã ý thức được điểm này, song khổ nỗi rất nhiều kỹ thuật truyền thống đã bị thất truyền, người ta lại bị nghệ thuật cận hiện đại làm biến dị đi phong cách thẩm mỹ của họ, dẫn đến kỹ pháp biểu hiện không ra gì.
Ví dụ, hội họa Trung Quốc ngày nay rất nhiều năm luôn duy trì phong cách phác họa nhấn mạnh quá mức vào kết cấu, phong cách vẽ màu nước với nét vẽ kỳ quái, điều này chưa bao giờ được công nhận bởi giới hội họa truyền thống phương Tây.
Nhìn chung, một bộ những thứ này là kết quả tổng hợp của phong cách hội họa bắt nguồn từ cộng sản Liên Xô cũ, kết hợp với một bộ phận trường phái ấn tượng cùng phương pháp hội họa của chủ nghĩa phân sắc, vì vậy biểu hiện của nó mang phong cách dở dở ương ương. Những người học hội họa Trung Quốc đã thấm nhuần phương pháp vẽ tranh đó từ khi còn nhỏ, có lẽ đã quen với việc nhìn thấy một cái hũ hình tròn mà tưởng như một khối đa diện bị vỡ, vẽ một trái táo được cắt thành từng miếng một, nhưng da vẫn còn trên đó, một tấm vải đơn sắc được vẽ như vải in hoa, hoặc như rơm rạ… Học sinh trên khắp Trung Quốc đã vẽ như thế này trong nhiều thập kỷ. Họa sĩ trường phái tĩnh vật người Hà Lan nếu có thể sống đến ngày nay, ắt sẽ thất kinh trước sự cố chấp bền bỉ của các cuộc thi tại Trung Quốc trong phương pháp hội họa quái đản này.
Sau khi nhập học Học viện Mỹ thuật, phương pháp vẽ màu nước này thường được áp dụng để tạo ra bức tranh sơn dầu như một loại hình hội họa chủ lưu. Vì hầu hết các giáo viên chưa được tiếp xúc với các kỹ thuật sơn dầu chính thống, cho nên hầu hết trong số họ hài lòng với họa pháp màu nước do các sinh viên trực tiếp điều chỉnh màu sắc trên khung vẽ, lại thêm vào giới nghệ thuật chủ trương tự do sáng tác, các sinh viên trên cơ bản thích vẽ thế nào thì vẽ. Theo một nghĩa nào đó, trường học không dạy sinh viên kỹ thuật hội họa, những gì học sinh làm chỉ là tập trung lên lớp để luyện tập vẽ và những gì giáo viên trong lớp dạy chẳng qua chỉ là các hiện tượng cụ thể như phác thảo màu gì nên được vẽ nhiều hơn, sáng hơn hoặc tối hơn mà thôi, v.v..
Nếu người Trung Quốc không hiểu kỹ thuật hội họa chính thống của châu Âu thì đó là do khoảng cách địa lý giữa phương Đông và phương Tây tương đối xa, hơn nữa thời gian mà Trung Quốc gia nhập vào giới hội họa phương Tây cũng tương đối ngắn. Nhưng vấn đề của châu Âu là họ đã vứt bỏ bảo vật gia truyền ở ngay trên chính mảnh đất của họ.
Trong một cuốn sách về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu xuất bản năm 1923 của nhà hội họa, sử học nghệ thuật người Pháp Charles Moreau-Vauthier (1857-1924), ông nhận xét rằng trong thời kỳ đó kỹ pháp truyền thống đã nhận phải sự xem thường. Nhà lý thuyết nghệ thuật (art theorist) người Đức Max Doerner (1870-1939) cũng có nhận định tương tự. Trên thực tế, khi đó trào lưu vứt bỏ truyền thống trong giới mỹ thuật đã khiến các họa sĩ chân chính hiểu rõ kỹ pháp hội họa truyền thống bị dồn vào đường cùng, không còn người để tiếp nhận kỹ pháp truyền thống của họ. Chính vào năm 1922, họa sĩ của trường phái tiền-Raphaelite và tân cổ điển người Anh là John William Godward (1861-1922) đã tự tử vì phong cách họa thực cổ điển khắt khe của ông bị phân biệt đối xử bởi thế giới mỹ thuật sùng bái phong cách vẽ nguệch ngoạc của Picasso. Trước khi chết ông đã để lại di ngôn rằng: “The world is not big enough for myself and a Picasso” (Thế giới không đủ lớn để chứa tôi và một Picasso). Vào thời điểm đó, những người làm về chủ nghĩa hiện đại trong giới nghệ thuật như cá gặp nước. Năm 1917, Marcel Duchamp tình cờ đổ một ít nước tiểu lên bức tranh rồi lại ký tên vào đó liền trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang đi triển lãm, lấy tên gọi là: “Suối phun” (Fountain). Sau đó, Manzoni đã phát triển thêm nữa, trực tiếp trưng bày chữ ký trên mông của phụ nữ khỏa thân và đặt tên cho những người phụ nữ khỏa thân được ông ký tên là “tượng điêu khắc sống” (Scult viventi)… Thay vào đó, những ai tuân thủ nghiêm ngặt các truyền thống, các họa sĩ và nhà điêu khắc luyện tập chăm chỉ để trau dồi kỹ năng hội họa thật sự của họ thì không còn chỗ đứng, điều này đã dẫn đến sự mất mát nghiêm trọng của các kỹ thuật truyền thống.
Bởi vì kỹ thuật và vật liệu có mối liên kết chặt chẽ, việc kỹ pháp hội họa truyền thống bị thất truyền dẫn đến các họa sĩ không hiểu rõ và cũng không còn xem trọng những đặc tính của nguyên liệu vẽ. Ở các trường nghệ thuật của nhiều quốc gia, rất ít khi thấy các khóa học về nguyên vật liệu nghệ thuật.
Bởi vì các giáo viên hướng dẫn đều không hiểu biết về kỹ pháp truyền thống mà chỉ nắm bắt được một ít mảnh vụn nghe nói được về các nguyên vật liệu vẽ. Vì vậy, họ đã ném phần công việc này cho các nhà sản xuất nguyên liệu, để họ giải quyết vấn đề xung đột thành phần hóa học giữa các nguyên liệu sắc tố khác nhau. Tuy nhiên khoa học lại chưa phát triển đến trình độ có thể khiến tất cả nguyên liệu màu trộn lẫn ngẫu nhiên với nhau mà không có bất kỳ phản ứng bất lợi nào, đồng thời, mục đích của nhà sản xuất nguyên liệu màu là kiếm tiền, giữa các doanh nghiệp cũng có vấn đề cạnh tranh. Vì vậy, tỷ lệ cụ thể của từng thành phần, cách điều chế nguyên liệu màu và môi trường phối sắc tố, v.v. cũng như việc sử dụng các chất phụ gia khác nhau và phương pháp sản xuất ra màu sắc khác nhau đều trở thành bí mật thương mại. Vậy nên hầu hết các nhà nghệ thuật hoàn toàn là người ngoài nghề trong phương diện này, mà đối với việc này họ cũng không hề quan tâm, chỉ việc mua những nguyên liệu về rồi sử dụng. Ngay cả việc họ dùng những nguyên liệu mua sẵn này sẽ mang lại tác dụng phụ diện gì hay không, họ cũng không suy nghĩ quá nhiều, hầu như tất cả mọi người đều mang theo một tâm thái bỏ tiền ra để thử vận may mà thôi.
Ngày nay, dù là thương hiệu màu nổi tiếng, thì các họa sĩ chỉ được đọc phần giới thiệu bao gồm các thông số cơ bản, ví dụ như các thành phần cơ bản của sơn dầu, về hàm lượng dầu trong tổng thể, tính năng cản quang hoặc tốc độ khô của màu, v.v. đều là những nội dung khái quát hạn chế, ngay cả các chuyên gia cũng khó có thể dựa vào những thông tin cơ bản này để xác minh chất lượng sản phẩm. Vì vậy điều duy nhất các họa sĩ có thể làm là đi tìm mua ở những thương hiệu màu danh tiếng và tin tưởng giá trị của thương hiệu đó. Tuy nhiên, trong tình huống bạn không hiểu hết các nguyên liệu màu vẽ, thì dù cho đầu tư thật nhiều tiền cũng không nhất thiết đạt được hiệu quả mong muốn. Max Doerner đã từng dẫn một ví dụ về kinh nghiệm cá nhân của chính mình: Khi còn trẻ, ông pha trộn màu xanh ngọc lục bảo và màu vàng nghệ để vẽ một bức tranh phong cảnh mùa xuân xanh nhạt, nhưng mười mấy năm sau, bức tranh đó đã hoàn toàn biến thành màu đen. Lý do tại sao màu xanh nhạt chuyển sang màu đen tối không liên quan gì đến chất lượng của sắc tố, mà nó xảy ra là bởi phản ứng hóa học do trộn lẫn đồng và nguyên tố cadimi, cho dù dùng nguyên liệu màu có tốt hơn nữa cũng sẽ như vậy.
Cùng một đạo lý, những người đam mê với việc tìm kiếm các loại nguyên liệu thô tự nhiên đắt tiền như “màu xanh biếc chân chính” , “màu vàng chu sa chân chính” , thì khi vẽ cũng chỉ cần thiết thực làm theo phương pháp cổ xưa chia từng lớp ra mà tô màu. Nếu như trộn nó trực tiếp với các kỹ thuật hiện đại, thì những thứ nguyên liệu này sẽ xảy ra phản ứng hóa học của nguyên liệu mang tính kim loại khoáng chất, cuối cùng sẽ khiến cho tác phẩm biến thành màu đen.
Kỳ thực hiện nay không chỉ tác phẩm hội họa càng lúc càng không chuyên nghiệp, mà các tác phẩm mỹ thuật được triển lãm cũng là như thế. Một kiến trúc kim tự tháp của trường phái hiện đại được đặt trước tòa nhà cổ viện bảo tàng Louvre, phong cách kiến trúc của hai thứ này hoàn toàn khác nhau, trở thành thất bại lớn nhất trong khu phức hợp trung tâm Paris. Khi kim tự tháp bằng kính được xây dựng, nó đã gặp rất nhiều sự phản đối từ mọi tầng lớp, nhưng sau này mọi người nhìn thấy nó riết rồi cũng quen, có một số người còn xem nó như một biểu tượng của viện bảo tàng Louvre hay thậm chí là Paris.
Tháp Eiffel thường được coi là biểu tượng của Paris. Ông Gustave Eiffel mang theo kỹ thuật luyện sắt hàng đầu trong thời cách mạng công nghiệp, nhưng những thành tựu trên phương diện thẩm mỹ của ông lại không dám để người khác khen ngợi. Vào thời điểm đó, một “ống khói đen” giống như nhà máy đã được dựng lên ở thành phố Paris cổ điển, cột thô được đóng đinh tán bằng thép, phong cách chủ nghĩa hiện đại phản cổ điển của cột khói khổng lồ này tạo ra một hình mẫu hiện đại làm hỏng nghiêm trọng hình ảnh của Paris. Tất nhiên, những người đã mất đi tinh thần của văn hóa truyền thống thì có lẽ rất ít ai hiểu rõ những điều này, khi nhìn thấy một cột sắt đen cao to liền cho rằng rất lợi hại, dưới sự đồng hóa của ý thức tập thể đột biến, liền cho rằng nó là đẹp. Trong thực tế những thứ này đều quá xấu xí.
Vào thời đại hôm nay, những công trình mang phong cách “nghệ thuật” công nghiệp này với “nghệ thuật” bất thuần và các loại mỹ thuật thiết kế đều biểu hiện rõ đặc trưng phi nhân loại. Từ trong các quảng cáo trên đường phố, bao bì sản phẩm, thiết kế sách, trang trí nhà cửa và nhu yếu phẩm hàng ngày, hầu hết những thứ này đều là kết quả sau khi mọi người đã bị ảnh hưởng bởi sự biến dị. Ngay cả khung của nhiều bức tranh sơn dầu bây giờ cũng cố gắng để trở nên đơn giản, cố gắng tránh thay đổi kiểu dáng. Tất cả những hình ảnh trong môi trường sống của mọi người, hình dạng theo đuổi đều là những thứ mang phong cách hình học thẳng hoặc hình cong, mà hôm nay gọi là “cảm giác hiện đại”, “ngắn gọn”, để nghênh đón lối sống nhanh của phương thức xã hội vật chất. Kỳ thực, quan niệm chỉ chú trọng vào tính thực dụng này chính là vứt bỏ sự truyền thừa văn hóa của nhân loại, nó xóa bỏ đi sự kết tinh của truyền thống chứa đầy nghệ thuật mà chư Thần truyền cấp cho con người.
Vào thời đại trước khi nhân loại có nền văn minh hiện nay, các quốc gia, các dân tộc đều rất xem trọng truyền thống. Trong ký ức được truyền lại từ thời viễn cổ xa xưa, mọi người từ thế hệ này sang thế hệ khác nói rằng văn hóa của họ đã được Thần truyền lại. Trong quá trình truyền thừa, những điều truyền thống này có thể thay đổi một ít ở một số chi tiết hoặc hình thức cụ thể, nhưng bộ phận mang ý nghĩa chính yếu là ổn định. Ví dụ các nhà khảo cổ học phát hiện, phong cách hội họa phương Tây từ mấy ngàn năm trước cùng với phong cách hội họa truyền thống của phương Tây hôm nay, thì phong cách thông qua sáng tối để định hình đối tượng là nhất trí với nhau, điều này hoàn toàn khác biệt với phong cách hội họa khác, ví như phong cách hội họa Trung Quốc từ cổ đại đến nay là thông qua nét bút vẽ để mô tả đối tượng. Cũng chính là nói, nền văn minh truyền thống của Đông phương lẫn Tây phương là được liên tiếp truyền thụ lại tạo nên một thể hệ “thiên mạch” cho nền văn minh nhân loại. Vứt bỏ truyền thống không khác gì với việc tự đoạn đứt kinh mạch, chính là giống như một cái cây bị những con sâu ăn hết rễ của nó chỉ còn lại cái vỏ rỗng bên ngoài, chắc chắn sẽ dẫn nó đến sự suy đồi và hủy diệt.
Lịch sử phát triển cho đến ngày nay, các loại biến dị đã tràn ngập vào mọi tầng lớp ngành nghề trong cuộc sống, bao gồm tất cả mọi thứ của nhân loại, thậm chí thân và tâm của con người đều đã biến dị, mà những đột biến này sẽ đẩy loài người đến bên bờ hủy diệt. Cho nên, điều quan trọng tất yếu chính là quay trở về truyền thống. Để quay trở lại những giá trị truyền thống, vứt bỏ đi những thứ ma tính họa loạn, biến dị, hồi phục lại thiên mạch nghệ thuật truyền thống đã bị đứt gãy, từ đó thông mở con đường quang minh hướng về Thiên quốc, bởi vì nghệ thuật vốn được xem là trực tiếp ảnh hưởng đến cảm quan của con người, thay đổi quan điểm tư tưởng của họ, sự quy chính toàn diện đối với nền văn minh nghệ thuật nhân loại mang ý nghĩa trọng đại, và sẽ sớm trở lại.
Đăng lại từ bài viết cùng tên trên Chanhkien.org
Tác giả: Arnaud H.
Xem thêm cùng tác giả :
Thần thoại hỗn loạn và tư tưởng triết học truyền thống
Mời xem video :