Lý do Toyota chưa vội vã chuyển sang làm xe điện
Toyoda – CEO của Toyota là một trong những người có quan điểm thận trọng nhất về xe điện trong ngành công nghiệp này.
Toyota muốn gặp mặt những người chỉ trích mình về việc đi sau đối thủ trong cuộc đua làm xe ô tô xanh hơn, gần 1 năm sau khi nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản cam kết chi tiêu hàng tỷ USD để mở rộng đội xe điện của họ.
Một vài nhà đầu tư và tổ chức môi trường đã nói rằng Toyota không cam kết với những chiếc xe hoàn toàn bằng điện dẫn chứng là những tuyên bố rất thận trọng của công ty với xe điện.
Toyota đã phản hồi bằng cách tương tác nhiều hơn với những người chỉ trích nặng nề nhất để tìm ra cách cải thiện hình ảnh môi trường của họ. Công ty nói rằng họ xem xe lai (hybrid) là công nghệ dịch chuyển quan trọng tại thời điểm khi mà hạ tầng sạc vẫn không đủ ở nhiều nơi tại cả nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Hình ảnh xe điện của Toyota đã trở thành vấn đề đáng quan tâm với các lãnh đạo hàng đầu công ty gồm cả chủ tịch Akio Toyoda. Năm ngoái, Toyota đã vạch ra kế hoạch tiêu 4 nghìn tỷ yên (tương đương 28 tỷ USD) vào công nghệ này trong 1 thập kỷ tới.
Quỹ dầu tư Đan Mạch là AkademikerPension – quản lý 19 tỷ USD đã đấu tranh với Toyota trong suốt 2 năm về việc hãng này từ chối những biện pháp quảng bá xe điện.
Đầu năm nay, Akademiker đã cỗ gắng đưa ra một giải pháp trước cuộc họp cổ đông của Toyota. Họ đề xuất rằng công ty nên tiết lộ nhiều thông tin hơn về cách họ đang vận động hành lang cho xe lai và xe chạy xăng. Akademiker nói rằng Toyota từ chối đề nghị này với lý do quỹ đã bỏ lỡ hạn nộp hồ sơ... 1 ngày.
"Chúng tôi chưa bao giờ trải qua việc nào như thế này trước đây", theo Anders Schelde – Giám đốc đầu tư của Akademiker. Quỹ này đã phản ứng bằng việc đăng tải câu hỏi lên mạng, cùng với tuyên bố nói rằng sự hoài nghi về xe điện đã "gây nguy hiểm cho thương hiệu có giá trị của Toyota, gây bất lợi cho lợi ích của cổ đông".
Toyota gần đây đã mời Akademiker tới Nhật Bản để họp cùng các lãnh đạo cấp cao của công ty. Schelde nói rằng ông hay các CEO của quỹ cũng đã lên kế hoạch thăm Toyota trong vòng vài tháng tới, sẽ là cuộc gặp" mặt đối mặt".
"Chúng tôi luôn cam kết về cuộc đối thoại cởi mở, từ 2 phía với các nhà đầu tư và những cổ đông khác để đảm bảo rằng tầm nhìn của chúng tôi phản ánh đúng phong cách quản lý của chúng tôi", Người phát ngôn của Toyota là Shino Yamada nói.
Toyota cũng tương tác nhiều hơn với tổ chức môi trường Greenpeace – tổ chức trong 2 năm qua đã đặt công ty Nhật Bản xuống cuối danh sách những nhà sản xuất ô tô nỗ lực giảm carbon. Toyota cũng bắt đầu xếp ghế cho Greenpeace tại những sự kiện của công ty liên quan tới xe điện và gần đây mời đại diện tổ chức này trong một cuộc gặp cá nhân.
Toyota – giống như những nhà sản xuất ô tô truyền thống khác đang đối mặt với thách thức về việc thay đổi quan điểm hoạt động sản xuất kéo dài hàng nhiều thập kỷ của họ để tập trung vào xe điện. Nhà sản xuất ô tô này nhắm tới bán 3,5 triệu chiếc xe điện vào năm 2030 – khoảng 1/3 doanh số bán hàng năm hiện tại.
Xe điện hiện chiếm 1% doanh thu của Toyota trong quý thứ 2 năm nay, so với mức 6% của Volkswagen.
Toyota nói rằng họ tin rằng những chiếc xe lai có thể giảm khí thải carbon trong khi đó chuỗi cung ứng pin và mạng lưới sạc cần để hỗ trợ đội xe số lượng lớn được xây trên toàn cầu phải vài thập kỷ nữa mới có thể hoàn thiện. Xe lai – chiếm gần 30% lượng giao hàng của Toyota và Lexus trong những tháng gần đây đang giúp nhà sản xuất xe này đáp ứng những quy định khí thải thắt chặt hơn trong những thị trường như châu Âu.
Nhu cầu xe lai cũng giúp Toyota đạt được lợi nhuận cao kỷ lục 3 nghìn tỷ Yên – tương đương 21 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.
Ông Toyoda đang nỗ lực hiểu tại sao một vài nhà đầu tư và tổ chức môi trường vẫn không hài lòng với chiến lược điện hóa của công ty. Ông đã chỉ định một cố vấn hỏi những người có tầm ảnh hưởng trong ngành tại Mỹ và châu Âu về quan điểm của họ với nỗ lực xe điện của Toyota.
Không giống GM và Ford, Toyota chưa ấn định ngày họ sẽ chuyển sang chỉ sản xuất xe điện.
Yamaha của Toyota nói rằng công ty muốn giảm khi thải carbon nhanh nhất có thể và nhắm tới cung cấp cho các khách hàng nhiều loại xe điện cũng như xe ô tô chạy năng lượng bền vững khác.
Tính tới tháng 9, quỹ Akademiker, AP7 và Storebrand nắm hơn 250 triệu USD cổ phiếu Toyota – chỉ một phần nhỏ trong vốn hóa thị trường 200 tỷ USD của công ty này.
Nguồn: WSJ
Phương Linh