Lý do "bất ngờ" đằng sau quyết định rót 1 tỷ USD vào Việt Nam của LEGO
Lý do "bất ngờ" đằng sau quyết định rót 1 tỷ USD vào Việt Nam của LEGO
ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đang là xu hướng tất yếu và những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Đại dịch Covid-19 cũng như nhiều sự vụ trong hoạt động kinh doanh hiện nay đã thúc đẩy doanh nghiệp hành động cho những giá trị tăng trưởng bền vững hơn.
ặc dù ESG tập trung nhiều vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Minh chứng, Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP) 26 và 27 gần đây cũng nhấn mạnh về sự cần thiết và cấp bách của việc thực hành ESG. Liên minh châu Âu hiện đang tiên phong trong việc đẩy mạnh phân loại xanh (Green Taxonomy) cho các hoạt động tài chính bền vững thông qua một hệ thống tiêu chí ESG được áp dụng cho các quỹ đầu tư.
Họ cũng thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), cơ chế này sẽ áp dụng một mức phí đặc biệt dựa trên hàm lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất của một số hàng hóa nhập khẩu vào các quốc gia của Liên minh.
Những thay đổi này sẽ sớm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều phương diện và đòi hỏi các công ty phải sớm hành động để thích ứng và phát triển trong điều kiện mới.
Lego chọn Việt Nam để đầu tư nhà máy 1 tỷ USD một phần không nhỏ là vì những cam kết của chúng ta tại COP 26
Thực tế, thuật ngữ ESG vẫn còn khá mới lạ ở Việt Nam, thậm chí ở nhiều nơi trên thế giới. Song, những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ Việt Nam gần đây cũng mang lại những lợi thế nhất định cho chúng ta. Bên cạnh đó, nghiên cứu gần đây do VIOD thực hiện cho thấy khoảng 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát đưa ra các kế hoạch hoặc cam kết thực hiện ESG sớm: Đây là điều khả quan.
Các công ty Việt Nam nên thiết lập một quan điểm phù hợp để nhận ra những thay đổi này là cơ hội chứ không phải là thách thức và trở nên chủ động hơn. Các công ty chủ động thay đổi sẽ có vị thế tốt hơn để thu hút nguồn vốn rẻ hơn và nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng với cả thị trường trong nước và quốc tế’,
Nhìn từ các quốc gia phát triển, chẳng hạn như các nước ở châu Âu, doanh nghiệp tập trung nhiều vào ESG bởi vì họ đã nghĩ về các vấn đề này từ rất sớm. Kết quả là họ luôn đi đầu trong việc triển khai các thực hành tốt về ESG ở đất nước của họ và ở những quốc gia mà họ đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu thường ưu tiên thiết lập mối quan hệ đối tác với các công ty ở các nước sở tại có cùng tầm nhìn về các giá trị bền vững lâu dài, đây là điều mà các công ty Việt Nam ngày càng nhận thức rõ.
Ví dụ điển hình là Lego (từ Đan Mạch) đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Tại Hội nghị Nhà đầu tư do VinaCapital tổ chức mới đây, đại diện của Lego cho biết một trong những lý do thuyết phục họ chọn Việt Nam là những cam kết của Việt Nam tại COP 26. Bất kỳ các công ty Việt Nam nào muốn hợp tác với Lego tại Việt Nam sẽ phải chứng minh họ rất coi trọng các yếu tố ESG.
“Điều đ
ầu tiên cần phải vượt qua là nhận thức của các công ty về ESG
Nói về những thách thức của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ông Brook Taylor cho rằng “đầu tiên cần phải vượt qua là nhận thức của các công ty về ESG”. Nhiều doanh nghiệp đang xem việc thích ứng và triển khai thực hành ESG là phải tăng thêm chi phí. Điều này chưa thực sự đúng.
Các công ty cần phải đánh giá rằng việc giải quyết các vấn đề ESG có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp bằng nhiều cách. Ví dụ như chí phí vốn thấp hơn, giảm rủi ro về mặt pháp lý, mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng và nhà đầu tư, tỷ suất lợi nhuận cao hơn và nâng cao sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
thách thức lớn khác là t
hiếu kỹ năng thực hành ESG. Việc có một bộ phận về ESG chuyên trách như VinaCapital đang làm rất là quan trọng để thực hiện các sáng kiến về ESG. Nhưng đáng lo ngại nhất là việc thiếu hụt các ứng viên có trình độ và kinh nghiệm phù hợp từ thị trường lao động. Chúng ta có thể thấy nhu cầu tuyển dụng liên quan đến phát triển bền vững (green job) đang ngày càng gia tăng trên thị trường lao động trong những năm tới và không rõ các cơ sở giáo dục có đáp ứng kịp thời được nhu cầu này hay không
Trong hành trình thực hành ESG của doanh nghiệp, vai trò của ban lãnh đạo luôn quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt là khi cần có sự thay đổi. VinaCapital tin rằng tích cực truyền đạt tầm nhìn và hành động của công ty hướng đến thực hành ESG tốt, lãnh đạo công ty sẽ củng cố cam kết của họ và hình ảnh của doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị bền vững và trở thành đối tác đáng tin cậy.
ESG không còn là yếu tố thứ yếu mà sẽ trở thành một phần bắt buộc
VinaCapital, các quy trình đầu tư của chúng tôi đã bao gồm việc đánh giá rủi ro ESG có từ hơn 5 năm, trước khi ESG trở nên phổ biến. Các tiêu chuẩn mới về ESG từ các nhà đầu tư nước ngoài không thay đổi cách tiếp cận của chúng tôi nhưng giúp chúng tôi đẩy mạnh tích hợp các yếu tố E, S và G trong quá trình ra quyết định đầu tư cũng như sau đầu tư
VinaCapital đã xây dựng một chiến lược và quy trình triển khai ESG bài bản. Bộ phận ESG phụ trách việc lồng ghép ESG vào mọi hoạt động của của tập đoàn và báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị. Ngoài ra, Quỹ đầu tư này cũng tích cực phối hợp cùng các tổ chức lớn trên thế giới về đầu tư có trách nhiệm để mang đến những thực hành tốt về triển khai ESG cho Việt Nam. Cụ thể, VinaCapital là thành viên của Nguyên tắc Đầu tư có Trách nhiệm (PRI) của Liên hiệp quốc và Hội đồng chuẩn mực kế toán bền vững (SASB).
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tiếp tục đóng vai trò là một trong những động lực chính cho nền kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Các công ty dần sẽ nhận ra rằng ESG không còn là yếu tố thứ yếu nữa mà sẽ trở thành một phần bắt buộc nếu muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như muốn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước khác.
Trước bối cảnh đó, VinaCapital cho biết đang hợp tác với các công ty trong danh mục đầu tư và giúp họ nâng cao năng lực thực hành ESG. Một số đề xuất tham khảo của quỹ cho các doanh nghiệp Việt bao gồm:
(i) Thiết lập một chính sách ESG bao trùm tất cả các hoạt động của công ty;
(ii) Tuyển dụng hoặc bổ nhiệm người quản lý ESG nội bộ trong công ty để giám sát việc thực hiện các chính sách và hoạt động liên quan đến ESG để báo cáo cho Ban giám đốc và Hội đồng Quản trị, đồng thời cập nhật thông tin cho các nhà đầu tư;
(iii) Thực hiện kiểm toán nội bộ về ESG để nhận diện những rủi ro về ESG của doanh nghiệp, đánh giá các yếu tố rủi ro trọng tâm và lập kế hoạch hành động phù hợp;
(iv) Công bố thông tin về thực hành ESG của doanh nghiệp tới nhà đầu tư và các bên liên quan.