Lý Cường: Người dự kiến là tân Thủ tướng Trung Quốc là ai?
Từng là Bí thư Thượng Hải, ông Lý Cường dự kiến sẽ chính thức trở thành tân Thủ tướng Trung Quốc vào ngày 11/03 tới đây
23 phút trước
Uy tín bị ảnh hưởng tiêu cực từ đợt phong tỏa Thượng Hải kéo dài hai tháng hồi năm ngoái, Lý Cường, người dự kiến sẽ trở thành tân Thủ tướng Trung Quốc đã làm việc thầm lặng ở hậu trường cho sự trỗi dậy của thị trường chứng khoán của thành phố này, theo một phân tích của
Reuters
Các nguồn tin của Reuters nhận định Lý Cường đã vượt mặt Ủy ban Điều hành Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), vốn đã bị mất một số quyền lực dưới cấu trúc mới, cho thấy chủ nghĩa thực dụng cũng như các mối quan hệ thân cận của ông Lý với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Vào cuối năm 2018, chính ông Lý đã công bố sàn giao dịch chứng khoán công nghệ (STAR Market) ở Thượng Hải cũng như hệ thống IPO (Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) dựa theo đăng ký, những cải tổ đồng nghĩa toàn bộ các công ty còn non trẻ trong nước được thu hút IPO hơn là những công ty nước ngoài.
"Ủy ban Điều hành Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) rất không vui," một cựu nhân viên ngân hàng thân cận với giới chức Thượng Hải cho biết, từ chối nêu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
"Mối quan hệ của Lý và Tập đóng vai trò ở đây," giúp ông Lý có thể đưa ra kế hoạch trực tiếp với chính phủ trung ương, mà không phải thông qua CSRC, người này cho biết thêm.
CSRC không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.
Từng là Bí thư Thượng Hải, ông Lý Cường dự kiến sẽ chính thức trở thành tân Thủ tướng Trung Quốc vào ngày 11/03 tới trong kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, quản lý nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông ta sẽ thay thế Lý Khắc Cường, người được cho đã ngày càng bị đứng bên rìa khi Tập Cận Bình ngày càng thâu tóm quyền lực trong quản lý nền kinh tế.
Các nhà quan sát nói sự thân cận của Lý Cường với Tập Cận Bình đều có điểm mạnh và cả điểm yếu: có niềm tin của Tập, ông Lý bị mang ơn từ người bảo trợ lâu năm của mình.
Trey McArver, nhà đồng sáng lập công ty tư vấn Trivium China nói Lý Cường có thể trở nên quyền lực hơn nhiều so với người tiền nhiệm Lý Khắc Cường.
Covid-19: Thượng Hải sẽ phong tỏa đến bao giờ nữa?
Ông Tập đã bỏ ra một nguồn vốn chính trị đáng kể để đưa ông Lý vào vị trí này, khi ông Lý thiếu kinh nghiệm trong chính phủ và bị ảnh hưởng từ đợt phong tỏa Covid ở Thượng Hải, ông McArver nói.
"Giới chức biết Lý Cường là người của Tập Cận Bình," ông nói.
"Ông Tập rõ ràng nghĩ rằng Lý Cường là một người rất có năng lực và ông ta đã đặt Lý Cường vào vị trí này bởi vì tin tưởng và kỳ vọng nhiều về ông ấy."
Ông Lý, 63 tuổi đã không trả lời các câu hỏi được gửi đến Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc.
Người thực tế
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Lý Cường tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc
Chủ tịch Tập Cận Bình đã giới thiệu Thường vụ Bộ Chính Trị mới hồi tháng 10/2022, gồm toàn những người trung thành với mình, với Lý Cường được chọn ở vị trí quyền lực thứ hai.
Vào thời điểm đó, ông Lý được biết đến với đợt phong tỏa Covid hà khắc tại thành phố Thượng Hải gồm 25 triệu dân, khiến nền kinh tế này bị đóng cửa và để lại những vết thương tâm lý cho cư dân. Điều này khiến ông ta trở thành mục tiêu cho sự giận dữ nhưng không khiến ông ấy bị chệch khỏi con đường thăng tiến.
Lý Cường đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Trung Quốc chấm dứt đột ngột chính sách zero-Covid hồi cuối năm ngoái, theo Reuters.
Những người đã từng tiếp xúc với Lý Cường nói ông ta có tư duy thực tế, một người điều hành hiệu quả, và ủng hộ lĩnh vực tư nhân - một lập trường được kỳ vọng ở người đã phụ trách một trong những khu vực kinh tế năng động nhất của Trung Quốc.
Là bí thư thành phố quê nhà Ôn Châu từ năm 2002 đến 2004, một nơi có môi trường khởi nghiệp năng động, ông Lý được xem là người có tư duy cởi mở và sẵn sàng lắng nghe, Chu Đại Văn, người đại diện cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố này nói.
"Ông ta đã thực thi cách tiếp cận tự do trong việc trao cho các công ty tư nhân sự tiếp cận mang tính mặc định vào thị trường này, mặc dù bị công khai ngăn cấm theo luật, hơn là cách tiếp cận truyền thống là mặc định để những công ty tư nhân nằm ngoài rìa," ông Chu nói.
Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng Mỹ - Trung và là một cựu quan chức Mỹ, nói ông Lý tìm cách cân bằng sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài, đề cập đến tốc độ mà tập đoàn sản xuất xe Tesla có thể mở nhà máy hoạt động tại Thượng Hải vào năm 2019.
"Rõ ràng là không gì có thể cản đường một khi quyết định được đưa ra. Có sự rõ ràng về cách đưa ra quyết định của ông ấy, một dạng thẩm quyền, và điều này thật sự có ích lợi," ông Allen nói, mô tả ông Lý là người thoải mái theo cách riêng của mình.
Một số nhà quan sát cũng vẫn thận trọng về việc đánh giá quá cao kinh nghiệm của ông Lý thời ở trung tâm kinh tế như Thượng Hải, kể từ khi ông Tập siết chặt sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đưa nền kinh tế đi theo một hướng tập quyền trung ương hơn.
"Hiện ông Lý là một lãnh đạo quốc gia, làm việc dưới một lãnh đạo theo đường lối ngờ vực thị trường, ông ta phải cân bằng sự tăng trưởng với một loạt các mục tiêu xã hội, công nghệ và địa chính trị," Neil Thomas, nhà phân tích cấp cao từ Eurasia nói.
Ngoại trưởng Tần Cương nói chèn ép Trung Quốc không khiến Mỹ trở nên vĩ đại
'Không dè chừng'
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Chủ tịch Tập Cận Bình đã giới thiệu Thường vụ Bộ Chính Trị mới hồi tháng 10/2022, gồm toàn những người trung thành với mình, với ông Lý Cường được chọn ở vị trí quyền lực thứ hai
Thậm chí xét theo những tiêu chuẩn không rõ ràng trong nền chính trị Trung Quốc, thì có rất ít thông tin được công bố về gốc gác của ông Lý và đời sống cá nhân.
Sinh tại quận Thụy An, hiện là Ôn Châu, cậu bé Lý Cường 17 tuổi đã đi làm vào năm 1976 tại một trạm thủy lợi ở quê nhà, một công việc mơ ước vào thời điểm năm cuối cùng trong cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông.
Lý Cường nhập học Đại học Nông nghiệp Chiết Giang, nơi có một số công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc, và Tập Cận Bình làm Bí thư Chiết Giang và Lý Cường giữ chức chánh văn phòng trong khoảng năm 2004 đến 2007, hai người đàn ông cũng đã gầy dựng mối thâm giao.
Robert Lawrence Kuhn, cây bút người Mỹ, người đã gặp Lý và Tập cùng nhau vào năm 2005 và 2006 nói cả hai người đều có mối quan hệ thoải mái.
"Không giống hầu hết nhân viên khác của những nhà lãnh đạo hàng đầu, ông Lý không phải là một người dè chừng," Kuhn trả lời Reuters.
"Khi có sự hiện diện của Tập, ông ta cảm thấy đủ thoải mái và tự tin để tự bản thân cùng nói chuyện với tôi, điều này cho tôi biết ông ta không lo lắng sếp của mình có thể nghĩ ông ta đang muốn chiếm sân khấu," ông Kuhn nhận định.
Tuy nhiên, giới quan sát lãnh đạo Trung Quốc nói có những giới hạn về điều mà ông Lý Cường sẽ có thể làm.
"Ông Lý có thể sửa chữa đâu đó, nhưng ông ta sẽ không xét toạc bức tường và dựng nên điều gì đó mới mẻ," Trần Đạo Dẫn, cựu phó giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, hiện là một nhà bình luận ở Chile nói.