Luật sư, học giả TQ nói về Pháp Luân Công và cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999
Ngày 25/4/1999, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công đến Văn phòng khiếu nại Quốc vụ viện tại Bắc Kinh, yêu cầu thả 45 người bị bắt giữ phi pháp trước đó
Ngày 25/4/1999, khi Trung Quốc Đại Lục chưa bắt đầu chính thức đàn áp những người tập luyện Pháp Luân Công, hơn 10.000 người thuộc môn tập luyện này đã cùng nhau thỉnh nguyện một cách ôn hòa trước cửa văn phòng khiếu nại của Quốc Vụ viện ở Bắc Kinh, yêu cầu chính quyền thả 45 người đã bị bắt trước đó và để cho họ có một môi trường tập luyện hợp pháp. Tuy nhiên, yêu cầu chính đáng, phù hợp với luật pháp nước sở tại và động thái này của họ đã bị chính quyền cựu lãnh đạo Giang Trạch Giang chụp mũ là “
gây rối”, “bao vây Trung Nam Hải”
, mượn cớ đó để phát động cuộc bức hại vô nhân đạo đến nay đã kéo dài hơn 20 năm. Dưới đây là chia sẻ của một số luật sư, học giả người Hoa về sự kiện này.
Luật sư Tạ Yên Ích: Sự kiện 25/4 là duy hộ nhân quyền, tôn nghiêm, tín ngưỡng của nhân loại
Luật sư Tạ Yên Ích (Xie Yanyi) tại Trung Quốc Đại Lục từng nhiều lần đại diện bào chữa cho những người tập Pháp Luân Công cho rằng, hơn 20 năm trước người tập Pháp Luân Công vì để duy hộ tín ngưỡng, tôn nghiêm và quyền lợi công dân của mình, nên ngày 25/4 đã đến Bắc Kinh khiếu nại. Theo hiến pháp của Trung Quốc điều này là hoàn toàn hợp pháp. Trái lại, người cầm quyền đương thời quyết định đàn áp Pháp Luân Công vì sự kiện khiếu nại này, thì điều này chắc chắn là trái với pháp luật.
Ông Tạ nói, ĐCSTQ đàn áp, bức hại Pháp Luân Công trước, sau đó người tập Pháp Luân Công mới phản bức hại và nói rõ sự thật về cuộc bức hại cho người dân trong nước và thế giới. Đó là phong trào liên quan đến hơn vạn người “hòa bình lý trí, duy hộ tôn nghiêm con người, duy hộ tín ngưỡng con người, duy hộ quyền lợi con người theo luật pháp”.
“Tôi cảm thấy cuộc phản bức hại này, sau đó là việc người tập Pháp Luân Công nói rõ sự thật, đã tạo thành ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, có ý nghĩa rất sâu sắc.”
Sự kiện này thực ra là
“thay đổi toàn bộ lịch sử của Trung Quốc, chắc chắn sẽ thay đổi toàn bộ xã hội, toàn bộ lịch sử tương lai của Trung Quốc, thậm chí tôi cảm thấy trong lịch sử thế giới có thể là một sự kiện rất quan trọng”.
Cuộc thỉnh nguyện của 10.000 người gây chấn động Trung Quốc năm 1999
“cái gọi là bài xích thần, thuyết vô thần, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa thực dụng, con người ham muốn hưởng thụ vật chất, bị trói buộc bởi chủ sùng bái kim tiền, bị bức ép làm chuyện xấu, bị méo mó trong xã hội Trung Quốc trong thời gian dài được quy chính lại”, “chính là nhân tính của con người được đánh thức, thúc giục sự thức tỉnh trở lại của nhân tính và thần tính”.
Từ góc độ nào đó mà nói, “nói sự thật” là “một phong trào khai sáng vĩ đại,” ông Tạ nói.
Bởi vì con người từ sự kiện này đã biết được tầm quan trọng của tín ngưỡng, tầm quan trọng của quyền lợi công dân, biết được con người có thể vì sự quan trọng của tôn nghiêm sinh mệnh, sự quan trọng của nhân quyền không thể để bị tước đoạt.
“Đối với toàn bộ xã hội mà nói, đây là sự tiến bộ, sự nâng cấp vô cùng quan trọng.”
“nói sự thật”
về cuộc bức hại của người tập Pháp Luân Công là một
“phong trào khai sáng nhân quyền, phong trào khai sáng quyền lợi và tự do tôn nghiêm vĩ đại. Những điều này trước đây chưa từng có, chưa từng xảy ra trong toàn bộ tiến trình lịch sử của Trung Quốc”.
Một phương diện khác, việc làm này của người tập Pháp Luân Công đã giúp đánh thức nhân tính, Thần tính trong con người của người dân Trung Quốc, “để họ từ đây quay trở lại ‘kính trời yêu người’, làm một người thiện lương, chính trực, người có lương tâm chân thành, khoan dung”.
“Tôi cảm thấy cũng tạo ra một tác dụng trước đây chưa từng có, thậm chí có tác dụng đến mỗi một cá thể, ở mức độ khác nhau, có thể nói là ảnh hưởng đến hầu như mỗi một người Trung Quốc.”
Ông Tạ Yên Ích cho biết, “nói sự thật và phản bức hại” khác với bất cứ cái gọi là “phong trào xã hội” nào trước đây, càng không phải là một “phong trào chính trị” gì cả. Vì là người tu luyện Phật Pháp, cái mà người tập Pháp Luân Công theo đuổi có ý nghĩa vượt trên khỏi thế tục, vượt trên cả chính trị.
Về việc Pháp Luân Công bị nhà cầm quyền vu cáo thành “làm chính trị, chống đảng” , ông Tạ Yên Ích cho rằng kiểu bôi nhọ này thực tế là trái ngược với sự thật.
Từ góc độ của ông, người tập Pháp Luân Công từ đầu đến cuối kiên trì giữ vững sức mạnh của thiện, cũng tức là họ chiểu theo yêu cầu Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Công để làm, thậm chí “hy sinh bản thân để thức tỉnh nhân tính của mọi người” . Mỗi một cá thể người tập Pháp Luân Công đều thể hiện ra lập trường của giá trị này và sứ mệnh mà họ gánh vác.
“Tôi cảm thấy họ trước sau đều kiên trì giữ vững lập trường thiện, và tin chắc vào sức mạnh của thiện; sức mạnh của thiện tất nhiên có thể chiến thắng sức mạnh tà ác. Tôi tin rằng chính nghĩa tất thắng.”
Ông Tạ Yên Ích cho biết ông cảm thấy rất may mắn vì có thể bào chữa cho những người tập Pháp Luân Công. “Trong quá trình này, sinh mệnh của bản thân tôi cũng được tịnh hóa và thăng hoa,” ông nói.
Luật sư nổi tiếng Bắc Kinh: Pháp Luân Công là đoàn thể rất hiếm có
Một vị luật sư nổi tiếng khác ở Bắc Kinh (do vấn đề an toàn nên không nhắc tên) cho rằng, bản tính tà ác của ĐCSTQ quyết định thái độ nhất loạt tấn công của họ đối với bất cứ nhóm người nào hoặc cá nhân nào không nghe lời họ.
Đầu tiên là khởi động bộ máy tuyên truyền quốc gia bôi nhọ thanh danh và hắt nước bẩn vào đối tượng, để dân chúng cảm thấy nên tấn công những người xấu, những người không tốt này; sau khi bôi nhọ rồi thì có thể không cần để ý bất cứ luật pháp nào, trình tự pháp lý và chứng cứ gì cũng đều không quan tâm.
“Sự đàn áp hơn 20 năm qua đối với Pháp Luân Công là vô cùng tàn khốc. ĐCSTQ dùng đến lực lượng toàn quốc để tiến hành cuộc đàn áp mang tính hệ thống này.”
“Luật sư chúng tôi khi nhận các vụ án Pháp Luân Công, về cơ bản đều sẽ hiểu được những cực hình tàn nhẫn không nỡ nhìn này [của ĐCSTQ đối với người tập Pháp Luân Công].”
Vì sao bức hại Pháp Luân Công là cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất hiện nay?
“Họ rất có trật tự, cũng không giống các hoạt động quần thể mà sau khi kết thúc, mọi người đều rời đi và để lại một đống lộn xộn, nhưng những người tập Pháp Luân Công không giống như thế.”
Ông nói, khi đó ông vẫn chưa hiểu gì về Pháp Luân Công, nhưng căn cứ vào bản chất của ĐCSTQ, ông cảm thấy tương lai nhóm người này rất có thể sẽ bị đàn áp.
“Bởi vì ĐCSTQ thành lập là dựa vào bí mật và đứng sau âm mưu quỷ kế. Họ rất sợ kiểu hoạt động 2 – 3 người không đặt dưới sự kiểm soát của hộ, dù là 2- 3 người không nói gì, nhưng họ vẫn cảm thấy những người này khi ở cùng với nhau là đang nói xấu họ, họ không cho phép bất cứ ai, bất cứ nhóm người nào hoạt động mà không được họ đồng ý và không nằm dưới sự kiểm soát của họ.”
Khi đó ông cảm thấy Pháp Luân Công có nhiều người như thế này, hoạt động như thế này thì ĐCSTQ không thể nào nhẫn chịu được. Chưa đến vài năm sau thì quả thật Pháp Luân Công đã bị đàn áp.
Thời điểm mà vị luật sư này thực sự hiểu được người tập Pháp Luân Công là sau khi ông làm luật sư. Ông nói, khoảng năm 2007 – 2008. Khi đó, 6 luật sư như Lý Hòa Bình, Đằng Bươu, Lê Hùng Binh, v.v, bào chữa cho người tập Pháp Luân Công tên Vương Bác ở Thạch Gia Trang, từ đó mà ông bắt đầu hiểu hơn về một số tình huống liên quan đến Pháp Luân Công.
Năm 2008, ông bắt đầu tham gia bào chữa cho các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công, mới thực sự tiếp xúc, tiếp xúc mật thiết với những người bị đàn áp bị giam giữ, tức đương sự và người nhà của họ. Trong quá trình làm án, ông đã tiếp xúc được nhóm người tu luyện này.
“Tôi cảm thấy đoàn thể này, những người này đúng là vô cùng hiếm gặp, trong bầu không khí xã hội đạo đức bại hoại, lừa dối lẫn nhau phổ biến khắp nơi ở Trung Quốc hiện nay, những người này có thể thật sự làm được Chân, Thiện, Nhẫn giống như họ nói; đặc biệt là sự thành tâm, làm người cần thực sự suy nghĩ cho người khác, tôi cảm thấy điều này thực sự rất khó có được, đứng trước sự đàn áp của ĐCSTQ thường thường họ vẫn có thể kiên trì được.”
Học giả Hồ Bình: Tà giáo tiêu biểu nhất chính là ĐCSTQ
Học giả Hồ Bình là biên tập viên danh dự của tờ “Mùa xuân Bắc Kinh”, chuyên theo dõi về tình hình Trung Quốc, nhân quyền Trung Quốc. Ông cũng là nhà nghiên cứu hiện tượng Pháp Luân Công. Tại “ Hội thảo về Trung Quốc: Hai mươi năm Pháp Luân Công phản bức hại ”, ông đã chia sẻ quan điểm của mình về phát ngôn gọi Pháp Luân Công là “tà giáo ” như sau:
“Cái gọi là tà giáo là phát ngôn của chính giáo. Đó là một số tôn giáo tự xem họ là chính giáo, cho nên cho rằng một số tôn giáo hoặc giáo phái nào đó khác là tà giáo, còn ĐCSTQ theo thuyết vô thần, lẽ nào đó không là tà giáo? Cho nên quan điểm tà giáo mà ĐCSTQ chỉ ra, bản thân tội danh này thật nực cười. Thêm nữa, đây là điều mà nhiều người đã đề cập, nếu theo định nghĩa về tà giáo mà ĐCSTQ thường nêu ra, có lẽ tà giáo tiêu biểu nhất là chính ĐCSTQ.
Đối với Pháp Luân Công, thực tế mọi người đều biết rất rõ, trong rất nhiều hình thức tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới ngày nay, Pháp Luân Công thực sự rất ôn hòa. Một là Pháp Luân Công không chủ trương cấm dục, hai là không chủ trương độc tài, ba là không chủ trương ăn chay, bốn là không chủ trương đi tu lánh đời, năm là không chủ trương dâng cúng nơi thờ tự, sáu là không chủ trương cấm chữa trị y tế. Nếu cho rằng Pháp Luân Công là “tôn giáo X”, vậy thì hầu hết các tôn giáo và tín ngưỡng dưới gầm trời đều là tà giáo, bởi vì so với các tôn giáo và tín ngưỡng khác trên thế giới thì Pháp Luân Công vô cùng gần gũi với đời thực.”
Nhìn nhận về phong trào nói rõ sự thật về cuộc bức hại mặc dù vẫn bị ĐCSTQ đàn áp không ngừng nghỉ trong suốt 20 năm qua, ông Hồ Bình cho biết:
“Pháp Luân Công còn có điểm rất tuyệt vời, đó chính là họ dám đối mặt với ĐCSTQ, đối mặt với cường quyền, kiên trì chống lại đầy bất khuất, không nản chí, tinh thần này vô cùng cuốn hút. Có thể khẳng định là đã viết nên một chương đầy vinh quang cho lịch sử nhân quyền thế giới và Trung Quốc đương đại.
Do đó, chúng ta tin tưởng Pháp Luân Công sẽ tiếp tục tiến lên, tiếp tục giương cao ngọn cờ chính nghĩa… Sự chuẩn bị về mặt tinh thần này là rất quan trọng, đó là đòi hỏi mọi người phải kiên định tu dưỡng đạo đức. Kiên trì theo đuổi đạo đức, như Pháp Luân Công thường đề cập là tuân theo phẩm chất tinh thần Chân – Thiện – Nhẫn.”
Tuyết Mai (t/h)
Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công? Tự thiêu giả ở Thiên An Môn: Vết nhơ không cách nào xóa được của ĐCSTQ Mời nghe Radio: Cựu phóng viên Đài Phượng Hoàng: ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công là việc làm ác nhất