Lớp 10 chọn theo khối A,B,C,D sẽ lỗi thời, học sinh 2k7 chuyển hướng đúng thế nào?

Chia sẻ Facebook
03/08/2022 14:22:33

“Muốn đỗ các trường tốp đầu cần phải tìm hiểu phương thức xét tuyển của trường đó để chọn tổ hợp môn học cho phù hợp chứ không nên chọn theo khối A, B, C, D”, thầy Hiền cho lời khuyên cho học sinh lớp 10. 

Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên mà học sinh lớp 10 trên cả nước bắt đầu học theo chương trình GDPT mới. Chương trình này có nhiều sự thay đổi so với chương trình cũ, đặc biệt là việc phân luồng học sinh theo 3 nhóm môn học lựa chọn (KHTN, KHXH, Công nghệ - Nghệ thuật) và 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học. Theo tính toán của các nhà trường, học sinh sẽ có đến 108 cách tương đương với 108 tổ hợp để lựa chọn.

Tuy nhiên nhìn vào thực tế, dựa trên nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của các trường THPT hiện nay, nhiều trường THPT chỉ xây dựng từ 4-8 tổ hợp/nhóm môn học cơ bản. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng.

Sự khác biệt về khối học/ tổ hợp giữa các trường THPT có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng giữa các thí sinh trong đợt xét tuyển đại học năm 2025 mà các em học sinh 2k7 sẽ phải đối mặt hay không?

Ảnh minh họa


Tại chương trình tư vấn “Cùng 2k7 tự tin chinh phục chương trình giáo dục phổ thông mới” do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức, cô Đỗ Khánh Phượng - Phó Hiệu trưởng Trường Hermann Gmeiner Hà Nội chia sẻ: “Việc học theo chương trình GDPT mới không ảnh hưởng đến việc xét tuyển đại học sau này của các em học sinh. Trong chương trình GDPT mới học sinh sẽ phải học tổng 12 môn (bao gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn lựa chọn). Số tổ hợp được tạo ra từ 12 môn này là rất nhiều. Việc học không bị ấn định trong phạm vi các khối A, B, C, D như trước kia, thay vào đó, học sinh có rất nhiều tổ hợp để thoải mái xét tuyển”.

Cùng quan điểm với cô Phượng, thầy Đinh Đức Hiền – Giáo viên môn Sinh học của Hệ thống Giáo dục HOCMAI bổ sung thêm là hiện nay một trường đại học có rất nhiều phương thức xét tuyển. Trong khi đó, một thí sinh có thể xét tuyển tới 3-4 phương thức cùng một lúc (xét tuyển bằng học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm của các kỳ thi riêng). Như vậy, học sinh có rất nhiều cơ hội để xét tuyển vào các trường ĐH mục tiêu của mình.


Logic chọn ngành đúng theo chương trình GDPT mới

Theo chương trình GDPT mới, bậc THPT là giai đoạn học sinh cần định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên theo khảo sát của Hệ thống Giáo dục HOCMAI thực hiện trên hơn 500 học sinh lớp 9 lên lớp 10 (năm học 2022-2023) và phụ huynh có con chuẩn bị bước vào bậc THPT đến thời điểm này cho thấy: 75,7% chưa xác định hoặc phân vân về ngành nghề sau khi tốt nghiệp; 76,35% chưa biết hoặc còn phân vân với việc các nhóm môn học lựa chọn sẽ ảnh hưởng tới nghề nghiệp trong tương lai như thế nào.

Theo thầy Hiền, sở dĩ tỷ lệ cao như trên là do lâu nay, việc định hướng nghề nghiệp thường chỉ được quan tâm khi bước vào giai đoạn cuối cấp (lớp 12). Thực tế hiện nay nhiều phụ huynh, học sinh do chưa hiểu rõ về chương trình GDPT mới, chưa nắm được xu hướng tuyển sinh của các trường đại học sau này sẽ thay đổi như thế nào nên vẫn đi theo lối cũ với suy nghĩ là học các ban thế mạnh của mình (A,B,C, D), việc chọn ngành, chọn trường cũng sẽ được quyết định sau và nó sẽ phụ thuộc vào các ban trên.

Tuy nhiên, việc chọn học theo các khối A, B, C hay D đã dần trở nên lạc hậu. Ví dụ trường Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến năm sau sẽ không xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế, Đánh giá năng lực (ĐGNL) hoặc Đánh giá tư duy (ĐGTD). Bài thi ĐGNL của ĐHQGHN hiện nay tích hợp kiến thức của hầu hết tất cả các môn. Do vậy, việc chọn các khối A,B,C hay D đơn thuần sẽ không đáp ứng được nhu cầu tuyển sinh về sau.

Thầy Hiền khuyên thí sinh trước hết cần định hướng rõ ràng là bản thân sẽ theo nhóm ngành kỹ thuật hay chuyển sang ngành khác theo lời khuyên của gia đình. Kể cả không cần xác định chính xác đó là ngành gì nhưng học sinh cần có thiên hướng liên quan đến những ngành đó.

Tiếp theo là xác định những trường đại học nào đào tạo những ngành nghề trên. Và cuối cùng là xem trường đó xét tuyển bằng những phương thức gì để lựa chọn môn học, khối học cho hợp lý. Đây là logic chọn ngành nghề phù hợp với tinh thần của chương trình GDPT mới hiện nay.


Hoàng Thanh

Tin Cùng Chuyên Mục

Khẩn trương tuyển 27.850 giáo viên năm học 2022-2023

icon 0

Ngày 2/8, Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tuyển dụng 27.850 giáo viên mầm non, phổ thông công lập cho năm học 2022-2023.

Hiệu trưởng cầm quyền trượng trong lễ tốt nghiệp có lạ không?

icon 7

Quyền trượng (The mace in graduation) là biểu tượng học vấn, được sử dụng trong các buổi lễ, đặc biệt là lễ tốt nghiệp của các trường đại học nước ngoài.

Xôn xao vụ Hiệu trưởng ĐH Kinh tế mặc áo nhung, cầm quyền trượng ở lễ trao bằng tốt nghiệp

icon 3

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) phải có báo cáo sau ồn ào mặc lễ phục áo nhung, cầm quyền trượng tại lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2022 của trường.

Những câu đố vui 'hack não', có kèm đáp án (Kỳ 2)

icon 0

Những câu đố vui hack não thường mang đến cho chúng ta tiếng cười, niềm vui, đồng thời xua tan đi những căng thẳng, mệt mỏi. Sau đây là tổng hợp những câu đố vui hại não cực hay, mời các bạn thử sức!

'Hồ sen chờ ai' nơi sinh viên được 'xả' hết với thầy cô

icon 0

Băn khoăn, lo lắng, buồn bực... sinh viên có thể nói ra hết thảy với “Hồ sen chờ ai”- giống như một buổi tâm sự trà chiều cho tất cả những ai không muốn một mình vào tối thứ 6.

Nghề nào phù hợp với thí sinh nữ và có thu nhập tốt?

icon 0

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ nay tới 17h ngày 20/8 là khoảng thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng. Các thí sinh không học đại học có thể chọn học nghề phù hợp như chăm sóc sắc đẹp, nấu ăn...

Chuyên gia nói gì về điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe?

icon 0

Bộ GD&ĐT vừa ban hành hai quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 đối với hai nhóm ngành: nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học.

Điểm chuẩn vào ngành công nghê thông tin, Khoa học Máy tính, Y dược của ĐH Quốc gia Hà Nội tăng hay giảm?

icon 0

GS.TS Nguyễn Đình Đức cho rằng một số ngành cực hot như công nghê thông tin, Khoa học Máy tính, Y dược, Hàn Quốc học… điểm chuẩn có thể cao hơn điểm sàn 7-8 điểm.

8 câu hỏi hack não cho các thiên tài suy luận, chỉ 4% trả lời đúng cả 8 câuicon0Một bí ẩn khác của Liên Xô. Chỉ 4% số người có thể trả lời đúng cả 8 câu hỏi.

ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn, dự báo điểm chuẩn ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội

icon 0

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa công bố điểm sàn, điều kiện đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo của trường trong năm tuyển sinh 2022

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook