Lòng xào dưa, món ăn "khoái khẩu" của nhiều người, ai tuyệt đối không
Lòng lợn xào dưa vốn là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều và chế biến không đúng cách thì món ăn này lại ảnh hưởng sức khỏe.
Chia sẻ liên quan đến vấn đề sức khỏe, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội , cho rằng lòng xào dưa là món ăn dân dã, khoái khẩu của nhiều người.
“Đây là món ăn không độc hại, đa số đàn ông thích ăn khi nhậu. Tất nhiên lòng có chứa cholesterol thì chỉ nguy hại với những người mắc bệnh tim mạch…
Hơn nữa, lòng là bộ phân chứa chất thải của con lợn nên cần chú ý điều duy nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu lòng làm ẩu, không sạch thì dễ bị nhiễm bẩn, nguy cơ nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn do mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý.
Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, lòng có nhiều cholesterol, ăn nhiều gây tăng mỡ máu, vữa xơ động mạnh, không nên ăn thường xuyên. Do đó, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo người dân mỗi tháng chỉ nên ăn 1-2 lần.
Đối với dưa muối, món ăn dân dã quen thuộc của nhiều người dân, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng nhấn mạnh do dưa nhiều muối nhằm để được lâu nên người dân cũng không nên ăn nhiều, dễ tăng huyết áp.
“Món dưa nấu lòng, lòng xào dưa chỉ nên ăn 1-2 lần/ tháng là vừa phải”, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm nói với phóng viên.
Những ai không nên ăn nội tạng
Các chuyên gia cũng khuyến cáo không phải ai cũng ăn được lòng lợn. Có những nhóm người ăn lòng lợn sẽ gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe .
Người bị cảm, mệt mỏi: Cháo lòng có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.
Người có đường tiêu hóa kém: Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Những người béo phì: Ăn nhiều lòng lợn không chỉ gây thừa cân, béo phì mà còn gây ra những căn bệnh về tim mạch. Đặc biệt đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng kị các món ăn nhiều cholesterol như lòng lợn.
Người mắc các bệnh tim mạch: Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Người cao tuổi: Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Bà bầu: Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Những lưu ý khi ăn lòng lợn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lòng lợn không phù hợp với rất nhiều người. Đối với một số người khỏe mạnh thỉnh thoảng ăn lòng lợn thì không sao , nhưng với những người mắc bệnh mãn tính như gout, tim mạch, máu nhiễm mỡ… nếu lạm dụng món ăn sẽ tạo đà cho bệnh bùng phát.
Theo đó, lượng sử dụng nội tạng động vật phù hợp với mỗi người. Người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50 g mỗi lần). Người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.
Ngoài ra, lòng lợn chưa được làm sạch và chế biến kỹ, rất có nhiều khả năng “ẩn chứa” các loại vi khuẩn, ký sinh trùng trong đó. Vì vậy, cần phải làm sạch lòng lợn, không nên nấu tái, tránh các bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe người dùng.
Kể cả khi đảm bảo việc chế biến và nguồn gốc dồi lợn, nhưng với bản chất chứa nhiều cholesterol, món ăn này gây khó tiêu, đặc biệt là đối với những người đang mệt mỏi, khi ăn vào sẽ gặp triệu chứng đầy bụng, làm tình trạng mệt mỏi diễn biến nặng hơn.
Những người có đường tiêu hóa kém, khi ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc bị ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến, có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Cách chế biến lòng nội tạng động vật
Khi mua lòng về, bạn đem lộn trái nhằm lọc hết phần màng mỡ bên trong. Tiếp đến, dùng muối hạt bóp thật kỹ phần lòng này. Sau khi làm sạch, bạn đem rửa lại dưới vòi nước mạnh.
Sau đó bạn nên dùng nước cốt chanh, chà xát để làm sạch những mỡ thừa còn sót. Nếu bạn rửa phần ruột già của lợn, bạn nên bóp thật kỹ với hỗn hợp giấm ăn và phèn chua với tỷ lệ 2 giấm: 1 phèn. Sau đó, rửa lại thật sạch bằng vòi nước mạnh.
Trúc Chi (t/h theo Infonet, Tiền Phong, Gia Đình)