Lời khuyên của giáo sư đại học Thanh Hoa: Cha mẹ bớt bảo bọc, con sẽ trưởng thành tốt hơn
Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh bảo bọc con nhiều đến mức bé không biết làm gì vì đã quen với sự giúp đỡ của bố mẹ, dẫn đến thói ỷ lại.
Trẻ em thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân
Điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ gặp vấn đề với việc tự chăm sóc bản thân? Biểu hiện trực tiếp nhất là chúng tỏ ra lúng túng không biết phải làm gì và làm như thế nào, ngay cả việc đơn giản như ăn uống và mặc quần áo cũng mất nhiều thời gian.
Như vậy, mức độ sẵn sàng tích cực tham gia vào hoạt động của trẻ sẽ rất thấp. Cũng có những bé phát triển thể chất chậm, khả năng chạy nhảy kém hơn nhiều so với các bạn.
Ngoài những vấn đề này trong cuộc sống, một số trẻ còn chưa biết cách hòa nhập vào tập thể khi tương tác với người khác và thích bám bố mẹ trong mọi việc.
Nguyên nhân nào khiến trẻ thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân?
Có nhiều vấn đề trong quá trình tự chăm sóc bản thân của trẻ, nhưng phần lớn do nhiều bậc phụ huynh đang yêu thương con trẻ sai cách. Dưới đây là một số lý do dẫn đến trẻ thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân:
Lý do 1. Cha mẹ bảo bọc quá mức
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này chính là sự bảo bọc quá mức của cha mẹ. Bảo bọc quá mức là gì? Chính là phụ huynh sợ con bị tổn hại nên thường không cho trẻ động vào việc gì. Ngay cả khi trẻ muốn tự làm cũng thường bị phụ huynh giành làm trước.
Trong tình trạng bảo vệ quá mức này, hành trình học hỏi của trẻ sẽ bị gián đoạn và không thể phát huy một cách tốt nhất. Nếu trẻ bị tước đi cơ hội học hỏi, khám phá và không được rèn luyện, chúng sẽ không thể hoặc chậm phát triển khả năng chăm sóc bản thân.
Lý do 2. Sự hiểu lầm của cha mẹ
Một số cha mẹ luôn đối xử với con cái như những đứa trẻ bé bỏng, nghĩ rằng một số điều có thể được học một cách tự nhiên khi chúng lớn lên. Chính suy nghĩ sai lầm đó đã làm sai lệch triết lý giáo dục của nhiều bậc cha mẹ.
Khi đứa trẻ còn nhỏ, họ nghĩ theo cách này nhưng khi đứa trẻ lớn lên đến một mức độ nhất định, cha mẹ vẫn nghĩ như vậy, điều này dẫn đến trẻ không thể rèn luyện thể chất và dần trở nên mất tự tin.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Lý do 3. Cha mẹ luôn sợ rắc rối
Nhiều bậc phụ huynh vẫn có tâm lý ngại phiền phức khi cho trẻ tự làm điều gì đó. Lấy bữa ăn làm ví dụ, đôi khi trẻ muốn tự ăn nhưng cha mẹ cảm thấy trẻ ăn không ngon miệng, ăn lâu, hoặc thậm chí làm rơi vãi thức ăn. Vì vậy, họ lựa chọn sử dụng một phương pháp thay thế để tránh những phiền phức có thể xảy ra khi để trẻ tự làm.
Chính nỗi sợ phiền phức này sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ.
Làm thế nào để trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ?
Dưới đây là một vài cách tốt để rèn luyện:
Cách 1. Để trẻ tự xúc ăn mà không cần lo lắng
Về vấn đề ăn uống, đến giờ trẻ tự ăn thì hãy để trẻ tự xúc ăn, không nên lúc nào cũng lo lắng phiền phức. Ăn uống chính là bước khởi đầu phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ.
Thực tế, dù biếng ăn hay ăn uống ngon miệng thì đó đều là cơ hội để trẻ học hỏi và trưởng thành. Vì vậy, chỉ đơn giản cho phép trẻ tự ăn, bạn sẽ thấy rằng chúng sẽ trưởng thành hơn rất nhiều.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cách 2: Học cách chăm sóc bản thân
Ngoài việc ăn uống, trẻ có thể học cách chăm sóc bản thân như tự mặc quần áo, đi giày dép. Khi con lớn hơn, bạn cũng có thể để chúng tự dọn dẹp đồ chơi, giường ngủ,... Những hành vi này hoàn toàn có thể thực hiện và nó cũng rất hữu ích trong việc nâng cao ý thức cho trẻ.
Đừng coi thường những điều tầm thường trong cuộc sống vì nó giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ trong tương lai.
Phương pháp 3: Học cách kiểm soát bản thân
Trẻ cần học cách kiểm soát bản thân, bao gồm cả hành vi và cảm xúc của mình. Biết tự kỷ luật cũng là một khía cạnh của khả năng tự chăm sóc và những đứa trẻ tự kỷ luật thường rất độc lập.
Hãy giúp trẻ hình thành ý thức tôn trọng quy tắc, làm mọi việc một cách có kế hoạch và thói quen sống tốt ngay từ khi còn nhỏ. Ưu điểm của việc này là khả năng tư duy được cải thiện và khả năng tự chăm sóc bản thân được nâng cao.
Phương pháp 4: Chia sẻ một số công việc gia đình
Trong gia đình, con cái cũng cần được đối xử đúng mực và là thành viên quản lý gia đình. Vì vậy, hãy chia sẻ những công việc nhà để giúp các con nâng cao tinh thần trách nhiệm và khả năng thực hành.
Nhắn nhủ:
Trẻ thiếu tự lập, quá phụ thuộc vào cha mẹ thường xuất phát từ hành vi của chính cha mẹ. Đừng để con cái mình trở thành những "đứa trẻ không bao giờ lớn". Thay vào đó, nên tạo cơ hội để trẻ rèn luyện tính độc lập, tự giác cũng như thói quen sinh hoạt tốt và biết một số kỹ năng sống cơ bản.
Để giúp trẻ trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân tốt hơn, bố mẹ nên thúc đẩy trẻ suy nghĩ độc lập, học cách tự giải quyết vấn đề và chia sẻ một số công việc nhà với trẻ.
*Theo: Aboluowang
Theo Thuỳ Linh