Loạt cửa hàng chấp nhận “nhập gia tùy tục” khi đến Phố cổ Hội An, Huế

Chia sẻ Facebook
06/12/2022 16:10:23

Dù nước ngoài hay Việt Nam, các thương hiệu cũng phải “nhập gia tùy tục” khi đến Phố cổ Hội An, Huế để phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của con người nơi đây.

Chuyện các thương hiệu khi đến với thị trường bất kỳ đều phải tìm hiểu, nghiên cứu về phong tục, tập quán cũng như văn hóa nơi đó để có thể "nhập gia tùy tục". Đơn cử, như các hàng quán muốn vào Hội An hay Huế đều phải "thay áo mới" để phù hợp với nơi đây, chính những điều mà đã làm cho nét riêng của hai vùng đất này được giữ đến hiện tại.

Mỗi vùng đất đều có một nét văn hóa riêng. (Ảnh: Thanh Niên)

Mới đây nhất, ngày 6/12, một cửa hàng Starbucks vừa được khai trương ở Hội An khiến dân tình vô cùng thích thú. Đáng chú ý là cách "du nhập", Starbucks không sử dụng tông màu xanh lá đặc trưng mà thay vào đó thương hiệu sử dụng tông vàng - đen đậm chất hoài cổ của vùng đất Hội An.

Một phong cách rất là Phố Cổ Hội An của Starbucks. (Ảnh: Page FB Đất Nam Đại Việt)

Ngay cả chiếc biểu tượng logo cũng được đổi cho phù hợp. (Ảnh: Page FB Đất Nam Đại Việt)

Những chiếc cửa gỗ quen thuộc cũng khiến phần nào cửa hàng trên tôn nên vẻ đẹp truyền thống của phố cổ. Đặc biệt hơn là cây hoa giấy, từ lâu đây đã là thứ gắn liền với những bức tường nhà cổ, vươn mình ra đón nắng để tỏa sắc khiến bao du khách mê mẩn khi đến Hội An. Điều ấy, cũng được Starbucks làm nổi bật lên ở cửa hàng của mình với giàn hoa giấy vô cùng đẹp mắt được trang trí ở khắp các tầng của quán.

Nhìn vào quá chuẩn cửa hàng của vùng đất Hội An. (Ảnh: Page FB Đất Nam Đại Việt)

Không chỉ riêng Starbucks, hàng loạt các thương hiệu, cửa hàng lớn hay nhỏ từ trong nước hay quốc tế khi đến Hội An đều phải "nhập gia tùy tục". Cụ thể, khi ở các tỉnh thành khác thì các quán được thiết kế vô cùng hiện đại, sang trọng nhưng khi đến Hội An đều chung một nét phong cách có "nề nếp" bình dị nhất. Dù không xa hoa, lộng lẫy khi đến với Hội An nhưng vẫn luôn có nét thu hút của riêng mình, mang lại sự bình yên vốn có của Hội An.

Báo Thanh Niên cho biết, Hội An là minh chứng điển hình về một địa điểm văn hóa được bảo tồn rất nguyên vẹn, khu phố cổ với hơn 1.000 di tích khác nhau gồm hội quán, phố xá, miếu, chùa,... và các món ăn truyền thống ở đây.

Trà sữa Gongcha ở Hội An. (Ảnh: Travel Mag)

Đến Cộng Cà phê đều có màu sơn vàng và phần cửa gỗ nâu chuẩn mực khi đến Hội An. (Ảnh: Travel Mag)

Còn với Huế, nơi đây mang tinh thần mơ mộng của nét cổ kính, người ta biết đến cố đô Huế như vẻ đẹp của sự lãng mạn về kiến trúc, văn hóa đặc biệt của con người nơi đây. Dù mang phảng phất nét hiện đại của đô thị nhưng những các hàng quán đến Huế vẫn phải mang trong mình nét trầm mặc của đất cố đô.

Trong Đại nội Huế có một cơ sở Highlands Coffee mang kiến trúc rất độc đáo, nằm gọn trong khuôn viên di tích. Để phù hợp với Huế và "hòa nhập" với không gian xung quanh, Highlands Coffee đã cải tạo lại từ một ngôi nhà cổ, phần máu phủ lớp rêu cổ kính,... tổng thể tạo nên một quán nước rất ấn tượng, phù hợp với vùng đất nơi đây.

Chi nhánh Highlands Coffee này nằm giữa không gian mát mẻ... (Ảnh: Fas Đi Cà Phê)

Một phong cách đậm chất Highlands song cũng rất "Cố đô Huế". (Ảnh: Fas Đi Cà Phê)


Việc các thương hiệu, nhãn hàng đã và đang đẩy mạnh xây dựng các chi nhánh mang đậm dấu ấn về văn hoá khiến cho dân tình vô cùng ủng hộ. Còn bạn, bạn có cảm nhận gì về những hình ảnh trên? Hãy để lại bình luận cho YAN nhé!

Có thể thấy, việc "nhập gia tùy tục" khi đến Hội An hay bất kỳ nơi khác của các cửa hàng khác nhau cho thấy rằng họ đã tìm hiểu rất kỹ văn hóa, phong tục tập quán của người dân, nơi mà mình chuẩn bị mở cửa hàng. Ngoài ra, đây cũng là cách thử nghiệm diện mạo mới, cái mà thương hiệu ít khi dám làm, thay cho mình một lớp "áo khoác" mới mẻ phù hợp với vùng đất mình đến. Những cửa hàng ấy đều được dân tình khen vì sự yên bình, nét đặc trưng của không khí riêng.

Chia sẻ Facebook