[Loạt ảnh] Tu viện Kyiv Pechersh Lavra sẽ lại lần đổi chủ?

Chia sẻ Facebook
18/03/2023 13:36:40

Tương lai ảm đạm của tu sỹ tu viện Kyiv Pechersk Lavra

Đài Châu Âu Tự Do có một bài tin ảnh hôm 15/3 về thăng trầm của tu viện Kyiv Pechersk Lavra gần 1.000 tuổi. Thế kỷ trước, nó từng bị tàn phá thậm tệ khi bị biến thành “viện bảo tàng” , nhưng đã được xây dựng và tu sửa thành đẹp như hiện nay. Sắp tới nó có thể bị chính quyền Zelensky thu hồi và người chủ sẽ phải ra đi.

Nhà thờ Dormition của tu viện hiện nay được tín đồ Giáo hội Chính thống lại sau khi bị phá sập tháng 11/1941 (Nguồn: Wikipedia, và ForteFan/Endre Kiss (Creative Commons))

Ảnh hôm 14/3 về những binh lính chính quyền tới tu viện Pechersk Lavra, nơi mà khoảng 200 tu sỹ sẽ bị trục xuất. Các tu sỹ đã lên tiếng rằng họ không định rời đi khỏi nơi mà họ đã sinh sống từ 1988. (Nguồn: SERGEI SUPINSKY/ AFP via Getty Images)

Tu viện Các hang động (pechersk = hang động) mang tên như vậy vì nguyên gốc gần 1.000 năm trước nó là nơi các tu sỹ Chính thống (Orthodox) thực hành tín ngưỡng trong hang động. Ngày nay, nó được xây dựng đẹp như trong truyện cổ tích như một biểu tượng của Chính thống Giáo ở thủ đô Kyiv. (Nguồn: Sergey Muhlynin/ Shutterstock)

Ảnh 1918 về cổng vào của tu viện. Theo truyền thuyết Kitô giáo, ngay sau khi Chúa Jesus rời khỏi thế gian, sứ đồ du hành Andrew đã chỉ vào bờ phía tây cao của sông Dnipro ngày nay, và thề rằng “Ân điển của Chúa sẽ tỏa sáng trên những ngọn đồi này. Sẽ có một thành phố lớn ở đây và Chúa sẽ xây dựng nhiều nhà thờ.” (Nguồn: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ)

Ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua bên trong Nhà thờ Refectory, một trong những nhà thờ của tổ hợp tu viện. Có lịch sử từ năm 1051, tu viện được UNESCO mô tả là “một trong những trung tâm hành hương Kitô giáo quan trọng nhất trên thế giới.” (Nguồn: paparazzza/ Shutterstock)


Trong thời Liên Xô cũ, các giáo sỹ liên tục bị chính quyền đàn áp cho đến những năm 1960. Trong cuộc xung đột tại Ukraine thời Liên Xô, các chiến binh cộng sản đã hành quyết người của tu viện bên ngoài các bức tường của tu viện vào năm 1918.

Tháng 11/1941, Nhà thờ Dormitry của tổ hợp tu viện bị phá tan tành trong một vụ nổ. Người Ukraine nói rằng Hồng quân Liên Xô đã phá hủy tòa nhà khi rút lui. Nga nói rằng quân đội Đức quốc xã xâm lược đã làm điều đó. (Nguồn: Creative Commons)

Video về tu viện bị trưng dụng thành viện bảo tàng bởi Liên Xô, bị phá tan hoang, được xây dựng và tu sửa lại, và giờ sắp sửa bị đổi chủ:

Ukraine lập quốc năm 1991, Nhà thờ Dormition (ảnh năm 2008) được xây dựng lại, và đã là nơi tổ chức lễ kỷ niệm ngày độc lập của Ukraine vào năm 2000. Tu viện hoạt động như cơ sở của Giáo hội Chính thống UOC, và cũng là trụ sở chính của giáo hội. (Nguồn: Courtesy Image)


Bấy giờ, UOC trực thuộc Thượng phụ Moscow theo truyền thống có từ thế kỷ 17. Họ đã tuyên bố tách thành giáo hội độc lập và cắt đứt mọi quan hệ với Nga vào tháng 5/2022, sau khi Thượng phụ Kirill ở Moscow ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và chính quyền của ông không tin điều đó, và lựa chọn nâng đỡ giáo hội ly khai mang tên OCU thành lập tháng 12/2018.

Lực lượng an ninh Ukraine lục soát ô tô và người ở lối vào tu viện Chính thống giáo Pechersk Lavra lịch sử ở Kyiv. (Ảnh chụp màn hình AFP)


Tổ hợp tu viện đã bị chính quyền đột kích ngay sau khi một video xuất hiện vào ngày 12/11/2022 cho rằng những người thờ phượng bên trong nhà thờ hát một bài hát tiếng Nga mà trong đó kết thúc bằng một câu, “Tiếng chuông [chuông nhà thờ] đang lơ lửng, lơ lửng trên nước Nga, Nước Nga Mẹ đang thức tỉnh.”

Cảnh những người lính Ukraine bên ngoài tu viện vào tháng 1/2023. Khi đó Nhà thờ Dormitory và Nhà thờ Refectory đã bị Bộ Văn hóa Ukraine chuyển giao cho giáo hội mới OCU, trong hoạt động đổi ngày lễ Giáng sinh từ ngày 7/1 theo Chính thống Giáo sang ngày 25/12 giống như Công giáo, một hoạt động mà giới quan sát gọi là mang tính chính trị. (Nguồn: GENYA SAVILOV/ AFP qua Getty Images)


Vào ngày 10/3, Bộ Văn hóa Ukraine tuyên bố hợp đồng cho phép giáo hội sử dụng miễn phí tu viện sẽ bị chấm dứt vào 29/3, và tất cả người của Giáo hội UOC sẽ bị trục xuất. Bộ trưởng Văn hóa gợi ý rằng ai chuyển sang giáo hội mới OCU thì vẫn có thể được ở lại tu viện.


AFP phỏng vấn những người qua đường, và nhận những ý kiến trái ngược.


Phần đông người trả lời câu hỏi của AFP là những ý kiến ủng hộ lệnh trục xuất. Có một người nói, “Nếu họ thân Moscow, thì họ không được chào đón ở đây.”


Ít người bày tỏ ý kiến phản đối lệnh trục xuất với phóng viên. Có một người thề sẽ bảo vệ các tu sĩ, “Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ, các tu sỹ của chúng ta”“Chúng tôi sẵn sàng bước ra và bảo vệ họ đến cùng, bằng bất cứ giá nào.”

Một người của tu viện nói với

“Nhiều cha xứ và các tu sỹ đơn giản là không có nơi nào khác để đi ngoài tu viện này. Đây là nhà của chúng tôi. Và đối với chúng tôi, quyết định [bị trục xuất] này là một tia sét bất ngờ.”

Ngày 15/3, Giáo hoàng Công giáo Francis đã đề cập đến vấn đề tu viện trong bài phát biểu hàng tuần của ngài. Giáo hoàng kêu gọi “các bên tham chiến [ở Ukraine] hãy tôn trọng các địa điểm tôn giáo” và ca ngợi những người cống hiến hết mình cho việc cầu nguyện “bất kể họ thuộc giáo phái nào.” (Nguồn: Leonid Andronov/ Shutterstock)


Nhật Tân

Phát biểu vào cuối buổi tiếp kiến ​​chung hôm Thứ Tư, Giáo hoàng Francis nói rằng ngài đang “nghĩ về các tu sĩ Chính thống Giáo ở Kyiv [Pechersk] Lavra.”

Chia sẻ Facebook