Loài vật bề ngoài "xấu xí", dù sống môi trường âm 40 độ C vẫn to khổng lồ
Tuy có bề ngoài "xấu xí" nhưng loài vật này được coi là "báu vật" của Tây Tạng bởi chúng sở hữu bộ lông ấn tượng và cặp sừng dài, mạnh mẽ.
Lâu nay Bò Tây Tạng là loài động vật quý hiếm có vú sống ở độ cao lớn nhất thế giới. Loài bò này có thân hình mập mạp, lông dày, sống ở dãy Himalaya, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (Trung Quốc) và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ.
Bò Tây Tạng còn có tên gọi khác là bò Yak. Loài vật này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Tây Tạng. Chúng bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và sớm được những người Tây Tạng cổ thuần hóa khoảng 10.000 năm trước. Nhờ dung tích phổi lớn gấp 3 lần bò thường, bò Yak dễ dàng thích nghi với điều kiện không khí loãng tại Tây Tạng.
Thoạt nhìn bò Tây Tạng thuần chủng có thân hình mập mạp, lông dày, đầu tương đối nhỏ, đuôi ngắn và đặc biệt là móng guốc to và rộng, giống như bàn chân của những con gấu.
Đặc biệt, bộ lông dài, dày, rủ xuống qua bụng còn bò dã thường có màu sẫm. Trong khi đó, sừng bò có một đoạn cong đặc trưng, dài tới 99 cm (đực) hoặc 64 cm (cái). Một đặc điểm chung là chúng đều có một bướu trên lưng.
Lịch sử thuần hóa bò Tây Tạng có thể bắt nguồn từ thời cổ đại và con người bắt đầu thuần hóa bò Tây Tạng từ 5.000 năm trước. Vào thời điểm đó, người dân chủ yếu nuôi bò Tây Tạng hoang dã tại nhà để làm giống, phục vụ cho mục đích trồng trọt, vận chuyển và làm thực phẩm.
Giống bò độc đáo này phân bố ở những khu vực có độ cao trên 3.000 mét so với mực nước biển, thuộc bộ Artiodactyla và họ Bovidae. Yak có thân hình mập mạp, lông dày, đầu tương đối nhỏ, đuôi ngắn và đặc biệt là móng guốc to và rộng, giống như bàn chân của những con gấu.
Với thân hình "khổng lồ" bò Tây Tạng chịu được các môi trường khắc nghiệt như lạnh giá, hạn hán và sa mạc hóa. Theo số liệu trên báo Phụ Nữ Việt Nam trên thế giới có 16 triệu con bò Tây Tạng, riêng Trung Quốc chiếm hơn 15 triệu con.
Nguồn gốc của bò Tây Tạng có thể bắt nguồn từ kỷ Pleistocene, khoảng 3 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, chúng được phân bố rộng rãi ở phía bắc của lục địa Âu-Á. Mãi đến 700.000 năm trước, tổ tiên của bò Tây Tạng mới bắt đầu di cư đến các vùng đồng cỏ của Trung Á.
Với sự chuyển động của vỏ Trái Đất và biến đổi khí hậu, tổ tiên của Yak dần dần di cư đến các vùng núi cao. Theo thời gian, Yak phát triển thành như ngày nay và thích nghi để tồn tại trong môi trường núi cao.
Tại môi trường sống khắc nghiệt bò Tây Tạng còn là phương tiện di chuyển; cày bừa; giải trí; cho lông để may áo, lều, chăn gối; sữa để làm bơ, phô mai; khi nó già đi thì còn có thể cung cấp thịt; ngay cả phân bò cũng không bỏ đi mà được dùng làm nhiên liệu để nhóm lửa, đun nước. Đặc biệt, trà bơ Tây Tạng (pha từ bơ Yak) được xem là đặc sản tuyệt vời thu hút khách du lịch thập phương.
Điều đáng nói là nhờ sức mạnh thể chất vượt trội, chúng có thể vác 100-200 kg và di chuyển khoảng 15 km/ngày. Lớp lông dày giúp chúng làm việc kể cả khi thời tiết khắc nghiệt nhất, xuống tới âm 40 độ C, theo Tri Thức.
Bò Tây Tạng sở hữu bộ lông dài và dày để giữ nhiệt.
Dù không phải là con vật thiêng liêng, nhưng bò Yak luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa Tây Tạng. Hình ảnh của nó nhắc nhở con người về ý chí sống mạnh mẽ, can trường ở vùng núi cao hẻo lánh và khắc nghiệt.
Ở thời điểm hiện tại, Yak đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm và chú ý của mọi người vì vẻ ngoài đẹp đẽ và độc đáo.
Trúc Chi (t/h)