Loại thực phẩm đắng ngắt nhưng lại là 'thần dược' cho sức khỏe của bạn

Chia sẻ Facebook
25/10/2022 21:13:25

Loại thực phẩm đắng ngắt nhưng lại là 'thần dược' cho sức khỏe của bạn


Lợi ích khi ăn mướp đắng


Kiểm soát bệnh tiểu đường

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết bằng cách kiểm soát chuyển hóa glucose. Mướp đắng ức chế sự hấp thu glucose trong ruột và tăng cường sử dụng nó trong cơ bắp.

Chất chiết xuất từ ​​quả, hạt và toàn bộ cây của mướp đắng được ghi nhận là có tác dụng hạ đường huyết (giống như insulin). Các saponin, ancaloit và polyphenol có trong mướp đắng có tác dụng tăng khả năng dung nạp insulin và hấp thu glucose.


Giảm mức cholesterol xấu

Nước ép mướp đắng có tác dụng chống viêm và cũng giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Qua đó, làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nước ép mướp đắng cũng duy trì huyết áp của cơ thể vì nó giàu kali, giàu sắt và axit folic được biết là có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ và giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.


Chăm sóc và làm đẹp da

Mướp đắng chứa nhiều loại vitamin, trong đó hàm lượng vitamin C cao tới 84 mg/100 g, gấp 5 lần mướp hương, 14 lần dưa chuột và 21 lần bí đỏ, đứng đầu trong số các loại rau. Vitamin C là một chất hỗ trợ đắc lực cho việc làm đẹp và chăm sóc da, nó có thể làm sáng các vết nám, ngăn ngừa sắc tố và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của da, giúp da trắng sáng, mềm mại và mịn màng hơn.


Tăng cường sức khỏe gan

Ăn mướp đắng có thể kiểm soát tổn thương ôxy hóa vì nó có thể ngăn chặn sự tích tụ chất béo và cơ chế peroxy hóa lipid. Điều này làm chậm quá trình chết tế bào do viêm gây ra trong gan. Nó cũng tăng cường hệ thống chống ôxy hóa của cơ thể, tức là các enzym nội tại như catalase và superoxide dismutase. Hơn hết, chất chiết xuất từ ​​mướp đắng có thể ngăn chặn tổn thương gan do uống rượu mãn tính.


Giúp giảm cân

Mướp đắng chứa ít calo, chất béo và carbohydrate. Nó giúp bạn no lâu hơn và do đó, nó có thể dễ dàng phù hợp với kế hoạch giảm cân của bạn. Chiết xuất từ quả mướp đắng giúp loại bỏ các tế bào mỡ ở người và cũng cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào mỡ mới.


Tăng cường hệ thống miễn dịch

Mướp đắng chống lại virus, vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Nó ngăn ngừa dị ứng và khó tiêu. Các chất chống oxy hóa hoạt động như một cơ chế bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh tật và cũng giúp chống lại tác hại của các gốc tự do có thể gây ra nhiều loại ung thư khác nhau.


Ngăn ngừa ung thư

Các nghiên cứu cho thấy mướp đắng có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ung thư ruột kết mạc, ung thư phổi và vòm họng.

Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm cũng có những phát hiện tương tự, báo cáo rằng chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú đồng thời thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư.


Tăng cường thị lực

Uống nước ép mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thị lực như đục thủy tinh thể, vì nó có các hợp chất như beta-carotene và vitamin A giúp mắt bạn khỏe mạnh và tăng cường thị lực. Hơn nữa, nước ép mướp đắng là một biện pháp khắc phục tuyệt vời tại nhà để điều trị quầng thâm.

Những thực phẩm đại kỵ, không nên kết hợp với mướp đắng


Không kết hợp mướp đắng với tôm

Mướp đắng tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao tuy nhiên, mướp đắng luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh.

Mướp đắng chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.


Mướp đắng kỵ trà xanh

Ăn bữa cơm xong uống trà là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, tuy nhiên đối với mướp đắng thì nếu uống ngay sau khi ăn thì sẽ gây tổn hại đến dạ dày. Các bạn có thể đợi một vài tiếng đồng hồ sau khi ăn rồi hãy uống trà.


Không ăn mướp đắng với sườn heo chiên

Mướp đắng và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung mướp đắng với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.


Mướp đắng kỵ măng cụt

Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn mướp đắng và măng cụt cách nhau thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.


Những người không nên ăn mướp đắng


Người có bệnh huyết áp thấp

Người có tiền sử huyết áp thấp hoặc bị huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng. Nguyên nhân là bởi trong mướp đắng có chứa Charatin, polypetid – P, đây là những hợp chất làm giảm đường huyết, nếu ăn quá nhiều mướp đắng, chúng sẽ gây hạ huyết áp, dẫn đến chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

Bên cạnh đó, trong mướp đắng còn chứa chất vicine, chất này có thể gây ngộ độc với những người nhạy cảm. Triệu chứng ngộ độc thường là đau đầu, co thắt vùng bụng hoặc có thể hôn mê nhẹ.


Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn mướp đắng bởi chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung dẫn đến nguy cơ sinh non.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt trong mướp đắng cũng có thể truyền qua sữa mẹ, có thể gây ảnh hưởng đối với trẻ em.


Người trước và sau phẫu thuật

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người trước, trong hoặc sau phẫu thuật.

Để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bạn nên ngừng ăn mướp đắng 2 tuần trước khi lên bàn mổ.


Người mắc bệnh tiêu hóa

Ăn mướp đắng hàng ngày có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề về dạ dày. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người bị rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh.


Người bị bệnh gan, thận

Những người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng có thể gây đầy hơi, rất khó tiêu hóa.

Chia sẻ Facebook