Loài cây đẹp nhưng cực độc - chạm nhẹ cũng khiến bạn "sống-không-bằng-chết"
Nhìn lá màu xanh, hình tim đẹp đến thế nhưng ai ngờ loài cây này chứa 1 chất độc có tính sát thương tinh thần kinh khủng.
Không thể phủ nhận, cây xanh là lá phổi của Trái đất khi có thể đem đến cho ta bầu không khí trong lành, điểm tô cuộc sống vui tươi.
Tuy nhiên, bên cạnh việc nhào nặn ra những loài cây đẹp thì Mẹ thiên nhiên cũng có những "đứa con" đáng sợ mà ai nhìn thấy cũng khiếp vía hay ngoại hình thì đẹp mướt nhưng khả năng hạ gục con người thì chỉ cần cái chạm tay rất nhẹ.
Và loài cây mà chúng ta đang nhắc tới đó chính là cây Gympie-gympie (tên khoa học là Dendrocnide moroides) - sinh trưởng chủ yếu ở vùng Đông Bắc nước Úc và quần đảo Moluccas của Indonesia.
Dendrocnide xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, "déndron" nghĩa là "cây" , và knídē mang nghĩa "kim châm". Đúng như vậy, Dendrocnide moroides, với lá hình trái tim đầy lông mềm, được cho là loại cây độc nhất Australia và có biệt danh "cây tự sát". Vẻ ngoài mềm mại của lá cây là do được phủ hàng nghìn lông châm nhỏ, chứa chất độc khủng khiếp đến mức nạn nhân đau đớn vật vã suốt nhiều tuần, thậm chí nhiều năm sau mới hết hẳn.
Chạm 1s thôi là nhớ nhau cả đời...
Mọc gần các khu rừng mưa ở phía đông Australia, từ bán đảo Cape York đến phía bắc New South Wales, đây là một trong 6 loài cây châm chích của xứ sở chuột túi.
Khi zoom kỹ vào, bạn sẽ phát hiện ra Gympie-gympie được bao phủ bởi 1 đám lông mịn, dày giống như mũi kim siêu nhỏ chỉa lên tua tủa.
Ngỡ "hiền lành" nhưng cứ thử chạm vào xem, bạn sẽ phải hối hận. Vì sao ư?
Đó là bởi những chiếc lông trên lá Gympie-gympie dường như ngay lập tức xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố thần kinh mạnh - moroidin - khiến bạn đau đớn tột độ.
Sự đớn đau này sẽ thực sự hành hạ nạn nhân khi chất độc được phát tán. Cụ thể, trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc, bạn sẽ biết thế nào là sự "tra tấn".
Cảm giác bỏng rát bủa vây là điều đầu tiên mà bạn nhận thấy. Nó khiến bạn cảm giác như phần da đó được phủ lên bởi axit nóng và điện giật liên tục vậy.
Cơn đau sẽ dần dần tăng cường ở mức độ cao hơn, đặc biệt là vùng xung quanh khớp và nó vẫn không chịu ngừng lại.
Nếu nạn nhân có sức đề kháng yếu, cũng như không được xử lý kịp thời, họ có thể bị sốc thần kinh và tử vong.
Kinh hoàng hơn, tác dụng của độc chất này sẽ kéo dài suốt 2 - 3 năm nếu như bạn không loại bỏ được phần lông dính trên da hoàn toàn.
Tuy nhiên, sự nguy hiểm của loài cây chết chóc này chưa dừng lại ở đó. Theo nhà sinh thái học Marina Hurley, Gympie-gympie còn có khả năng thả các sợi lông của mình ra ngoài môi trường.
Chỉ cần lại gần và hít phải lông thôi, bạn cũng sẽ bị hắt hơi, phát ban, dị ứng và chảy máu cam... Và ngay cả khi lá đã khô thì chúng vẫn khiến cho con người, các loài động vật có vú bị "trúng độc".
Dù bạn có tin hay không, cây này có quả. Tất nhiên, quả của chúng cũng phủ đầy lông. Nhưng quả ra đời là để thu hút động vật ăn chúng, trong khi mọi thứ của cây như thể hét lên "tránh xa ra".
Trừ khi bạn là pademelon chân đỏ .
Trong quá trình nghiên cứu, đôi khi Hurley thấy một cây Gympie đã bị thứ gì đó ăn. Đôi khi, chúng bị gặm nhấm bởi những côn trùng cỡ đủ nhỏ để tránh được lông châm. Nhưng trong một số trường hợp, lá cây rõ ràng đã bị con vật nào đó to lớn hơn cắn.
Hóa ra, đó là pademelon - một loại thú có túi. Chúng đã hình thành miễn dịch với đám lông độc, và thoải mái ăn những chiếc lá giàu dinh dưỡng.
Càng tìm hiểu, cô càng nhận ra Gympie Gympie không hẳn đáng sợ cho tất cả mọi loài. Trên thực tế, các loài chim, bọ và động vật có vú bản địa ở Úc hầu như không gặp vấn đề gì với nó. Trong khi những loài như ngựa, chó và con người thì trái ngược hoàn toàn.
Lỡ chạm phải Gympie-gympie - thật sự "sống-không-bằng-chết"
Có khá nhiều câu chuyện được lưu lại về những trường hợp vô tình chạm phải Gympie-gympie.
Năm 1994, một nam giới tên Cyril Bromley đã không may rơi vào đám cây này khi đang tập trận. Vào viện, các bác sĩ đã buộc phải trói chặt ông lại trên giường bệnh trong suốt 3 tuần để tránh việc Cyril tự cào cấu vào vết sưng tấy.
Ông được điều trị bằng nhiều phương thuốc nhưng tất cả đều vô hiệu. Chính bởi không thể chịu nổi cơn đau, ông đã ra đi.
Một người phụ nữ ở Úc - Naomi Lewis chia sẻ rằng nỗi đau mà Gympie Gympie còn đau hơn việc sinh con nhiều lần. Lewis trượt té vào cây Gympie Gympie sau cú ngã xe đạp ở Queensland. Sau đó, cô đã phải nhập viện để điều trị. 9 tháng sau, cảm giác đau đớn vẫn còn.
Một trường hợp khác được kể lại đó là có 1 sĩ quan vì không biết nên vô tình dùng lá cây Gympie-gympie này thay... giấy vệ sinh và sau đó buộc phải tự sát vì không chịu nổi cơn đau mà nó gây ra.
Lùi hơn về quá khứ vào năm 1963, Ernie Rider - một người từng bị những chiếc lá của Gympie-gympie chạm vào mặt và cơ thể chia sẻ rằng: "2- 3 ngày đầu, tôi đau đớn không thể chịu nổi, cái cảm giác đó như thể có 1 bàn tay khổng lồ đè chặt lấy ngực tôi.
Vết thương càng tồi tệ hơn trong những tuần sau đó. Sự đau nhức kéo dài trong 2 năm và tái phát mỗi lần tôi tắm nước lạnh".
Trong thập niên 1960, loài cây kỳ quái này được quân đội Anh cùng giáo sư Alan Seawright tại Đại học Queensland (Anh) nghiên cứu để sử dụng cho vũ khí sinh học.
Phải làm sao để thoát khỏi "cơn đau tử thần"?
Cho đến nay, phương pháp điều trị khi bạn lỡ chạm vào loài cây này đó là sử dụng axit hydrochloric pha loãng (tỷ lệ 1:10) để bôi lên vùng da tổn thương.
Sau đó bạn dùng băng dính, nhíp nhổ những chiếc lông độc ra khỏi da trước khi tới bệnh viện gần nhất bởi lông càng cắm trên da thì cơn đau sẽ càng nghiệt ngã.
Công dụng của Gympie Gympie
Tuy nhiên, ngoài đem đến sự đau đớn, Dendrocnide moroides cũng mang nhiều lợi ích với con người. Các nhà nghiên cứu tại đại học Queensland đã sử dụng chất độc trong cây để giúp giảm đau. Bằng cách loại bỏ độc tố khỏi một loại protein có tên là TMEM233, loài cây này bỗng trở nên thân thiện với con người.