Loài báo đốm quý hiếm đang dần biến mất ở Campuchia
Báo đốm Đông Dương, được biết là một loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tại Campuchia.
Báo đốm Đông Dương, được biết là một loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tại Campuchia. Các nhà bảo tồn những loài mèo hoang dã đã dành ra cả thập kỷ để tìm kiếm những cá thể còn tồn tại của loài báo này và kết quả mang lại chỉ là…35 con. Nhưng từ năm 2021 đến nay, các nhà khoa học đã không tìm thấy một cá thể nào.
Theo báo cáo từ Panthera, một tổ chức toàn cầu chuyên bảo tồn các loài mèo hoang dã, các nhà nghiên cứu đã thiết lập hàng trăm camera trong hai khu vực Đồng bằng Đông Campuchia từ năm 2009 đến năm 2019. Trong thời gian đó, chỉ có 35 con báo đốm Đông Dương trưởng thành được phát hiện, và khi họ kiểm tra tiếp vào năm 2021, đã không có một cá thể nào được phát hiện.
Điều đó đã khiến các nhà khoa học đi đến kết luận rằng, loài này không còn khả năng sinh sản cho các thế hệ tiếp the o, trích trong bản báo cáo được biên soạn cùng với WildCRU của Đại học Oxford và được công bố trong Tạp chí Bảo tồn Sinh học.
Nhìn lại lịch sử, loài báo này đã từng có mặt trên khắp các quốc gia trực thuộc Bán Đảo Đông Dương - bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, và một số khu vực ở phía đông nam Trung Quốc - nhưng sự xâm phạm đến từ loài người đã khiến cho hầu hết các khu vực sinh sống của loài này bị phá hủy. Trong giai đoạn nghiên cứu, con người ở Campuchia đã tăng hiệu suất hoạt động gấp 20 lần, dẫn đến việc khả năng động vật bị mắc những cái bẫy đã tăng lên 1.000 lần, việc săn bắn trái phép trong khu vực tăng cao bởi nhu cầu về thức ăn hoang dã, được coi là món đặc sản và biểu tượng của tầng lớp thượng và trung lưu ở các thành phố của Campuchia..
Nhiều thợ săn cũng tấn công các con báo hoang vì bộ lông đốm dày của chúng, và việc môi trường sống bị hủy hoại đã khiến số lượng con mồi của loài này giảm đáng kể . Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên ước tính có khoảng 12 triệu bẫy thú trải dài khắp Bán đảo Đông Dương, ảnh hưởng tiêu cực đến 700 loài động vật ở khu vực bao gồm cả voi châu Á và tê giác Sumatra.
Campuchia cũng chịu tỷ lệ phá rừng cao nhất từ trước đến nay so với bất kỳ quốc gia nào kể từ những năm 1970, theo Trạm Theo dõi Rừng toàn cầu, ước tính rằng Campuchia đã mất khoảng 557.000 hecta rừng trong khu vực bảo tồn từ năm 2001 đến năm 2018.
Không có sáng kiến bảo tồn thống nhất nhắm vào loài báo đốm Đông Dương do thiếu nguồn tài trợ, và mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường thực thi pháp luật cấm săn bắt trái phép trong thập kỷ qua, số lượng các vụ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp vẫn đạt đến mức chưa từng có. Thêm vào đó, trong khi đang biến mất ở Campuchia, số lượng những con báo trong tự nhiên dọc theo biên giới giữa Thái Lan và Myanmar là chưa thể xác định chính xác và có thể chỉ còn dưới 900 con, trích lời Rostro-García.
Ông Gareth Mann, Giám đốc chương trình báo đốm của Panthera chia sẻ: "Thật đáng buồn khi phải chứng kiến báo đốm, một loài đã bị bỏ quên lâu ngày, trải qua cùng số phận hẩm hiu như họ hàng của nó là loài hổ ở Campuchia, Lào và Việt Nam" . Chỉ trừng phạt những kẻ săn bắn trái phép là không đủ để chấm dứt sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã, như các nhà nghiên cứu kêu gọi nỗ lực trên toàn quốc để giảm tiêu thụ thịt của động vật hoang dã.
"Giống như bán đảo Đông Dương hiện nay trở thành điểm tập kích và bảo tồn hổ, đó cũng là nơi mà cộng đồng toàn cầu phải đầu tư đầy đủ nỗ lực để giải cứu báo đốm, kết hợp với chính phủ Thái Lan, Malaysia và Myanmar" , ông Susana Rostro-García nói.
Báo đốm được liệt kê là "dễ bị đe dọa" trên Sách Đỏ của IUCN về các loài động vật bị đe dọa, trong khi loài báo đốm Đông Dương được phân loại là " Cực kì nguy cấp".