Lỡ lời trong lúc thị tẩm, hoàng đế để lộ kế hoạch mật, bị con trai đoạt mạng, cướp ngôi

Chia sẻ Facebook
11/04/2022 21:33:03

Theo quy định thời phong kiến, thái tử được định đoạt là người kế vị sau khi vua băng hà, nhưng vì lý do gì mà vị thái tử này vội vã động thủ với cha mình?


Thiên mệnh định sẵn làm hoàng đế

Lưu Nghĩa Long là con trai thứ 3 của Vũ Đế Lưu Dụ , người sáng lập nên triều đại Lưu Tống. Từ nhỏ ông đã thông minh sáng dạ, tinh thông quân pháp, có niềm đam mê với kinh sử và giỏi lệ thư. Khi tiên đế còn tại vị, ông đã lập được nhiều chiến công và được phong làm Đô đốc Kinh- Ích Ninh- Ung- Lương- Tần lục châu chư quân sự, Tây trung lang tướng, Kinh châu thứ sử.

Sinh ra là con thứ, ai nấy đều tưởng rằng ông không có duyên với ngai vàng nhưng thiên mệnh đã định Lưu Nghĩa Long sẽ làm chủ đất nước. Năm 422, hoàng đế Lưu Dụ đổ bệnh nặng, tuy đã thử rất nhiều cách chữa trị nhưng bệnh tình không những không thuyên giảm mà ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhận thấy bản thân không qua khỏi, Lưu Dụ Đế trong những ngày tháng cuối đời đã gấp rút truyền ngôi cho thái tử Lưu Nghĩa Phù.

Lưu Nghĩa Long lên làm hoàng đế dù bản thân là tam hoàng tử. ( Ảnh: Baidu)

Lưu Nghĩa Phù với thân phận là huynh trưởng lên kế vị, lấy hiệu là Tống Thiếu Đế. Nhưng trái với Lưu Nghĩa Long, vị thái tử này luôn ham mê vui chơi, không hề quan tâm tới triều chính. Tân hoàng đế luôn tùy hứng trong việc đưa ra các chính sách hoang đường. Các đại thần cho rằng Tống Thiếu Đế phù phiếm bất tài, không đủ năng lực điều hành đất nước.

Bởi vì không được lòng các đại thần trong triều, không lâu sau đó Thiếu Đế bị phế truất và qua đời một cách bí ẩn. Đất nước không thể thiếu vua, các đại thần liền tụ hợp lại bàn bạc và đưa Lưu Nghĩa Long lên làm hoàng đế với hiệu Tống Văn Đế. Các đại thần tưởng rằng họ có thể dễ dàng điều khiển tân hoàng đế như vị vua trước.

sau khi lên ngôi, Lưu Nghĩa Long gấp rút trừ khử một số quyền thần trụ cột có nguy cơ gây lũng đoạn trong triều như Từ Tiện Chi, Phó Lượng và Tạ Hối.


Chết thảm dưới tay con trai

Lưu Nghĩa Long trước khi lên ngôi vua đã có trưởng tử là Lưu Thiệu. Vị hoàng tử này sinh ra đúng vào khoảng thời gian chịu tang 3 năm Lưu Dụ Đế (năm 423 - năm 425). Theo quan niệm thời phong kiến, trong thời gian chịu tang không được phép thụ thai, nếu không đưa trẻ sinh ra sẽ mang vận xui đến cho gia tộc.

Vì để bảo vệ con trai, Lưu Nghĩa Long đã làm đổi năm sinh của Lưu Thiệu thành năm 426. Tuy nhiên, điều vua không ngờ tới đó là đứa con này lại chính là mầm mống hiểm họa về sau. Về phần Lưu Thiệu, sau này được Lưu Nghĩa Long lập làm thái tử.

Thái tử Lưu Thiệu biết bản thân đã được vua cha định cho kế vị nên không an phận thủ thường. Ông ta luôn mong ngóng phụ hoàng mau băng hà để được trị vì đất nước. Lưu Thiệu cấu kết với người em thứ là Lưu Tuân bí mật thuê pháp sư về yểm bùa cầu cho vua cha sớm chết. Kế hoạch của họ bị bại lộ, Văn Đế vô cùng phẫn nộ, tức tới mức muốn phế truất người con bất tài ngu dốt này.

Được mật báo của Phan Thục phi, thái tử liền thực hiện kế hoạch giết hại vua cha. (Ảnh: Baidu)

Hoàng đế cho triệu tập các đại thần, cùng bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ phế bỏ thái tử và xử tội chết cùng với thứ tử Lưu Tuân. Tuy nhiên trong một lần thị tẩm, Văn Đế do đầu óc không minh mẫn đã để lộ kế hoạch này với Phan Thục phi (mẹ của Lưu Tuân). Phan Thục phi đứng về phe con trai, bà ta đã tiết lộ bí mật động trời này với thái tử. Nghe xong tin dữ, thái tử Lưu Thiệu không những không sợ hãi mà ngược lại, bình thản đáp trả: "Sự tình đã vậy, chúng ta đành động thủ trước".


Năm 453, Lưu Thiệu dẫn binh vào cung giết cha cướp ngôi. Thái tử cho quan binh siết chặt hoàng cung và cử thân tín của mình là Chương Siêu Chi vào ám sát Văn Đế. Chương Siêu Chi tiến vào cung của Văn Đế với một thanh kiếm, hoàng đế đã cầm một chiếc bàn nhỏ để chống cự. Chương Siêu Chi vung nhát kiếm đầu tiên chặt đứt các ngón tay của hoàng đế sau đó mới chính thức kết liễu Văn Đế.

Sau đó, Lưu Thiệu ra lệnh giết cả 2 vị đại thần thường phản đối mình trên triều là Từ Đam Chi và Giang Đam, ông ta cũng cho người xử cả Phan Thục phi vì cho rằng bà biết quá nhiều việc. Lưu Thiệu vu khống cho Từ Đam Chi và Giang Đam tội ám sát hoàng đế rồi nhanh chóng đăng cơ lên ngôi với hiệu là Nguyên Hung.

Tuy nhiên sự thật không thể che giấu mãi, sau khi biết tin thái tử giết cha cướp ngôi, Lưu Tuấn, người con trai thứ 3 của vua Văn Đế khi đó đang làm thứ sử Giang Châu đã quyết định nổi dậy. Dưới sự ủng hộ ngầm của một số đại thần, Lưu Tuấn đã tiến cung, giết chết Nguyên Hung và lên ngôi vua. Trước khi bị giết, Nguyên Hung đế sợ hãi tột cùng, ông ta không biết làm gì ngoài cầu khấn thần linh nhưng tất nhiên, điều này chẳng thể giúp được gì.


Theo Thanh Tâm Vũ

Pháp luật và Bạn đọc

Chia sẻ Facebook