Lộ chuyện mua chứng chỉ IELTS vì không nói được tiếng Anh khi đứng trước tòa án
Đứng trước tòa án Mỹ nhưng không nói được tiếng Anh dù có chứng IELTS với điểm số cao, 6 sinh viên Ấn Độ bị điều tra gian lận thi cử.
Cảnh sát miền tây Ấn Độ đang tiến hành điều tra đường dây gian lận cấp chứng chỉ IELTS, sau khi camera giám sát tại một số địa điểm thi tại bang Gujarat bị tắt để học sinh có thể dễ dàng giành điểm số cao.
Vụ việc được điều tra kể từ tháng Ba, thời điểm các quan chức biên giới Mỹ bắt giữ 6 sinh viên Ấn Độ, những người cố tình vượt biên trái phép vào Mỹ từ Canada.
Sáu sinh viên Ấn Độ trong độ tuổi từ 19 – 21 bị bắt và bị đưa ra trước tòa án ở Mỹ. Nhưng tại tòa, 6 người này lại không thể giao tiếp bằng tiếng Anh với thẩm phán, buộc tòa án phải tìm một phiên dịch viên người Ấn Độ tới hỗ trợ.
Đáng nói, những sinh viên này đều có chứng chỉ IELTS với điểm số cao. Cụ thể, trong số 6 sinh viên có 4 người đạt điểm 6,5 – 7 điểm trên thang điểm 9. Chuyện này khiến lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Mumbai của Ấn Độ yêu cầu cảnh sát bang Gujarat điều tra vì sao 6 sinh viên tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS ở một trung tâm tại quận Mehsana lại có thể giành được số điểm cao như vậy mà vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS đánh giá thí sinh qua 4 kỹ năng gồm nghe, đọc, viết và nói. Đối với không ít trường Đại học ở nhiều quốc gia, chứng chỉ IELTS là yêu cầu trình độ tiếng Anh bắt buộc đối với sinh viên theo học.
Thanh tra cảnh sát Bhavesh Rathod cho biết, trong số 6 sinh viên bị giới chức biên giới Mỹ bắt có 4 người từng tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS ở một trung tâm tại thị trấn Navsari vào tháng 9/2021, và họ đã qua Canada theo visa sinh viên vào tháng Ba năm nay.
“Người quản lý hội trường ở Navsari, nơi được thuê làm địa điểm thi IELTS, nói rằng các giám thị đã tắt camera trước khi kỳ thi bắt đầu. Điều này cho thấy đã xảy ra chuyện không minh bạch và gian lận”, ông Rathod nói với hãng tin PTI hồi đầu tuần.
Còn theo Times of India, điều tra mở rộng cho thấy nhiều “hành vi xấu” như để người khác vào làm bài hộ cho thí sinh cũng đã xảy ra tại 7 trung tâm thi IELTS tại bang Gujarat.
Cảnh sát cho biết họ đã đưa 900 người vào danh sách các đối tượng liên quan tới đường dây gian lận để đạt điểm cao thi IELTS trong năm nay bằng cách chi số tiền 1,4 triệu rupee (17.700 USD) mỗi trường hợp.
Đây không phải là lần đầu tiên chất lượng giáo dục tại Ấn Độ bị nghi ngờ và gây tranh cãi.
Vào năm 2021, hàng trăm cựu sinh viên Đại học Manav Bharti ở bang Himachal Pradesh của Ấn Độ bị nghi ngờ, sau khi các nhà tuyển dụng ở Singapore, Malaysia, Dubai, Nam Phi, Mỹ và Canada gây sức ép buộc những người này chứng minh bằng cấp cá nhân là học thật.
Theo báo cáo hồi tháng 2/2021 của cơ quan điều tra chính phủ Ấn Độ, Đại học Manav Bharti bị tình nghi bán 36.000 văn bằng kể từ khi cơ sở này thành lập vào năm 2009 với giá 100.000 – 300.000 rupee (1.300 – 3.800 USD). Tính tới năm năm 2021, ngôi trường này đã cấp 41.000 văn bằng, nhưng chỉ có 5.000 văn bằng là “hàng thật”.
Ông Raj Kumar Rana, Chủ tịch Đại học Manav Bharti, đã bị bắt vào năm 2020 do liên quan tới vụ việc trên, nhưng vẫn trong tình trạng được bảo lãnh.
Minh Thu (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
Bị dọa ném trứng, siêu du thuyền 500 triệu USD của tỷ phú Mỹ lặng lẽ rời xưởng
icon 0
Siêu du thuyền 500 triệu USD của tỷ phú Mỹ Jeff Bezos lặng lẽ rời xưởng sau khi bị người dân địa phương dọa ném trứng vì tranh cãi chuyện phá cầu.
Cận cảnh núi lửa ở Iceland phun trào dung nham
icon 0
Mới đây, trên mạng xã hội tràn ngập video núi lửa Fagradalsfjall nằm cách thủ đô Reykjavik của Iceland 30 km phun trào dung nham đỏ rực.
Phụ nữ hiện đại không dám sinh con vì sợ già, mất dáng, mất sự nghiệp
icon 0
Phụ nữ Trung Quốc ngày nay không dám sinh con vì lo già, mất dáng và mất cả sự nghiệp, dù chính phủ cho triển khai nhiều chính sách khuyến sinh.
XEM THÊM BÀI VIẾT