Liên tiếp các vụ trẻ tự tử, dấu hiệu nhận biết con bị trầm càm muốn tự tự và cách ngăn ngừa

Chia sẻ Facebook
11/04/2022 02:29:40

Giảm tương tác với bạn bè, gia đình; giảm tham gia các hoạt động xã hội, không quan tâm đến vẻ ngoài, dễ cáu gắt, giận dữ…là những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ.

Liên tiếp các vụ trẻ tự tử, cách nào ngăn ngừa?

Ngày 1/4, câu chuyện nam sinh trường chuyên trèo qua ban công căn hộ tầng 28, tòa chung cư ở Hà Đông (Hà Nội) rồi nhảy xuống khiến nhiều người bàng hoàng.

Ngày 9/4, một bé gái lớp 8 buồn chuyện cha mẹ ly hôn, điểm thi thấp, cũng gieo mình xuống sông. May cho em có một thanh niên từng là lính thủy đi ngang, đã lao xuống dòng nước cứu sống em.

Trước đó vào 31/3, tại Bắc Ninh một học sinh lớp 8 ở Bắc Ninh cũng treo cổ tự vẫn.

Hay mới 4 tháng trước thôi bé trai lớp 6 tại một chung cư ở Hà Nội cũng có hành động tương tự khiến dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh giật mình.

Mới đây nhất, ngày 6/4, tin từ UBND thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nam sinh lớp 9 tự tử bằng cách nhảy xuống hồ nước sâu thuộc địa bàn xã Định Hải (thị xã Nghi Sơn) vào ngày 5/4.

Ảnh minh hoạ

Theo số liệu thống kê ở Mỹ, tự sát là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở lứa tuổi 10-19 tuổi. Ở Việt Nam, tự sát là 1/10 nguyên nhân tử vong ở mọi lứa tuổi.

Theo nghiên cứu năm 2012 tại Hà Nội, tỷ lệ có ý tưởng tự sát và toan tự sát lứa tuổi 15-24 là 2,3%. Trong đó, nhóm tuổi 15-19 tuổi ghi nhận tỷ lệ có yếu tố tiền sử và toan tự sát cao hơn nhóm 20-24 tuổi.

BSCKII. Nguyễn Hoàng Yến - Phòng trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Ý tưởng tự sát và toan tự sát gặp ở trẻ gái cao hơn trẻ trai.

“Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi từ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành được đánh dấu bằng mốc dậy thì. Cùng với đó là sự phát triển về tư duy, nhận thức, sự quan sát, sáng tạo, tự ý thức khẳng định bản thân, trưởng thành về nhân cách, đối mặt các yếu tố stress, học tập, tích lũy các phương thức đối phó stress nhiều nhất.

Trầm cảm là một trong những căn nguyên dẫn đến hành vi tự sát ở mọi lứa tuổi. Trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy buồn chán, đau khổ, không có động lực và hứng thú trong cuộc sống. Trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể biểu hiện bởi các triệu chứng không đặc trưng như sự giảm sút học hành, giảm quan tâm về ngoại hình, thu mình, hạn chế các hoạt động xã hội hoặc các hành vi mang tính chống đối: bỏ học, sử dụng chất kích thích”, BSCK II Hoàng Yến cho hay.

Tuy nhiên, qua thực tế điều trị và tham vấn của mình, BSCKII. Hoàng Yến cho biết một thực tế vô cùng quan ngại: Đó là khi trẻ chớm bộc lộ ý nghĩ về tự sát, về chán sống thì nhiều bậc cha mẹ lại gạt đi và cho rằng không nên nghĩ đến những điều tiêu cực.

“Đây là tín hiệu kêu cứu mà các bậc cha mẹ phải đặc biệt lưu tâm. Khi trẻ bày tỏ cảm xúc đó là lúc con rất cần sự đồng cảm, sự chia sẻ, sự lắng nghe… Các bậc cha mẹ, người thân khi bắt được tín hiệu này nên hỏi han, khơi gợi để con nói ra những bất an, sự đau khổ, tuyệt vọng của mình”, BS Hoàng Yến nhấn mạnh.

Bổ sung thêm, ThS.BS Lê Công Thiện - Trưởng phòng trẻ em và Thanh thiếu niên, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Tại Việt Nam, việc quan tâm, chăm sóc con cái, phần lớn là thuộc về các bà mẹ. Tuy nhiên, với một đứa trẻ thì sự quan tâm của cả gia đình là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, tư duy, cách quan tâm, cách hỏi han của ông bà, cha mẹ đến với đứa trẻ là khác nhau. Nếu chỉ một mình mẹ hỏi han, quan tâm thì không chắc đã bao quát được hết và đáp ứng đúng điều trẻ cần. Vì vậy, hãy xem việc quan tâm con cái là công việc, phân chia đồng đều. Đừng để đến lúc sự đã rồi, tìm giải pháp khắc phục vô cùng khó”.

Trong khi đó, với 20 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: việc tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho thanh thiếu niên, không bắt buộc phải là các bác sĩ, chuyên gia, mà phụ huynh, giáo viên cũng cần có kiến thức phát hiện để hỗ trợ cho trẻ về tâm lý, nhận biết các yếu tố nguy cơ từ đó ngăn chặn hành vi tự sát của trẻ.

“Những thời gian xã hội lock down hoặc trong bối cảnh gia đình có những biến động bất thường: bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc người thân mất… thì trẻ dễ đối diện với nguy cơ trầm cảm. Nhận diện các dấu hiệu bất thường ở trẻ là chìa khóa giúp trẻ vượt qua những vấn đề về tâm lý”, PGS Tuấn nói.

Thông thường những biểu hiện của trẻ có dấu hiệu rối loạn tâm lý bao gồm: giảm các mối quan hệ tương tác với bạn bè, gia đình; giảm tham gia các hoạt động xã hội; giảm sút học tập, không quan tâm đến vẻ ngoài, dễ cáu gắt, giận giữ… 90% các trường hợp có biểu hiện rối loạn tâm thần đều có bộc lộ ít nhất một biểu hiện ra ngoài. Các cha mẹ nên giành nhiều thời gian để quan tâm chia sẻ cùng con cái như những người “bạn” của con mình.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để ngăn ngừa hành vi tự sát ở trẻ, cần sự chung tay của nhà trường, giáo viên, bạn bè và cả gia đình... Viện Sức khỏe Tâm thần hiện đã có đường dây nóng tư vấn, hỗ trợ cho các gia đình, cá nhân các vấn đề về sức khỏe tâm thần, giúp ngăn ngừa trẻ có hành vi tự sát.


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Học sinh mọi cấp ở Hà Nội đã đến trường, có nhà vẫn cho con học online

icon 0

Dù con 3 tuổi sắp được quay lại trường mầm non nhưng chị H. vẫn quyết định cho con ở quê để “nghe ngóng” thêm vì lo sợ bùng phát lại dịch như dịp sau Tết.

Ngày 9/4: Số mắc COVID-19 cả nước giảm mạnh, còn 34.140 ca

icon 0

Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/4 của Bộ Y tế cho biết cả nước còn 34.140 ca mắc mới COVID-19, giảm hơn 5.000 ca so với hôm qua; Số ca tử vong giảm chỉ còn 26 trường hợp.

Có phải bỏ thai khi lỡ uống thuốc Molnupiravir xong mới biết có bầu?

icon 0

Molnupiravir đến nay vẫn là thuốc mới, chưa có kết luận đánh giá cụ thể ảnh hưởng của thuốc trên người mang thai mà chỉ dựa vào nghiên cứu trên chuột.

Thuốc trừ sâu thấm vào áo, người đàn ông ngộ độc nặng

icon 0

Ngày 7/4/2022, Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một nam bệnh nhân trong tình trạng nhiễm độc toàn thân. Đó là ông N.H.T., ngụ xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

32 vít chẹn chặt thanh dọc, thanh ngang để nắn cột sống cho bé gái 11 tuổiicon0Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh vừa mổ nắn chỉnh cột sống cho một trường hợp tổn thương vẹo cột sống bẩm sinh nặng.

Tử vong do cố đưa nạn nhân đi bệnh viện lớn

icon 0

Với các tai nạn đa chấn thương thì việc sơ cứu cho người bệnh ban đầu vô cùng quan trọng. Khi sơ cứu an toàn mới cần vận chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Hốt hoảng vì con chảy máu cam, vã mồ hôi khi nhiễm Covid-19

icon 0

Mũi là nơi có nhiều mạch máu, khi nhiễm Covid-19 mũi cũng là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên gây ra tắc mũi, sổ mũi. Với thói quen xì mũi, lạm dụng xịt mũi, thời tiết hanh khô có thể khiến người bệnh dễ chảy máu mũi hơn.

Bác sĩ tim mạch ám ảnh bệnh nhân hậu Covid-19 nằm trên sàn, vệ sinh không kiểm soát

icon 0

Chỉ trong vòng 3 ngày bác sĩ chứng kiến 2 bệnh nhân trẻ mới khỏi Covid được 2 tuần, một người thoát chết còn một người thì tử vong.

Té ngã sưng ở gáy, cháu bé 8 tuổi tử vong do gia đình chủ quan

icon 0

Té ngã gây tổn thương vùng đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ nhỏ hay gặp nhất. Té ngã có thể gây chấn thương sọ não, nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Thải độc bằng sắn dây sau khỏi Covid-19 có tốt không?icon0Nhiều người mách nhau sau Covid-19 uống nước sắn dây để thải hết độc tố do virus gây ra, giảm tình trạng hậu Covid-19.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook