Lệnh đóng cửa do COVID-19 liên quan đến tỷ lệ sinh giảm trên khắp châu Âu

Chia sẻ Facebook
16/10/2022 03:14:57

Số trẻ được sinh vào tháng 1/2021 giảm so với những năm trước do lo ngại về sức khỏe trong tình hình dịch bệnh COVID-19.


Theo các nhà khoa học của Thụy Sĩ, những quốc gia châu Âu áp đặt lệnh đóng cửa nghiêm ngặt nhất vào đầu năm 2020 với các đơn vị chăm sóc y tế đặc biệt bị quá tải đã ghi nhận ​​số ca sinh giảm mạnh nhất từ ​​9 - 10 tháng sau đó.


Tiến sĩ Leo Pomar, tác giả của nghiên cứu và là bác sĩ siêu âm sản khoa tại Bệnh viện Đại học Lausanne, Thụy Sĩ, cho biết: "Tình trạng giảm số ca sinh 9 tháng sau khi bắt đầu đại dịch dường như phổ biến hơn ở những quốc gia nơi hệ thống y tế bị quá tải, các bệnh viện gặp khó khăn do bị vượt quá công suất điều trị".

Tiến sĩ Pomar giải thích: "COVID-19 đã dẫn đến việc đóng cửa và các biện pháp giãn cách xã hội nhằm cố gắng kiềm chế đại dịch. Việc đóng cửa càng lâu thì càng có ít trường hợp mang thai xảy ra trong thời kỳ này, ngay cả ở những quốc gia không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch".


Tỷ lệ sinh còn sống ở Anh và xứ Wales giảm 13% vào tháng 1/2021, so với năm 2018 và 2019, và ở Scotland giảm 14%. Các quốc gia có số ca sinh còn sống giảm nhiều nhất là Lithuania (28%) và Romania (23%).

(Ảnh: AP)

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Thụy Điển, quốc gia không bị phong tỏa, không có tỷ lệ sinh còn sống giảm, mặc dù có số lượng ca tử vong cao do đại dịch.

Thời gian phong tỏa là yếu tố duy nhất mà nhóm nghiên cứu phát hiện có liên quan đến việc giảm số ca sinh còn sống vào tháng 1/2021, so với tháng 1/2019 và tháng 1/2018.

Tiến sĩ Pomar nhận xét: "Mối liên hệ mà chúng tôi tìm thấy với thời gian đóng cửa có thể phản ánh một hiện tượng phức tạp hơn nhiều, trong đó các quyết định của chính phủ được sử dụng như biện pháp cuối cùng để ngăn chặn đại dịch. Thời gian đóng cửa có ảnh hưởng trực tiếp đến các cặp đôi".

Mặc dù tỷ lệ sinh hiện đã tăng trở lạ nhưng nghiên cứu cho thấy rằng tháng 3/2021 là tháng duy nhất ghi nhận tỷ lệ sinh ở mức ngang bằng với tỷ lệ trung bình trước đại dịch. Sự phục hồi này vẫn không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm tỷ lệ sinh vào tháng 1/2021.

Tiến sĩ Pomar nói: "Thực tế là sự phục hồi về số ca sinh dường như không bù đắp được sự sụt giảm vào tháng 1/2021, có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với nhân khẩu học, đặc biệt là ở Tây Âu nơi có dân số già".

Chia sẻ Facebook