Lên thành phố chăm con dâu đẻ, mẹ chồng giận tím mặt khi con vừa nhìn mâm cơm là nôn

Chia sẻ Facebook
22/08/2022 16:28:59

Nàng dâu mới sinh cho biết mẹ chồng đã tức giận và bỏ về quê vì cô phản ứng với những bữa cơm bà nấu.

Sau sinh, mẹ bỉm sữa cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức lực và có sữa cho con bú. Do đó, việc chuẩn bị cơm cữ luôn được chị em chú ý. Trong giai đoạn đầu mới sinh, rất nhiều nàng dâu được mẹ chồng được mẹ chồng tự tay chuẩn bị cơm cữ. Vậy nhưng lúc này sự khác biệt trong quan điểm ăn uống, kiêng cữ sau sinh giữa các thế hệ lại có thể dẫn đến mâu thuẫn. Bà mẹ dưới đây đang gặp tình huống như vậy.

Xiao Li mới sinh con và mẹ chồng là người chăm sóc cô trong giai đoạn "ở cữ". (Ảnh minh họa)

Câu chuyện được bà mẹ tên Xiao Li (sống tại Hà Nam, Trung Quốc) đăng tải trên mạng xã hội để hỏi ý kiến cư dân mạng. Xiao Li cho biết cô vừa sinh con đầu lòng cách đây 3 tuần. Từ khi cô sinh nở, mẹ chồng ở quê đã lên sống cùng hai vợ chồng để tiện chăm sóc con dâu và cháu trai. Xiao Li tâm sự cô rất cảm động trước sự tận tâm của mẹ chồng vì bà đã ngoài 60 nhưng vẫn nhiệt tình giúp đỡ con cháu. Từ khi lên sống cùng, bà cũng không để Xiao Li động tay vào việc gì, một ngày nấu cho cô 3 bữa chính và 2 bữa phụ lại còn giúp dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc em bé.

Món ăn chủ yếu Xiao Li được ăn sau sinh là trứng gà.

Vậy nhưng mâu thuẫn lại nảy sinh chính qua những bữa cơm cữ mà mẹ chồng cô nấu cho. Vì là người thế hệ trước nên quan điểm của mẹ chồng Xiao Li là phụ nữ mới sinh không nên ăn nhiều thức ăn lạ, chủ yếu nhất vẫn là trứng, thịt lợn và rau xanh. Đặc biệt, trước khi lên thành phố chăm con dâu, bà đã gom góp tất cả số trứng gà của các hộ gia đình trong làng, được gần 200 quả để mang đi. Vậy là ngày 5 bữa, hầu như bữa nào Xiao Li cũng phải ăn trứng.


"Mẹ chồng tôi nói đây là trứng gà sạch, mỗi nhà bà gom vài chục quả đều là người ta tự nuôi nên rất tốt và bổ dưỡng cho bà đẻ. Vậy là sáng, trưa, chiều tối tôi đều phải ăn trứng với các kiểu chế biến khác nhau như trứng luộc, canh trứng, trứng hấp sữa, trứng xào, trứng hầm đường nâu,... Nếu bữa nào may mắn không có trứng thì sẽ được thay thế là thịt kho nghệ, chân giò hầm, cháo chim,...", Xiao Li chia sẻ.

Dù mẹ chồng đã đổi nhiều cách chế biến nhưng Xiao Li vẫn ăn đến ngán món trứng.

Việc ăn trứng thường xuyên khiến bà mẹ mới sinh bị đầy bụng, chán ngán và đâm ra sợ loại thực phẩm này. Cô cũng tâm sự với mẹ chồng nhưng bà chỉ động viên cố gắng, nói rằng trước đây bà đẻ cũng ăn trứng nhiều, vừa rẻ lại bổ dưỡng và rất nhiều sữa.

Và đỉnh điểm của sự việc là một buổi trưa, khi mẹ chồng bê lên nồi canh trứng nấu không, Xiao Li vừa mở vung nồi canh là lập tức nôn ọe. Cô khóc lóc nói với mẹ chồng là mình sẽ nhịn đói chứ không ăn nổi món này nữa. Vừa nghe vậy, mẹ chồng Xiao Li giận ra mặt, cho là cô chê đồ ăn bà nấu. Ngay chiều hôm đó, bà viết thư để lại rồi ra bến xe bắt xe về quê luôn. Vợ chồng Xiao Li đều tá hỏa. Hai người gọi điện xin lỗi mẹ chồng hết lời nhưng bà nói nhất định sẽ không lên nữa.

Bát canh trứng khiến Xiao Li nôn trước mặt mẹ chồng và bà giận dỗi bỏ về quê.

Hiện tại vợ chồng cô cũng mâu thuẫn về vấn đề này, bản thân Xiao Li thì mệt mỏi, không ai giúp chăm con và nấu ăn cho. Cô rất bối rối và không biết giải quyết thế nào.

Câu chuyện của bà mẹ trẻ đã thu hút đông đảo sự chú ý từ cư dân mạng. Mọi người nhìn những bữa cơm luôn có món trứng Xiao Li đăng lên cũng có phần chán ngán. Vậy nhưng nhiều người cũng cho rằng mẹ chồng Xiao Li thực sự rất quan tâm và chăm sóc cho cô, vừa giúp làm việc nhà vừa nấu ăn dù đã ngoài 60. Mâu thuẫn đến từ sự khác biệt trong quan niệm kiêng cữ sau sinh và nếu Xiao Li khéo léo góp ý, xử lý hơn thì đã không đến mức gia đình khó xử như hiện tại.


Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ sau sinh cho con bú cần là 2.550 Kcal/ngày, vì bữa ăn đạt đủ năng lượng sẽ đảm bảo lượng sữa được tiết đủ cho con.

Ngoài cơm (và các lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn của phụ nữ sau sinh cho con bú cần có thức ăn để bổ sung chấp đạm và chất béo giúp cho việc tạo sữa và duy trì sức khỏe.

Phụ nữ sau sinh nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi món ăn thường xuyên. (Ảnh minh họa)

- Chất đạm động vật như: thịt các loại, trứng, sữa, cá, tôm, cua,...theo nhu cầu lượng protein là 70 - 80 gam/ngày, protein động vật/protein tổng số ≥ 35%. Số lượng protein có thể ước tính là 100 g thịt/cá cung cấp khoảng 20 gam protein, 100 g đậu phụ cung cấp 10 g protein.

- Chất béo cần cung cấp 25%-30% năng lượng khẩu phần, nên dùng các chất béo không no có nhiều nối đôi có trong rau xanh, một số dầu thực (dầu cá, ô lưu,..), một số loại cá mỡ. Chất béo rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ.

- Hàng ngày, nhu cầu lipid của phụ nữ sau sinh cho con bú là từ 55 – 65 gam/ngày, tỉ lệ lipid động vật/lipid tổng số là 60%.

- Vitamin và chất khoáng rất cần thiết với bà mẹ cho con bú. Ngoài việc bổ sung thông qua bữa ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu vi chất như: can xi, vitamin D, sắt, kẽm,....

Tóm lại, hàng ngày phụ nữ sau sinh cho con bú cần lượng thực phẩm bao gồm: ngũ cốc 450 – 500g, trứng 40-50 g, đậu và chế phẩm từ đậu 50 – 100g, cá và thịt từ 80-100g, rau từ 300-400 g, hoa quả từ 100-200g, dầu mỡ 20g.

Phụ nữ sau sinh nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi món ăn thường xuyên, nhiều loại thức ăn, bữa ăn sẽ có đủ các vitamin và chất khoáng.


Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/len-thanh-pho-cham-con-dau-de-me-chong-gian-tim-mat-khi-co... Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/len-thanh-pho-cham-con-dau-de-me-chong-gian-tim-mat-khi-con-vua-nhin-mam-com-la-non-c59a10179.html

Em chồng cặm cụi nấu cơm cữ cho chị dâu, đăng lên mạng được khen "xứng có 10 người yêu" Chưa có kinh nghiệm sinh nở, Thanh Huyền đã lên mạng tìm hiểu, tham khảo để nấu cho chị dâu những bữa cơm cữ ngon miệng, bổ dưỡng. Bấm xem >>
Ăn uống sau sinh

Xem thêm chủ đề Ăn uống sau sinh

Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (Thời báo văn học nghệ thuật)

Chia sẻ Facebook