Lavrov: Nga để mở đàm phán với phương Tây, nhưng không chấp nhận bị đe dọa
Lavrov: Nga để mở đàm phán với phương Tây, nhưng không chấp nhận bị đe dọaHải Đăng •Thứ sáu, 25/08/2023
Tại buổi họp báo sau hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi hôm 24/8, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã được hỏi về những gì cần thiết xảy ra để các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách của họ và thoát khỏi đối đầu.
“ Chúng tôi không nhìn thấy chút tín hiệu nhận thức chung nào” khi trao đổi với các nhà ngoại giao phương Tây, ông Lavrov đáp và nói thêm rằng cách tiếp cận của họ tương đương với mệnh lệch “ bạn phải, bạn cần ”.
“ Chúng tôi luôn luôn để mở với các cuộc thảo luận, nhưng chúng tôi sẽ không trả lời những lời kêu gọi đàm phán bằng những tối hậu thư thô lỗ, bóp nặn và đe dọa chúng tôi ”, ngoại trưởng Nga nói. Ông cũng cho rằng phương Tây đã đang từ bỏ các cuộc đàm phán thực chất và quay sang ủng hộ những thái độ hung hăng.
Bộ trưởng Lavrov cáo buộc các quốc gia phương Tây, trong đó có nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU), đang hành động như “ những cách tay nối dài biết vâng lời của Washington ” trên vũ đài thế giới, phương hại đến chính công dân và nền kinh tế của họ.
Đầu tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Brasil de Fato của Brazil, cũng đã bình luận về một số sáng kiến hòa bình Ukraine của các thành viên khối BRICS.
Bà Zakharova cho hay: “ Không giống như chế độ Kyiv vốn đã phá vỡ và sau đó cấm đàm phán với Nga, chúng tôi luôn luôn để mở cho giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng này và sẵn sàng phản hồi những đề xuất thực sự nghiêm túc ”.
Nga thời gian qua đã lên tiếng đồng ý với một số yếu tố trong các đề xuất hòa bình của Trung Quốc, Nam Phi và Brazil. Trong khi đó, Ukraine luôn khăng khăng bám cứng vào “ công thức hòa bình ” của chính họ với yêu cầu tiên quyết là Nga phải rút quân khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine đã được các bên công nhận từ năm 1991. Moscow đã hoàn toàn bác bỏ đề xuất này của Kyiv.
Nhiều quốc gia phương Tây đã đang công khai đứng về phía Kyiv trong cuộc chiến tranh với Nga thông qua áp đặt chế tài kinh tế hà khắc lên Moscow, cũng như viện trợ vũ khí hạng nặng cho Kyiv, gồm cả xe tăng và pháo binh.
Nga thường xuyên lên tiếng cảnh báo phương Tây không được viện trợ quân sự cho Ukraine và cho rằng hành động như vậy chỉ làm leo thang và lan rộng cuộc xung đột vũ trang tại Ukraine, chứ không thể thay đổi được kết quả cuối cùng của cuộc chiến.
Hải Đăng (Theo RT )
Nhà nước Ukraine tổ chức cầu nguyện vắng vẻ khi cấm hàng ngàn tín đồ UOC hành hương Tổng thống Ukraine cùng vợ tham dự lễ mang tên “cầu nguyện cho Ukraine” tại khu bảo tàng Nhà thờ Chính tòa Sophia Kiev