Lão Tử: 6 điều cần buông bỏ để thân khỏe tâm an

Chia sẻ Facebook
23/07/2022 13:21:57

Lão Tử cho rằng, ăn bất quá chỉ cầu ăn no, ở bất quá chỉ cầu được an. Vinh nhục ở cõi hồng trần này đều bất quá chỉ là tham dục của tâm con người. Người có tâm biết đủ thì sẽ không truy cầu những gì quá phận, cầu những thứ không thuộc về mình, vì vậy họ không tự tìm đến phiền não.


Lão Tử không chỉ được biết đến là bậc giác ngộ, thủy tổ của Đạo giáo, tác giả của Đạo Đức Kinh, ông còn là người có tri thức thâm hậu về dưỡng sinh học. Lão Tử cho rằng, con người muốn được khỏe mạnh, sống trường thọ không bệnh thì tâm và thân phải khỏe mạnh.

(Tranh minh họa: Widodo, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)


Theo Lão Tử, để có được tâm thân khỏe mạnh, người ta cần phải học cách dưỡng sinh. Mà một người muốn học cách dưỡng sinh thì trước tiên phải loại bỏ đi “Lục hại” (6 điều có hại).

Trừ bỏ lục hại


Danh lợi


Thanh sắc


Trong “Đạo Đức Kinh” , Lão Tử viết: “Ngũ sắc lệnh nhân mục manh, ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung, ngũ vị lệnh nhân khẩu sảng” , ý nói, ngũ sắc làm người ta mờ mắt, ngũ âm làm người ta điếc tai, ngũ vị làm người ta tê miệng lưỡi. Cổ nhân cũng giảng rằng: “Túng tình thanh sắc họa quốc hại kỷ” , ý nói mặc sức phóng túng thanh sắc thì họa quốc hại thân. Bởi vậy, điều bậc thánh nhân hướng đến chính là “thanh tâm quả dục” giảm ham muốn, giữ tâm thanh tịnh.


Tài vật, của cải


Lão Tử giảng: “ Nan đắc chi hóa, lệnh nhân hành phương” tức là của cải khó tìm khiến con người tranh giành mà gặp tai họa.


Ích kỷ, tư lợi cá nhân

Ích kỷ, tư lợi là loại tâm khiến con người dễ làm ra những việc ác. Người mà làm gì cũng chỉ vì mình, vì tư lợi bản thân thì dễ dàng đánh mất sự thanh liêm, chính trực, bị tư lợi xui khiến mà làm ra những việc thất đức.


Xu nịnh, a dua giả dối


Người “khẩu thị tâm phi” (miệng nói một đường, tâm nghĩ một nẻo), trong ngoài không đồng nhất thì luôn phải suy nghĩ cách, rình xem ý tứ người trên ra sao, giỏi dùng lời nịnh nọt để lấy lòng người trên, người như thế rất khó để sống được thoải mái.


Ghen tức, đố kỵ với người khác

Những người có tâm tật đố khi thấy người khác được gì thì buồn rầu, phiền não giống như chính bản thân mình bị mất, nhưng khi thấy người khác mất mát thì lại vui mừng như chính bản thân mình được. Người có tâm tật đố khi sống cùng người khác sẽ thấy người khác hơn mình thì canh cánh trong tâm, tâm lý mất đi sự cân bằng. Thậm chí, có người bởi vì có tâm tật đố mà sinh ra ác niệm, ác sự và mưu hại người khác. Bởi vì tật đố đến mức không chịu được mà gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hại người hại mình, đồng thời định sẵn kết cục thảm hại cho bản thân mình.


Những tai họa mà “Lục hại” mang đến cho con người, có lẽ ai cũng có thể hiểu được, hơn nữa cũng có thể đã từng gặp phải. Nhưng để trừ bỏ đi “Lục hại” này lại là điều rất khó làm, một người bình thường khó có khả năng làm được. Sở dĩ khó làm được là bởi vì con người ta một khi gặp sự tình thì đều không thể quên được công danh lợi lộc, tiền tài mỹ nữ, vinh hoa phú quý. Một khi đã không thể quên được thì “lục hại” sẽ thừa cơ mà tiến nhập vào thân tâm chúng ta làm thương tổn tinh thần và thân thể.


Từ xưa đến nay, con người không ai là không muốn khỏe mạnh, trường thọ. Đặc biệt, những người giàu sang phú quý lại càng mong mỏi điều ấy. Thậm chí rất nhiều người, ngay cả bậc Đế Vương cũng không tiếc của cải để tìm phương thuốc, linh đan dược liệu để được trường sinh bất tử. Nhưng kết quả cũng chỉ là công dã tràng, “mò trăng nơi đáy nước” . Chỉ có những người, trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác đều chú ý tu dưỡng tâm tính, đoạn dứt ham muốn, dục vọng thì mới có được tinh thần và thể xác khỏe mạnh, an bình.

Tránh xa tam hoạn


Ngoài thuyết “Lục hại” của Lão Tử ra, người xưa còn đúc kết ra “Tam hoạn” là 3 nguyên nhân làm tổn hại tinh thần, thể xác của một người.


Tham ăn biếng làm


Có một số người ưa dùng xe chứ không đi bộ, luôn thụ động “há miệng chờ sung” , cả ngày đều không động chân động tay làm gì. Người như vậy dần dần sẽ trở nên ù lì, cơ thể không còn linh hoạt. Người như vậy, có thể sống trường thọ chăng?


Ăn chơi sa đọa


Trong cuộc sống luôn có một số người chỉ cần có chút tiền liền tụ tập ăn chơi, rượu chè say sưa. Nhưng người ta lại không biết được “rượu chính là độc dược, sắc lại là dao róc xương” . Thậm chí có người biết điều đó nhưng vì dục vọng quá lớn mà không thể bỏ được.


Người xưa có câu: “Đại túy tất sinh đại hại” (Uống rượu say sưa người ta dễ gây ra tai họa), “Đại túy nhập phòng khí kiệt can thương” (uống quá nhiều rượu sẽ khiến gan bị tổn thương). Đam mê tửu sắc, coi rượu như mạng sống, người như vậy sao có thể trường thọ được đây?


Quá hủ hóa

Một số người hễ có chút uy quyền liền ức hiếp dân lành, ra tay vơ vét của dân, tham ô vô độ, dùng tiền như nước, đam mê tửu sắc, phóng túng dục vọng. Người như vậy cũng làm sao có thể mơ tưởng đến trường thọ?


Có thể thấy “Lục hại” của Lão Tử và “Tam hoạn” mà người xưa tổng kết ra là có chỗ tương đồng về mục đích, đều là để khuyên răn con người tu tâm dưỡng thân mà đạt được tâm thân khỏe mạnh, sống lâu không bệnh.


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook