Lão nông bỏ túi 140 tỷ đồng nhờ nuôi con đặc sản "nhiều người mê"

Chia sẻ Facebook
21/04/2024 07:28:14

Ông Ngô Văn Đệ (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) là một trong 100 nông dân xuất sắc của Việt Nam năm 2023 khi đạt doanh thu 140 tỷ đồng (gần 6 triệu USD).

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã công bố danh sách 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023. Đáng chú ý, trong số 100 nông dân xuất sắc năm 2023 có một nông dân năm nay đạt doanh thu cao nhất tới 140 tỷ đồng (năm 2022 mức cao nhất chỉ có 70 tỷ đồng).

Đó là mô hình nuôi tôm công nghiệp cao của nông dân Ngô Văn Đệ (47 tuổi) ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Hiện khu nuôi tôm tập trung của ông Đệ có diện tích trên 10 ha với 20 ao công nghệ, giúp đỡ 40 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng.


Chia sẻ với Dân Việt , ông Đệ kể, trước đây, khoảng năm 2007, gia đình ông bắt đầu nuôi tôm bán thâm canh trên diện tích đất 6 ha. Tuy nhiên, kết quả đạt không như mong muốn, tỉ lệ thất thoát cao do bệnh, nuôi giá bán ra không ổn định.

Đến đầu năm 2010, gia đình mạnh dạn thực hiện mô hình "nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao" trên 2ha theo phát động chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật trên cây trồng và vật nuôi từ UBND xã Long Khánh.

Thời gian đầu nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao đạt hiệu quả, kinh tế gia đình khá hơn. Do đó, quyết định mở rộng diện tích nuôi lên 4ha.

Ông Đệ thành công với mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh: Công an nhân dân

Tuy nhiên, ông Đệ vẫn nhận thấy giá trị và giá thành con tôm đem về chưa làm bản thân hài lòng nên năm 2015 ông quyết định đầu tư xây dựng hệ thống ao nuôi công nghệ cao, nuôi với mật độ cao và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Với cách này, mật độ tôm trong ao tăng gấp ba so với nuôi cách truyền thống (từ 50-100 lên 200-300 con/m2), sản lượng cũng gấp 2-3 lần. Ngoài ra, nuôi tôm công nghệ kiểm soát được lượng thức ăn, môi trường và cả sức khỏe con tôm. Từ đó, dịch bệnh, thức ăn, nguồn nước, khí, chất thải được quản lý hoàn toàn dựa trên công nghệ nên vụ nuôi nào gia đình cũng có lợi nhuận.

Ao nuôi tôm công nghệ cao của ông Ngô Văn Đệ. Ảnh: Công an nhân dân

Ngoài tăng thêm thu nhập cho gia đình, ông Đệ tạo thu nhập cho 40 lao động thường xuyên tham gia nuôi, quản lý tôm, với tổng mức thu nhập 710 triệu đồng/tháng. Vào vụ thu hoạch tôm, số lượng lao động lên đến 50 người.

Do mô hình nuôi tôm công nghệ cao có hiệu quả nên 2019, ông Đệ được ngành chức năng địa phương vận động làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Long Khánh. Đến nay, hợp tác xã đã có 60 xã viên nuôi tôm công nghệ cao và đều đạt hiệu quả cao.


Chia sẻ với Kinh tế & Đô thị về bí quyết thành công, ông Nguyễn Văn Đệ nói: "Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bản thân đã rút được kinh nghiệm trong sản xuất. Cần phải thay đổi tư duy sản xuất truyền thống, mạnh dạn áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, vào sản xuất. Từ đó, sản phẩm làm ra được sạch, bán được giá cao hơn giá thị trường."

"Yếu tố quan trọng của mô hình là nguồn nước. Do đó, phải xử lý nước qua rất nhiều ao và bổ sung nhiều dinh dưỡng cho nước, làm sao đảm bảo nguồn nước sạch và đảm bảo cung cấp đủ chất cho con tôm phát triển tốt, đạt được size lớn", ông Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh.

Theo ông Đệ, nuôi tôm công nghệ cao kiểm soát được lượng thức ăn, môi trường và cả sức khỏe con tôm theo hệ thống hoàn toàn tự động. Do không ô nhiễm môi trường nên không gây tổn hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là nhân công đang làm việc trong khu nuôi.

"Hiện nay, tôi còn thử nghiệm việc quản lý, vận hành quá trình nuôi thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại. Ứng dụng này có thể quản lý tất cả, trong đó có việc sử dụng bao nhiêu lượng thức ăn cho tôm mỗi ngày, tiền công cho nhân công là bao nhiêu”, ông Đệ nói.


Theo Công an nhân dân , ngoài việc nuôi tôm công nghệ cao, gia đình ông Đệ còn kinh doanh thức ăn thủy sản, hỗ trợ trả chậm cho gần 260 hộ nuôi, với số tiền hơn 100 tỷ đồng. Quá trình kinh doanh, ông Đệ tư vấn cung cấp cho các hộ nuôi từ quy trình kỹ thuật, con giống, thức ăn và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Sau 5 năm nuôi tôm công nghệ cao, ông Đệ đã giúp đỡ 12 hộ gia đình thoát nghèo bền vững. Năm 2019, ông Đệ được vận động làm Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Long Khánh. Đến nay, hợp tác xã có 60 xã viên nuôi tôm công nghệ cao và đều đạt hiệu quả cao. Nhiều xã viên vươn lên khá giả, giàu có ở xã đảo Long Khánh.


Minh Hoa (t/h)

Chia sẻ Facebook