Lãnh đạo Bộ Y tế lý giải vì sao số ca mắc Covid-19 gia tăng trở lại?

Chia sẻ Facebook
24/08/2022 01:12:01

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong tuần này số ca mắc mới Covid-19 tăng 2,2% so với tuần trước. So với tháng trước thì số ca mắc mới tăng 70,5%; số ca tử vong tăng 288,9%; bệnh nhân nặng, nguy kịch tăng 181,6%.

Lý giải tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.121, BA.2.74. Tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 ở người từ 12 tuổi trở lên và tiêm vắc xin liều cơ bản ở nhóm 5 đến dưới 12 tuổi tại một số địa phương còn thấp.

“Do đó, số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cảnh báo.

Tương tự, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho rằng đợt gia tăng gần đây chủ yếu do sự lây lan của biến thể phụ Omicron là BA.4 và BA.5.

Tiêm vắc xin vẫn là biện pháp hữu hiệu phòng chống Covid-19

Ngoài ra, các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.74, BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch gia tăng trở lại.

Theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 17g ngày 21/8, Việt Nam ghi nhận 444 ca bệnh Covid-19 mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca bệnh từ đầu vụ dịch lên 4.211.076 ca bệnh Covid-19.

Hiện còn 7.362 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó có 1.120 ca đang điều trị tại 278 bệnh viện, có 91 ca nặng phải thở ôxy, bao gồm 8 ca thở máy.

So sánh tuần này với tuần trước, số ca mắc mới tăng 2,2%, số ca tử vong tăng 350,0%. Số ca khỏi bệnh ít hơn 13,1%; ca đang điều trị tại BV tăng 10,5%, số ca nặng, nguy kịch tăng 12,8% (Mask, gọng kính tăng 15,9%).

So sánh tháng này với tháng trước, số ca mắc mới tăng 70,5%; Số ca tử vong tăng 288,9%; Số ca đang điều trị tại BV tăng 93,2%; Số ca nặng, nguy kịch tăng 181,6% (Mask, gọng kính tăng 251,7%; Thở máy xâm lấn tăng 116,8%).

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế luôn giám sát chặt chẽ tình hình dịch trong nước và thường xuyên làm việc chặt chẽ với WHO để theo dõi tình hình dịch trên thế giới. Từ đó, đánh giá nguy cơ và đề xuất kịp thời các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch.

Hiện nay, vắc xin vẫn là vũ khí chiến lược, vũ khí quan trọng nhất, quyết định trong phòng, chống dịch. Bộ Y tế vẫn tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại các địa phương.

Mục tiêu đặt ra là hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022; đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho các nhóm đối tượng, nhất là các nhóm nguy cơ cao.

Tính đến ngày 22/08/2022 tổng số mũi tiêm đạt được là  254.786.196. Trong đó, số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 209.401 tại 45 tỉnh, trong đó 187.378 mũi cho người từ 12 tuổi trở lên và mũi cho 22.023 trẻ 5-11 tuổi.

Nhóm từ 18 tuổi trở lên:

Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 49.439.004 mũi tiêm (75,5%) tăng 0,3%, trong ngày có 39 tỉnh triển khai với 35.089 người được tiêm:

Các tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Bình Định (56,7%); Khánh Hòa (55%); Đồng Nai (47,1%); Cần Thơ (56,6%); Đồng Tháp (56,8%).

Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hoá (95,6%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 13.121.551 mũi tiêm (69,4%) tăng 0,7 %, trong ngày có 40 tỉnh triển khai với 85.319 người được tiêm.

Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (47,6%); Đà Nẵng (43,1%); TP. Hồ Chí Minh (50,2%); Lâm Đồng (47,1%); Tây Ninh (51,7%).

Tỷ lệ cao: Nam Định (98,3%(); Long An (97,4%); Kiên Giang (98,1%).

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc: 4.150.203 trẻ (48%) tăng 0,3%.

Tỷ lệ thấp: Phú Yên (12,8%); Bình Thuận (24,6%); BR-VT (14,4%); Đồng Nai (23,5%); Bình Dương (22,7%).

Tỷ lệ cao: Bắc Giang (85,9%); Quảng Ninh (81,6%); Sóc Trăng (83,1%).

Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 14.695.895

Mũi 1: 8.985.827 trẻ (80,6%); tăng 0,3%.

Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (54,4%); Quảng Nam (51%); Bình Thuận (61,8%); TP Hồ Chí Minh (53,5%); Bình Dương (60,6%).

Tỷ lệ cao: Cần Thơ (98,1%); Vĩnh Long  (96,7%), Bạc Liêu (99,5%).

Mũi 2: 5.710.068 trẻ (51,2%); tăng 0,4%

Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (20,3%); Quảng Nam (17,2%); Khánh Hòa (29,4%); TP.Hồ Chí Minh (30,8%); Bình Dương (27,2%).

Tỷ lệ cao: Đồng Nai (80,3%); Sóc Trăng (88,7%); Bạc Liêu (79,2%).


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Sắp đến mùa tựu trường, trẻ 5 đến dưới 12 tuổi có cần phải tiêm vắc xin phòng Covid-19?

icon 0

Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn khuyến cáo, để bước vào năm học mới một cách an toàn cần phải tiêm đủ hai mũi vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Cúm, sốt xuất huyết, Covid-19 'đe dọa' trẻ mùa tựu trường

icon 0

Theo ghi nhận số trẻ mắc Covid-19 có dấu hiệu tăng trở lại, trong khi đó còn nhiều bệnh khác cũng đang rình rập trẻ mùa tựu trường như cúm, sốt xuất huyết...

Lý do phụ huynh ngại cho trẻ tiêm vắc xin Covid-19icon0Theo Sở Y tế TP.HCM, qua khảo sát, các phụ huynh cảm nhận chủ quan là lo vắc xin gia hạn (19%), và sợ trẻ bị tác dụng phụ của vắc xin (13%).

Hà Nội ráo riết phòng, chống dịch sốt xuất huyết

icon 0

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố cùng các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã tích cực triển khai các biện pháp tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức giám sát bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Hà Nội phòng chống bệnh đậu mùa khỉ theo tinh thần 'sớm một bước, cao hơn một bước'

icon 0

Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ cũng không khác với Covid-19, quan trọng nhất là vệ sinh cá nhân, cách ly người bệnh cũng có thể phòng bệnh lây lan.

Xuất hiện nhiều biến thể phụ lây nhanh, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn phòng chống Covid-19

icon 0

Tính đến thời điểm này, tại nước ta đã ghi nhận sự xuất hiện của các biến thể phụ mới của chủng Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh.

Liên kết đào tạo giải quyết tình trạng thiếu bác sỹ y học cổ truyềnicon0Để khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ, phải bắt đầu từ công tác đào tạo, đây chính là chiến lược lâu dài được ngành y tế hướng tới.

Bệnh nhân Việt bị đậu mùa khỉ điều trị như thế nào?icon0Ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký.

Bác sĩ Việt tại Mỹ: Ai cần tiêm vắc xin đậu mùa khỉ?

icon 0

Vắc xin ngừa đậu mùa đồng thời ngừa được đậu mùa khỉ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ quan y tế các nước đều khuyến cáo không cần tiêm phòng đại trà vắc xin.

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp bệnh đậu mùa khỉ, dấu hiệu của bệnh là gì?

icon 0

Bệnh đậu mùa khỉ là một mối đe dọa sức khỏe đang ngày càng gia tăng. WHO kêu gọi toàn thế giới tăng cường giám sát, truy vết, xét nghiệm và đảm bảo rằng những người có nguy cơ cao được tiếp cận với vắc xin và thuốc kháng virus.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook