Lan tỏa tình yêu sách từ làm mới cách đọc

Chia sẻ Facebook
05/12/2022 13:50:49

Cuộc sống số đang đưa mọi thứ chuyển dịch lên không gian mạng, trong đó có cả sách.


Đọc sách hiện không phải là thói quen hay sở thích của nhiều người. Theo một khảo sát quốc tế cho thấy, năm 2016, chỉ 1/3 dân số đọc sách thường xuyên, hơn 1/4 số người không đọc sách. Tuy nhiên, trong vài năm qua, nhất là sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhịp sống đã chậm lại, văn hóa đọc dường như có tín hiệu tích cực hơn.

Mỗi cá nhân chỉ có 24 giờ, ngoài công việc, học hành và nhiều việc không tên khác, sách bị cạnh tranh bởi hàng loạt các loại hình giải trí, nhất là mạng xã hội. Những chiếc điện thoại thông minh giờ đã len lỏi khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, từ con trẻ đến người già đều ưa sử dụng bởi sự thông minh, tiện lợi mà nó mang lại. Cuộc sống số đã đưa mọi thứ chuyển dịch lên không gian số, trong đó có đọc sách. Thay vì đọc sách báo truyền thống, thế hệ độc giả trẻ đang có thói quen đọc sách, báo, tạp chí trên mạng. Như vậy, thay vì coi mạng Internet là đối thủ, những người làm sách hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế của các thiết bị điện tử để tới gần hơn với người đọc.

Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng tới năm 2030 đặt ra mục tiêu năm 2030 người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, hiểu biết tại nơi sinh sống, học tập và công tác, đồng thời các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc tiếp tục duy trì và lan tỏa. Môi trường đọc ngày càng được cải thiện, nhiều không gian đọc mới mở ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội, cộng đồng.

Theo các chuyên gia, xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ thưở ấu thơ. Ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Isarel, trong mỗi gia đình đều có một tủ sách đẹp, bắt mắt. Đọc sách giúp con làm bạn với sách trước khi bắt đầu tiểu học. Kỹ năng đọc sẽ được rèn luyện khi vào tiểu học, nâng dần lên tại các cấp sau này. Tại Việt Nam, thay vì bố mẹ chỉ mua sách cho con, họ đã đầu tư sáng tạo để giúp con lớn lên cùng những trang sách. Hóa thân vào sách để hiểu các nhân vật, sáng tạo nhiều trò chơi dựa trên sách..., những kỹ năng nhỏ như những giọt nước thấm dần theo thời gian, biến đọc sách thành thói quen, niềm vui với các em nhỏ.

"Những kỹ năng nhỏ giúp các em hình thành nên phương pháp đọc sách, lúc nào đọc nhanh, lúc nào đọc chậm, tưởng tượng và chia sẻ những điều nhân vật trong sách đem đến cho các em…", tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh chia sẻ.

Sẽ khó bắt nhỏ yêu sách nếu chúng không thấy người lớn đọc sách. Vì vậy, muốn xây dựng nhiều thế hệ người Việt Nam yêu sách cần bắt đầu từ sớm và nỗ lực từ nhiều phía, gia đình, trường học và những người làm sách. Bởi không chỉ làm giàu tri thức, văn hóa, sách còn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho trẻ và hướng con người tới những giá trị chân – thiện – mỹ.

Đọc sách giúp bạn thư giãn và còn giúp rất nhiều cho sức khoẻ tinh thần mà bạn có thể chưa được biết. Và bài viết này sẽ giúp bạn biết về lợi ích của việc đọc sách.

Chia sẻ Facebook