Lan tỏa tinh thần nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong sinh viên - ICTNews
Từ ngày 14/6 đến ngày 24/6, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia một loạt các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo, góp phần khơi nguồn tinh thần nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp ở sinh viên.
Gần 800 sinh viên Bách khoa Hà Nội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo
Ngày 14/6, các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH) lần thứ 39, mang các đề tài NCKH của các nhóm nghiên cứu, của cá nhân thuyết trình trước các giảng viên về tính độc đáo, sáng tạo và những ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
Hội nghị sinh viên NCKH là 1 nội dung trong chuỗi hoạt động NCKH và sáng tạo của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021 - 2022, bên cạnh các hoạt động khác như: Triển lãm sản phẩm NCKH và sáng tạo; hội nghị tổng kết hoạt động NCKH và sáng tạo, phát động cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022.
Với mong muốn sinh viên học đi đôi với hành, biến kiến thức khô cứng thành những kiến thức dễ hiểu thông qua các hoạt động nghiên cứu, làm việc nhóm, tự do trao đổi và phản biện, chuỗi hoạt động NCKH và sáng tạo được tổ chức hàng năm nhằm tiếp thêm nhiệt huyết trong đam mê nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo của các sinh viên.
Theo Phó Giáo sư Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, nhà trường luôn quan tâm đến công tác NCKH của sinh viên. Đây là sân chơi học thuật uy tín, qua đó nhà trường tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng những ý tưởng, giải pháp sáng tạo, đóng góp giải quyết những vấn đề thực tiễn và phục vụ cộng đồng.
“Qua cuộc thi NCKH, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tích lũy kinh nghiệm, học hỏi phương pháp tư duy khoa học, ý tưởng khoa học, ứng dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế sau này. Từ những kiến thức, kết quả nghiên cứu đạt được, các sinh viên đam mê NCKH sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng hơn nữa các đề tài, kết nối, vươn tầm và từng bước hội nhập thế giới học thuật quốc tế” , Phó Giáo sư Huỳnh Đăng Chính cho hay.
Năm nay, có gần 800 sinh viên Bách khoa tham dự chuỗi hoạt động NCKH và sáng tạo. Ban Tổ chức đã nhận được gần 300 công trình NCKH của sinh viên thuộc 22 phân ban. Gần 300 lượt giáo viên hướng dẫn sinh viên tham gia chuỗi hoạt động NCKH và sáng tạo năm nay.
Theo nhận định của các chuyên gia, mặt bằng chung về chất lượng NCKH của sinh viên được nâng cao qua từng năm, đặc biệt trong năm 2022, cho thấy Đại học Bách khoa Bách khoa Hà Nội đang dần đi theo đúng định hướng đặt ra là 1 trường đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam. Các nhóm nghiên cứu Bách khoa Hà Nội hiện nay đã có các công trình nghiên cứu rất tốt, chiếm tỷ lệ lớn là các nhóm có công trình xuất bản quốc tế từ hội thảo quốc tế tới các tạp chí quốc tế, đặc biệt, có rất nhiều tạp chí Q1.
Đơn cử như, tại phân ban Viễn thông, Lab nghiên cứu Future Internet Lab do Phó Giáo sư Trương Thu Hương, Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật truyền thông, trường Điện - Điện tử, hướng dẫn có 3 nhóm sinh viên K63 có nghiên cứu về chủ đề An ninh mạng và Truyền dẫn thực tế ảo VR đều là đồng tác giả 3 bài báo thuộc danh mục ISI-Q1. Trong đó, có 1 nhóm sinh viên có bài báo trên tạp chí có chỉ số tác động của tạp chí IF >7.6, thuộc top 3% của tạp chí tốt nhất trong lĩnh vực Khoa học máy tính; 2 nhóm còn lại có bài báo ISI-Q1, chỉ số IF là 3.367.
Với thành tích trên, những sinh viên này đã có ít nhiều 1 tấm vé đảm bảo có thể nâng mức trần điểm đồ án tốt nghiệp lên 10 theo quy định nội bộ của ngành Điện tử Viễn thông, đồng thời có CV đủ tốt để thuyết phục được các Quỹ học bổng du học hoặc tìm việc tại các trụ sở R&D của doanh nghiệp.
Phó Giáo sư Trương Thu Hương cho biết, cô và các sinh viên đầu tư chỉn chu mang công trình đi thi NCKH và sáng tạo tại trường với tinh thần tham gia sôi nổi các hoạt động xã hội và phong trào của Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ các kiến thức và nghiên cứu liên quan tới cộng đồng...
Cùng đó, các sinh viên được trải nghiệm cuộc thi chất lượng, đặc biệt chuẩn bị cho bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Qua cuộc thi, các em có thể rút được nhiều kinh nghiệm về làm sao thuyết trình thuyết phục được lãnh đạo, các chuyên gia và mọi người. Những phản biện, nhận xét, góp ý của các thầy, cô trong hội đồng sẽ cho các em thấy cần bổ sung những thiếu sót hoặc các hướng mở trong nghiên cứu.
"Nếu có được công nhận bằng một giải thưởng nào đó thì đó cũng là những thành tích đáng tự hào của đời sinh viên, nếu không các em vẫn thu hoạch được những trải nghiệm và kinh nghiệm tốt cho trường đời về sau” , Phó Giáo sư Trương Thu Hương chia sẻ.
Kết thúc chuỗi hoạt động NCKH và sáng tạo sinh viên Bách khoa Hà Nội năm 2021 - 2022, Ban tổ chức sẽ họp Hội đồng xét giải cấp trường và duyệt, đề xuất các công trình gửi dự thi cấp Bộ dự kiến vào ngày 20/6.
Vân Anh
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Phát hiện hố đen trôi dạt trong không gian icon 0
Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ra một hố đen di chuyển tự do trong không gian, nhờ vào phương pháp thấu kính hấp dẫn.
Nhiều tỷ phú đang 'đốt tiền' vào công nghệ này, nhưng Elon Musk lại thờ ơ
icon 0
Nhiều tỷ phú giàu có đang đầu tư những khoản tiền không nhỏ để nghiên cứu công nghệ chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ, nhưng Elon Musk lại không mấy mặn mà với công nghệ này. Lý do vì sao?
NASA phát hiện tảng đá có hình dáng kỳ lạ trên Sao Hỏa
icon 0
Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại hình ảnh tảng đá có hình dáng như 'chiếc gai' xoắn và nhô lên khỏi bề mặt Sao Hỏa.
Bí ẩn về hành tinh 'địa ngục' bị dung nham bao phủ icon 0
Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về một hành tinh xa xôi, được bao phủ bởi đại dương dung nham, có cảnh quan được ví như địa ngục.
NASA chi hàng tỷ USD phát triển bộ đồ vũ trụ mới đa dụng hơn
icon 0
Ngày 1/6, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đã chọn được hai công ty để thực hiện dự án phát triển bộ đồ du hành vũ trụ thế hệ mới, phục vụ các sứ mệnh trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) và Mặt trăng.
Những kính viễn vọng có thể thay đổi cách con người nhìn vũ trụ
icon 0
Trong 10 năm tiếp theo, những kính viễn vọng không gian như Extremely Large, James Webb hay Thirty Meter được kỳ vọng thay đổi cách con người nhìn nhận vũ trụ.
Liverpool dùng máy đọc sóng não để chuẩn bị đấu Real Madrid
icon 0
Công nghệ đọc sóng não của Neuro11 được Liverpool sử dụng để rèn luyện sức khỏe tinh thần cho cầu thủ, nâng cao hiệu suất các tình huống cố định.
Tại sao ở trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn có thể gọi điện thoại?
icon 0
Ở trạng thái chân không, tất nhiên chúng ta sẽ không thể thở được chứ đừng nói đến việc nghe và gọi điện thoại. Tuy nhiên khi ở bên ngoài vũ trụ, mọi thứ sẽ khác.
XEM THÊM BÀI VIẾT