Làm việc online tốn nhiều tiền hơn dân văn phòng vẫn nghĩ

Chia sẻ Facebook
20/09/2022 22:16:31

Nhiều người cho rằng làm ở nhà sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Chẳng hạn như giảm đi khoản tiền xăng xe, những bữa trưa và bữa xế cùng đồng nghiệp gọi đồ hay đi ra ngoài ăn, mua sắm quần áo để đi làm. Song, cũng có rất nhiều người chia sẻ rằng làm việc từ xa khiến họ chi tiêu nhiều hơn.

Thường xuyên ra cà phê để có động lực làm việc

“Dù làm online, mình vẫn hay mua quà vặt vào bữa xế chiều, cà phê sáng để tiếp thêm năng lượng làm việc như lúc ở văn phòng làm việc. Nhiều lúc để “đổi gió”, mình còn ra quán cà phê làm việc, mà ngồi lâu quá thì cũng không thể gọi 1 cốc nước. Thậm chí nếu quán đó có bán bữa trưa, mình cũng ăn tại quán luôn, và giá ăn trưa ở các hàng quán này thường đắt hơn bữa trưa thông thường”.

“Và mình cũng không thể ngồi lì cả ngày ở 1 quán nên sau tầm 3, 4 tiếng sẽ phải đứng lên và… sang quán khác, mất thêm khoảng 50 nghìn nữa. Vậy là tính riêng chi phí tiền cà phê thôi đã là 150 nghìn, bằng nửa ngày lương”.

Những lần đi quán cà phê làm việc của Anh Chi

Cũng giống An Chi, Thanh Thảo (27 tuổi) chia sẻ rằng cô cũng có thói quen không làm việc ở công ty thì sẽ ra quán cà phê. “Khi đó chi phí gọi xe công nghệ để di chuyển, cà phê, ăn uống thậm chí có khi còn cao hơn so với đi làm tại văn phòng. So với việc bình thường 1 ly trà sữa/buổi chiều cùng đồng nghiệp ở công ty thì khi làm việc ở quán cà phê có hôm sẽ uống 2-3 ly, bên cạnh đó còn ăn thêm bánh”.

Số tiền chi cho từng bữa ăn cũng tăng lên đáng kể

“Tiền điện nước tăng gần gấp đôi, ví dụ bình thường mình đi làm cả ngày thì mỗi tháng hóa đơn rơi vào tầm 350 nghìn đồng. Nhưng mấy lần làm việc tại nhà nhiều, tháng đó phải trả đến 600-700 nghìn đồng cho điện nước”.

“Gọi đồ cùng đồng nghiệp ở công ty, mỗi bữa sẽ rơi vào khoảng 30-40 nghìn đồng/ người vì nếu nhiều suất ăn thường trên các ứng dụng đặt đồ sẽ có mã giảm giá. Còn như mình, mỗi lần đặt đồ ở nhà chắc sẽ rơi vào 50-60 nghìn đồng. Nghe có vẻ không chỉ dao động 10-20 nghìn nhưng thật ra 1 tháng sẽ thêm 300-600 nghìn đồng, con số không hề nhỏ”.

Phương Linh

Thanh Thảo cũng cho rằng khi chuyển sang hình thức online, thời gian làm việc linh động hơn nhiều. Do đó, cô bạn có những cuộc hội họp với bạn bè thường xuyên hơn, do đó khoản tiền để đi ăn cũng nhiều hơn khi làm việc tại văn phòng.

Mặt khác, An Chi cho rằng làm trực tuyến ở nhà có nghĩa là bạn sẽ phải chịu chi phí tiền điện và máy tính, công cụ làm việc nữa - những thứ mà ở văn phòng mặc định có sẵn.

Làm sao để hạn chế chi tiêu cho những khoản tiền “phát sinh” khi làm ở nhà?

Việc chi tiêu “quá tay” dường như không phải là câu chuyện riêng khi đi làm văn phòng hay tại nhà. Tuy nhiên, khi làm việc trực tuyến, khi quá nhiều cho rằng đó là 1 cách để tiết kiệm hơn và bạn mặc định điều đó đúng với mình mà không soi xét lại thực tế đang xảy ra có thể ảnh hưởng rất nhiều đến ngân sách cá nhân.

“Khi bắt đầu được công ty cho làm việc tại nhà, mình cũng đã khá háo hức và cho rằng đây chính là cơ hội để tiết kiệm chi tiêu hơn và để ra được thêm một chút mỗi tháng. Tuy nhiên, đời không như là mơ và nếu “mơ” thì sẽ chua. Sau 2 tháng làm tại nhà, mình không tiết kiệm được chút nào như hình dung ban đầu”

“Sắp tới mình dự định sẽ giảm tải các bữa ăn vặt (trà sữa, cà phê, bánh tráng,...) đi để vừa tiết kiệm hơn, vừa tốt cho sức khỏe bản thân. Dù đi làm ở văn phòng hay làm trực tuyến thì việc tiết kiệm được hay không vẫn là do cách quản lý tài chính của mỗi người mà thôi”.

“Để vừa cải thiện sức khỏe, vừa tiết kiệm, dù hơi mất công một chút mình thường xuyên tự nấu cơm thay vì gọi đồ ăn ở bên ngoài. Thói quen này cũng được duy trì cho những lần mình đi làm tại văn phòng vì công ty mình có lúc sẽ làm việc “nửa trực tiếp - nửa trực tuyến”. Ngoài ra, mình cũng cố gắng không còn đi cà phê hay gọi trà sữa về nhà nữa”.

Thanh Thảo

Cũng giống như Thanh Thảo, Phương Linh cũng bắt đầu chăm chỉ nấu ăn hơn, chỉ sử dụng điện khi cần thiết là luôn tắt mỗi khi ra khỏi phòng. “Mình có thêm thói quen mới là theo dõi chi tiêu kỹ càng và có hệ thống hơn trên Google Sheet”. Phương Linh chia sẻ rằng bản thân vẫn chọn làm xen kẽ vì qua một thời gian, mình thấy được làm việc ở nhà sẽ thoải mái và tự do hơn nữa. Đồng thời, có những việc phải gặp trực tiếp thì làm mới hiệu quả, còn yếu tố tiền bạc thì nếu cân đối lại sẽ không thành vấn đề quá lớn.


Ảnh: NVCC

Chia sẻ Facebook