Lạm phát thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng tiêu cực nhất trong số đó là lạm phát do chi phí đẩy. Vậy lạm phát chi phí đẩy là gì? Làm sao để ngăn chặn tình trạng này?
Lạm phát chi phí đẩy là gì?
Lạm phát chi phí đẩy là gì?
- Mức giá chung tăng cao do chi phí sản xuất tăng
- Một hoặc hai công ty tăng giá đầu ra
- Giá đầu vào có sự leo thang của nhiều nhà sản xuất từ một ngành.
- Giá đầu ra có sự leo thang của nhiều nhà sản xuất từ một ngành.
Lạm phát do chi phí đẩy (tiếng anh là Cost-push inflation) đề cập đến lạm phát do chi phí sản xuất tăng. Điều này có thể xảy ra do chi phí đầu vào. Ví dụ như tiền lương, nguyên vật liệu và chi phí tài chính trở nên đắt đỏ hơn.
Khi chi phí tăng lên, để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận, nhà sản xuất cũng phải tăng giá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ một hoặc hai công ty tăng giá có thể sẽ không gây ra lạm phát. Để có tác động đến giá cả nói chung, giá đầu vào phải có sự leo thang của nhiều nhà sản xuất từ nhiều ngành khác nhau.
Lạm phát chi phí đẩy khiến cho đường tổng cung dịch trái (từ AS₀ đến AS₁). Điều này tức là mức giá chung tăng và năng suất đều giảm. Tình huống này sẽ kéo theo mọi chỉ số kinh tế đều chuyển đổi theo hướng tiêu cực. Do đó, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.
|
Nguyên nhân của lạm phát chi phí đẩy là gì?
- Tăng lương, tăng giá nguyên liệu và năng lượng, thuế trực thu, phá giá.
- Tăng lương, tăng giá nguyên liệu và năng lượng, thuế gián thu, phá giá.
- Tăng lương, tăng giá nguyên liệu đầu vào và năng lượng, thuế gián thu, phá giá.
- Tất cả đều đúng.
Loại lạm phát này xảy ra do chi phí sản xuất tăng ồ ạt. Điều này có thể xảy ra do:
-Tăng lương
-Tăng giá nguyên liệu và năng lượng
-Thuế gián thu
-Phá giá
|
Giải pháp cho lạm phát chi phí đẩy?
- Trợ cấp tiền lương.
- Định giá lại.
- Giảm chi phí sản xuất.
- Tất cả đều đúng.
Để giải quyết tình trạng lạm phát chi phí đẩy, nếu Chính phủ áp dụng các chính sách nghiêm ngặt hơn như tăng lãi suất cũng có thể giúp giảm lạm phát. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn do không tiếp cận được các khoản vay. Kết quả là GDP thực tế sẽ không được cải thiện và dẫn đến suy thoái. Đồng thời, chính sách này cũng gây ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp.
Ngược lại, nếu Chính phủ nới lỏng các chính sách để kích thích tổng cầu, sản lượng trở lại mức tiềm năng, nhưng lạm phát sẽ còn tăng cao hơn. Do đó, một vài giải pháp khác cho tình trạng lạm phát chi phí đẩy bao gồm:
- Giảm chi phí sản xuất.
- Trợ cấp tiền lương.
- Định giá lại.
|
Trạng Chứng