Làm cha mẹ phải học (P.46): Cách giáo dục trẻ một cách tinh tế
(Ảnh minh họa qua Avakids) Làm cha mẹ phải học Có một lần, hiệu trưởng nơi Tiến sĩ Trần Ngạn ...
Làm cha mẹ phải học
Có một lần, hiệu trưởng nơi Tiến sĩ Trần Ngạn Linh làm việc tổ chức một cuộc thi để phụ huynh và trẻ em cùng nhau làm mô hình, lúc này một số phụ huynh đã đề nghị cô Trần làm giám khảo. Cuộc thi có hơn 100 tác phẩm. Cô Trần yêu cầu mỗi tác phẩm phải được nhận một giấy khen, hơn nữa cô sẽ ghi lý do khen thưởng và tên của tất cả các giải thưởng, không cái nào giống nhau.
Đồng thời, cô cũng yêu cầu khi bất kỳ tác phẩm nào bị ban giám khảo từ chối thì ban giám khảo nên ghi lý do chứ không chỉ là dấu X. Đây là sự tôn trọng cơ bản đối với người sáng tạo. Nếu ban giám khảo không ghi được lý do thì tác phẩm đó không thể bị loại. Bởi vì cuộc thi này diễn ra trong trường học, là một quá trình giáo dục rất tinh tế và có hệ thống.
Trong số đó có một bài được các giám khảo dán thẻ từ chối, chỉ cần thêm một thẻ nữa là sẽ bị loại. Bởi vì tác phẩm này được coi là “hoàn toàn không phù hợp với chủ đề”.
Chủ đề lần này là “quê hương của tôi”, mà nơi đây là một thị trấn nhỏ trên núi, không có biển. Nhưng trong tác phẩm lại là một bờ biển, với một ngọn hải đăng và một người đàn ông ngồi trên thuyền câu cá. Thế là cô Trần đã nhờ hiệu trưởng tìm hiểu thông tin của học sinh này. Sau khi tìm hiểu thông tin mới biết rằng học sinh này chuyển trường đến từ một cảng cá nhỏ ven biển, do bố mẹ cháu đi làm ở thành phố nên đã gửi cháu cho ông bà nội. Thật ra tác phẩm của học sinh này không sai chủ đề.
Vì vậy, cô Trần đã nói với hiệu trưởng rằng tác phẩm này tuyệt đối không thể bị loại. Một khi loại tác phẩm này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đẩy trái tim của một cháu bé ra xa. Đứa trẻ này sẽ không tìm thấy quê hương của mình, bởi vì quê hương của cậu không được nhà trường công nhận. Thử hỏi còn nơi nào có thể khiến cậu cảm giác được đó là quê hương của mình? Và đó có lẽ là con đường dẫn tới phạm tội, hoặc là ngục giam. Vì vậy, cô Trần nói với hiệu trưởng, mong ông có thể tìm gặp giáo viên chủ nhiệm của cậu bé và hy vọng giáo viên đó quan tâm đặc biệt đến cậu.
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: