'Lách' trừng phạt, kim cương của Nga đang bí mật chia cắt thị trường thế giới như thế nào?

Chia sẻ Facebook
19/09/2022 20:08:27

Kim cương của Nga bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây vẫn đang len lỏi đến khắp các cửa hàng đá quý tại EU hay Mỹ bởi các công ty nước ngoài vẫn đang nhập đá quý từ Nga và bán lại thành phẩm cho các cửa hàng trang sức trên thế giới.

Việc bí mật giao dịch kim cương của Nga với giá trị lên tới hàng trăm triệu USD mỗi tháng đang phá vỡ nền thương mại toàn cầu nghiêm trọng. Các giao dịch này đã tác động trải dài từ các nhà máy cắt đá quý ở Mumbai cho đến các cửa hàng sang trọng trên Đại lộ số 5 tại New York.

Kể từ sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra vào hồi tháng 2 vừa qua, nhiều công ty cũng như thương nhân trong ngành đã từ chối giao dịch các mặt hàng đá quý từ quốc gia này. Tập đoàn khai thác đá quý của Nga – gã khổng lồ Alrose PJSC cũng đã bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt. Tuy nhiên lệnh trừng phạt này lại đang khiến những thương nhân đến từ Ấn Độ và Bỉ đang kiếm được những thương vụ béo bở bằng việc buôn bán những viên kim cương Nga đang bị những người khác tẩy chay.

Các thương vụ này đang diễn ra một cách âm thầm, kể cả đối với trong giới buôn bán kim cương vốn được coi là rất kín tiếng. Việc mua bán này tuy không vi phạm các lệnh trừng phạt nhưng lại mang đến những rủi ro tiềm ẩn. Những công ty trang sức lớn như Tiffany & Co và Signet Jewelers không muốn kinh doanh kim cương đến từ Nga kể từ khi xung đột bắt đầu. Điều mà các nhà cung cấp đang lo lắng là họ có thể mất những hợp đồng lớn nếu như họ kinh doanh đá quý từ công ty bị trừng phạt Alrosa.

Doanh số bán hàng là một mối lo ngại cũng như bằng chứng đối với bất kì nỗ lực tẩy chay hàng hóa nào. Tuy nhiên thực tế một khi đá quý xâm nhập vào chuỗi cung ứng, chúng sẽ không thể bị truy vết và rất khó nhận biết được nguồn gốc. Kim cương được bán trong các gói có kích thước và chất lượng tương tự. Có khoảng 15.000 loại kim cương khác nhau và chúng hoàn toàn có thể được làm lại và trộn lại nhiều lần trước khi được chế tác thành một chiếc nhẫn đính hôn hoặc mặt dây chuyền.

Các nhà bán lẻ phương Tây đang cố gắng tránh đá quý của Nga. Họ đang lo ngại về việc đảm bảo đủ nguồn cung kim cương thô, đặc biệt là loại nhỏ và rẻ hơn mà Alrosa chuyên cung cấp. Công ty này đã chiếm khoảng một phần ba nguồn cung kim cương thô trên toàn thế giới và những viên đá quý của Nga được khai thác trước khi xảy ra xung đột đều đã được bán hết.

Ảnh minh họa


Một số thương hiệu xa xỉ lớn ở châu Âu đã yêu cầu đối thủ của Alrosa, công ty De Beers tăng nguồn cung cho họ. Công ty cũng đã nỗ lực để làm vậy nhưng họ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu ngày càng tăng lên.

Khi nguồn cung của Nga chi phối thị trường kim cương và khiến thị trường chao đảo khi xảy ra xung đột, sự tập trung của thị trường đã đổ dồn vào các thương hiệu “giữa dòng”, bao gồm các doanh nghiệp gia đình nhỏ lẻ chuyên cắt, đánh bóng và buôn bán đá quý trên thế giới. Nhiều người trong số họ đến từ Ấn Độ, chuyên cung cấp và là cầu nối giữa các công ty khai thác và cửa hàng trang sức.

Trước khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine, Alrosa đã bán cho hơn 50 khách hàng như vậy mỗi tháng. Doanh số bán hàng đã tăng lên ngay sau khi xảy ra xung đột nhưng hiện đã trở lại mức gần như bình thường. Nhưng những thương vụ mua bán dường như vẫn đang lặng lẽ diễn ra. Trước khi xung đột xảy ra, công ty đã thực hiện 10 đợt bán hàng mỗi năm tại văn phòng kinh doanh tại Antwerp, Bỉ. Tuy nhiên giờ đây Alrosa hiện đã ngừng công bố bất kỳ thông tin nào về hoạt động bán hàng hoặc tài chính của mình.

Theo một số thương gia, phần lớn người Ấn Độ vẫn đang tránh nhập hàng của Nga vì họ có nguy cơ mất khách hàng phương Tây. Đặc biệt, Mỹ là một thị trường quan trọng với 50% tổng số kim cương được bán trong nước, từ những viên xa xỉ trị giá hàng chục triệu USD đến những viên đá có giá dưới 200 USD tại các nhà bán lẻ như Walmart.

Trong khi kim cương là thứ xa xỉ đối với người tiêu dùng thì hoạt động buôn bán kim cương ước tính hỗ trợ khoảng 1 triệu việc làm ở Ấn Độ, nơi Chính phủ đang hỗ trợ thúc đẩy để duy trì hoạt động kinh doanh. Thủ tướng Bỉ cũng đã nhắc lại quan điểm của nước này rằng không nên trừng phạt đá quý của Nga trong khi hơn 80% kim cương thô được giao dịch thông qua thành phố cảng Antwerp của nước này.

Hiện tại, phần lớn đá của Nga đang có khoảng 10 đối tác mua hàng từ các công ty khác nhau. Các công ty Ấn Độ như Kiran Gems và Shree Ramkrishna là hai công ty mua lớn nhất. Sau khi những viên kim cương của Nga được cắt và đánh bóng, chúng sẽ trở thành đồ trang sức cho các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Ba quốc gia đó cùng nhau chiếm khoảng 30% nhu cầu toàn cầu và khác với các nhà bán lẻ phương Tây, họ có vẻ rất vui vẻ khi nhận được sản phẩm của Nga.


Tham khảo: Bloomberg

Chia sẻ Facebook