Knight Frank: Tài sản các tỷ phú vẫn tăng mạnh trong năm 2021, dân số giàu Việt Nam dự tăng 40,8% nhờ sự sôi động của dòng nguồn vốn FDI
Ghi nhận, Tp.HCM vẫn sẽ chứng kiến sự tập trung của người giàu vì 1/3 dân số siêu giàu sống ở trong thành phố, trong khi 2/3 còn lại rải rác toàn Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch, tổng tài sản của các tỷ phú vẫn tăng đáng kể. Những luận điểm trên cho thấy tiềm năng của kênh đầu tư giá trị lớn là bất động sản tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều.
Trải qua một giai đoạn tăng trưởng nóng vào năm 2021, thị trường bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo cho thấy xu hướng tăng trưởng chậm lại vào năm 2022. Một yếu tố góp phần lớn là sự quan tâm về mặt chính sách đối với bất động sản nhà ở, và những kỳ vọng về thay đổi trong quy định và thuế này sẽ làm giảm mức tăng dự kiến cho năm 2022.
Dù vậy, vẫn có điểm sáng từ tỷ lệ dân số siêu giàu duy trì mức tương tự trên toàn cầu, đặc biệt châu Á sẽ vượt qua châu Âu với tư cách là khu vực lớn thứ hai thế giới. Trong đó, dân số giàu của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 40,8% trong 5 năm tới nhờ sự thịnh vượng kinh tế được thuận lợi hỗ trợ bởi các nguồn vốn FDI, theo báo cáo từ Knight Frank.
"Khi nhìn về Việt Nam, sẽ có 3 yếu tố khiến Việt Nam trở nên thu hút: Đầu tiên là giá nhà, mặc dù có thể thấy phân khúc giá nhà cao cấp đã tăng khi có sự xuất hiện các phân khúc siêu sang, nhưng khi nhìn tổng thể bức tranh toàn cầu, cũng như ở châu Á - Thái Bình Dương thì giá nhà Việt Nam vẫn rất phải chăng đối với đối tượng dân số giàu và siêu giàu.
Thị trường Việt Nam vẫn rất thu hút vì không bị thừa cung giống như thị trường Kuala Lumpur. Bây giờ, những chỉ số kiểm soát dịch ở Việt Nam vẫn đang làm rất tốt so với Manila. Hiện nay, Manila mới dần bắt đầu mở cửa lại, và gặp khá nhiều khó khăn trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài vào"
Chưa kể, nguyên do thứ hai là khi nhìn về các biến động về kinh tế và chính trị trên thế giới hiện nay, có thể thấy Việt Nam có nền chính trị và kinh tế ổn định, giúp Việt Nam trở thành một điểm đến an toàn để đầu tư tài sản. Và cuối cùng, theo Knight Frank khi Việt Nam có những chỉ số tốt như vậy, có thể thu hút các nguồn nhân lực nước ngoài làm việc tại đây. Điều này cũng hỗ trợ cho việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Liên quan đến khó khăn ngắn hạn, về vấn đề siết tín dụng, theo bà Christine Li đây là một câu chuyện rất bình thường khi các chính phủ chống lại lạm phát. Ví dụ trong giai đoạn trước, người Mỹ giữ lại 44% lương để dành cho việc mua nhà, thì sau dịch chỉ còn có 4%, vì họ muốn tăng vào chi tiêu. Nhưng những việc này lại góp phần tăng lạm phát. Vì vậy, FED đã tăng lãi suất để chống lại sự lạm phát này, trong giai đoạn ngắn có thể việc tăng giá bất động sản là không tốt, nhưng về lâu dài, đây vẫn là cách giúp nhà đầu tư giữ tiền và an toàn chống lại lạm phát, và họ vẫn có thể tăng giá trị nhà mua trong giai đoạn dài hạn.
"Ngay cả khi siết tín dụng, giá thuê và giá trị của những toà nhà văn phòng Hạng A vẫn giữ được giá trị cao, trong khi hiện tại bất động sản văn phòng Hạng B, C đang dễ bị mất giá hơn. Trong thời kỳ phục hồi phát triển kinh tế trở lại giai đoạn trước dịch Covid-19, người thuê và cả những nhà đầu tư vẫn tìm cách tăng giá trị toà nhà lên bằng cách mua văn phòng Hạng A, thậm chí cả chủ đầu tư cũng tìm cách phát triển các toà nhà Hạng A để đối phó với lãi suất khi bị siết tín dụng".
Mặt khác, ở Việt Nam, ngoại trừ vấn đề lãi suất tăng còn có vấn đề kiểm soát trái phiếu. Điều này giúp cho chủ đầu tư hiện giờ được phân hóa, chủ đầu tư sẽ khó kiếm vốn hơn, nên những chủ đầu tư có nguồn vốn tốt sẽ vượt qua thời kỳ này và họ sẽ phát triển những bất động sản của họ ở mức giá trị và chất lượng tốt hơn. Trong khi đó, những chủ đầu tư có nguồn vốn không tốt sẽ dần bị loại ra khỏi thị trường. Nhưng song song với việc đó, nguồn vốn trở nên khó kiếm sẽ dẫn đến xu hướng một số chủ đầu tư bán nguồn đất để có dòng tiền đi vào ở giai đoạn ngắn hạn. Thêm nhiều quỹ đất ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở cũng như thị trường bất động sản văn phòng có thêm nhiều dự án có thể được phát triển hơn, từ giai đoạn trung hạn đến dài hạn.
Dù vậy, theo các chuyên gia việc mua để lướt sóng sẽ hơi khác với khi so sánh với thị trường chứng khoán. Vì bản chất thị trường chứng khoán không có giá cho đến thời điểm được mua và chốt lời-lỗ trong ngày hôm đó. Người mua chứng khoán có xu hướng lướt sóng nhiều hơn nhưng khi nhìn về tài sản đó là bất động sản, khi người mua nước ngoài tham gia mua, bất kể vì lý do mua để ở hay mua để flip thì việc này vẫn sẽ xảy ra ở thời gian dài chứ không chỉ để flip trong ngắn hạn.
Ngay cả đối với bối cảnh lãi suất tăng cao và siết tín dụng, đây vẫn là cách để tăng giá trị. Đối với góc nhìn của người nước ngoài, khi đầu tư vào Việt Nam, bất động sản ngày càng tăng giá trị và giữ giá trị. Do vậy khi nền kinh tế có xu hướng biến động cao sẽ không có việc thị trường nhà ở bị crash (lao dốc) như ở Trung Quốc.
Theo Bảo An
Trí Thức Trẻ