Kinh tế Hồng Kông suy thoái, Thâm Quyến sẽ gánh chịu hậu quả trước tiên?
Nền kinh tế Hồng Kông có ổn định hay không đã trở thành yếu tố then chốt quyết định an ninh tài chính của Trung Quốc. Nếu nền kinh tế Hồng Kông suy thoái, Thâm Quyến sẽ trở thành thành phố đầu tiên của Đại Lục phải gánh chịu hậu quả.
Trong thời kỳ chống dự luật dẫn độ, nhiều người Hồng Kông cho rằng Hồng Kông nắm chắc huyết mạch của nền kinh tế Trung Quốc, nên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không dám mạnh tay với đặc khu này. Tuy nhiên, ĐCSTQ “khát máu” cuối cùng đã đàn áp người dân, nghiền nát “một quốc gia hai chế độ” .
Một bài bình luận gần đây đã phân tích tác động của Hồng Kông đối với kinh tế Trung Quốc. Mở đầu, bài viết đã thẳng thừng tuyên bố “Hồng Kông hiện là điểm yếu lớn nhất của kinh tế Trung Quốc, chứ không phải một trong số đó!” Nếu nền kinh tế Hồng Kông không ổn định và không có “đủ sức đề kháng” , sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh tài chính của Trung Quốc.
Vì vậy, triển vọng kinh tế cho Hồng Kông là gì? Theo dữ liệu từ Cục Điều tra và Thống kê của Chính phủ, vào quý 4 năm 2022, lực lượng lao động ở Hồng Kông có khoảng 3,77 triệu người, dân số có việc làm là 3,65 triệu người – mức giảm lớn nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào năm 1985.
Trong vài năm liên tiếp, tổng dân số cũng giảm. Đến cuối năm 2022, dân số Hồng Kông đã giảm xuống còn 7,33 triệu người, so với 7,52 triệu người vào năm 2019, tức là giảm gần 200.000 người.
Bài viết nói rằng thế hệ trẻ ở Hồng Kông, những người có năng lực và có thể tạo ra của cải, đang nhanh chóng rời đi. Thực tế là không có nền kinh tế nào có thể chịu được sự di cư nhanh chóng của thế hệ trẻ, và Hồng Kông cũng không ngoại lệ.
Ngày 2/5, Cục Doanh thu nội địa Hồng Kông (Cục Thuế) thông báo rằng họ đã phát hành khoảng 2,4 triệu tờ khai thuế cá nhân cho năm 2022/2023. Một số kênh truyền thông cho biết, tổng số tờ khai thuế cá nhân đã giảm 370.000 tờ trong 3 năm qua, cho thấy dân số Hồng Kông tiếp tục bị thất thoát nghiêm trọng.
Nhiều người dân ước tính rằng 370.000 tờ khai thuế chỉ phản ánh sự thất thoát của cư dân chịu thuế. Nếu cộng thêm những cư dân không phải đóng thuế như người về hưu, nội trợ và sinh viên, số lượng dân số bị thất thoát có thể còn lớn hơn.
Trong 3 năm tài chính vừa qua, tổng lượng cư dân Hồng Kông ra khỏi sân bay là khoảng 460.000 người. (Năm tài chính của Hồng Kông bắt đầu vào ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau.) Xu hướng di dân của người Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn.
Ngoài dân số, doanh thu tài chính của chính phủ cũng giảm sút. Trong 4 năm từ 2019 đến năm tài chính 2022, tổng thâm hụt tài chính của Hồng Kông lên tới 436,3 tỷ đô la Hồng Kông. Mặc dù Chính phủ Hồng Kông rất lạc quan, nhưng thực tế lại không hề lạc quan.
Bài viết cho biết, có 2 chỉ số kinh tế chính ở Hồng Kông: Một là tài chính, hai là thương mại trung chuyển.
Về tài chính, các quỹ ngoại hối trước đây được tập trung ở Hồng Kông đang dần chảy sang Singapore. Về thương mại trung chuyển, Hồng Kông, với tư cách là trung tâm thương mại trung chuyển lớn nhất ở Trung Quốc Đại Lục, đã trở nên hoạt động kém dần.
Dữ liệu được công bố vào tháng Hai năm nay cho thấy, giá trị xuất khẩu của Hồng Kông đạt mức giảm hàng tháng lớn nhất trong 70 năm qua.
Rắc rối lớn hơn nằm ở sự phụ thuộc biến dạng của nền kinh tế Hồng Kông vào bất động sản. Bài viết cho biết, một phần lớn doanh thu tài chính của chính quyền Hồng Kông đến từ việc bán đất. Nếu cộng thêm thuế trước bạ, doanh thu liên quan đến bất động sản chiếm 40%.
Khoản vay của các ngân hàng Hồng Kông cũng dựa trên bất động sản. Bài viết tin rằng điều này đã ràng buộc nền kinh tế Hồng Kông với thị trường bất động sản. Một khi giá bất động sản giảm mạnh và làn sóng vỡ nợ xảy ra, toàn bộ hệ thống tài chính ở Hồng Kông sẽ sụp đổ chỉ sau một đêm.
Đối với nền kinh tế của Hồng Kông, giá bất động sản chỉ được phép tăng lên, không được phép đứng yên, lại càng không được giảm! Nhưng năm ngoái, thị trường bất động sản Hồng Kông đã giảm 15%.
Từ trước đến nay, vốn nước ngoài thường chảy vào Trung Quốc Đại Lục thông qua hệ thống tài chính của Hồng Kông. Điều này thể hiện qua số liệu thống kê, rằng đầu tư của Hồng Kông vào Đại Lục chiếm hơn 70% lượng vốn nước ngoài được sử dụng thực tế của Đại Lục.
Theo tình hình hiện tại, làm thế nào để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính Hồng Kông, để nó không ảnh hưởng đến Đại Lục đã trở thành một vấn đề thực tế rất nghiêm trọng.
Ngoài ra, ngân hàng tăng lãi suất khiến thị trường bất động sản Hồng Kông khó trụ vững. Ông Nhan Bảo Cương, người từng đứng đầu văn phòng chính của i-Cable Finance, cho biết đợt tăng lãi suất gần đây đã khiến giá bất động sản ở Hồng Kông giảm xuống, điều này không có lợi cho sự phát triển của thị trường trong tương lai.
Trong số đó, 35 khu nhà ở quy mô lớn đã ghi nhận 40 giao dịch trong tuần đầu tiên của tháng này (từ ngày 1 – 7/5), không chỉ giảm gần 30% theo tuần mà còn chạm mức thấp nhất trong 32 tuần qua, nghĩa là lượng giao dịch trên thị trường đã trở lại mức thấp trước khi thông quan vào tháng 9/2022.
Ông Nhan Bảo Cương nhấn mạnh, mối lo tiềm ẩn lớn nhất đối với thị trường bất động sản Hồng Kông và toàn bộ nền kinh tế là cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ và giới kinh doanh đều phớt lờ nguy cơ ngân hàng tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP ở Hồng Kông cũng đã tăng từ mức thấp 94,2% trong nửa đầu năm ngoái lên 95,5% trong nửa cuối năm, một mức cao kỷ lục.
Chính phủ Đặc khu cũng đặt nhiều hy vọng vào việc phục hồi kinh tế tại Đại Lục. Tuy nhiên, số liệu phản ánh rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa đồng đều, thậm chí còn có nguy cơ giảm phát.
ĐCSTQ muốn che đậy điều gì khi cực lực phủ nhận giảm phát kinh tế?
Nhà bình luận Văn Chiêu (Wen Zhao) tin rằng trong số các thành phố tại Đại Lục bị ảnh hưởng bởi Hồng Kông, Thâm Quyến là thành phố đầu tiên chịu gánh nặng.
Ông nói rằng ĐCSTQ đã chỉ định Thâm Quyến là một đặc khu chuyên hấp thụ vốn chuyển từ Hồng Kông. Vì dân số Hồng Kông tăng nhanh trong những năm 1970 – 1980, giá đất cũng tăng theo, do vậy các doanh nghiệp cần khẩn trương tìm một nơi có đất đai và nhân công rẻ hơn để chuyển các nhà máy đến đó.
Điều này đã cho phép Thâm Quyến phát triển thành một cơ sở gia công nguyên liệu đầu vào, sau đó phát triển các cơ sở hỗ trợ như cầu cảng. Ông nói rằng khi Hồng Kông suy giảm, Thâm Quyến cũng sụt giảm theo.
Ông nhấn mạnh rằng xã hội Trung Quốc đã bước vào thời kỳ suy thoái chung, và cần chờ xem Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hay Thâm Quyến sẽ tiết lộ tình hình trước. Thị trường bất động sản là một dấu hiệu trong số đó.
Bình Minh (t/h)
Xã hội Hồng Kông chết lâm sàng có giống cảnh “biển lặng chờ sóng thần”?
Một cư dân mạng Hồng Kông đã đăng tải bài viết cho rằng bầu không khí xã hội hiện tại của Hồng Kông quá trì trệ, cứ như chờ một biến cố lớn.