Kinh nghiệm đúc kết từ những người thành đạt: Thay vì loay hoay học lỏm người giàu, hãy hiểu sâu bản chất định luật "con ếch"

Chia sẻ Facebook
22/05/2022 16:00:51

Kinh nghiệm sống của một con người không ngừng được tích lũy; những gì đạt được trong quá khứ sẽ không hoàn toàn quyết định cuộc sống tương lai của bạn.

Sống quá an nhàn, thoải mái là một kiểu "tự sát mãn tính"

Mạnh Tử có câu: "Sinh trong hoạn nạn, chết nơi an lành".

Định luật con ếch được phát biểu như sau: Một khi con người mất đi cảm giác khẩn trương, người đó sẽ trở thành con ếch trong nồi nước ấm, mất đi khả năng ứng phó với khó khăn và thử thách.

Đối với một cá nhân hay một tổ chức, từ yếu phát triển thành mạnh là một quá trình "tự phủ nhận bản thân".

Phủ nhận cái tôi của ngày hôm qua, rồi khẳng định cái tôi của ngày hôm nay bằng cách trải nghiệm không ngừng, sự tích lũy dần dần này cuối cùng sẽ khiến chúng ta ngày càng mạnh mẽ hơn.

Nokia trước đây là "bá chủ trong ngành điện thoại di động", hoạt động dựa trên hệ điều hành Symbian OS, có thị phần lớn nhất thế giới trên thị trường điện thoại di động, và chiếm giữ thị trường liên tiếp 11 năm .

Điện thoại thông minh ra đời vào năm 2002, bùng nổ vào năm 2005, và bước sang một kỷ nguyên mới vào năm 2007 khi Apple iOS xuất hiện.

Cho đến khi iPhone 4 phát hành vào năm 2010, mặc dù iOS thời điểm đó còn nhiều khiếm khuyết, nhưng nó đã lật đổ cách sử dụng điện thoại di động truyền thống và mang đến cho người dùng một trải nghiệm mới mang tính cách mạng.

Sau đó, Google thông báo thành lập "Liên minh thiết bị cầm tay mở" và hệ điều hành di động Android cũng theo đó ra đời.

Đáng tiếc rằng, CEO khi đó của Nokia ông Olli-Pekka Kallasvuo, đã không cho khám phá thêm các khả năng khác của hệ điều hành Symbian, và vẫn khăng khăng theo kiểu truyền thống; ngay cả khi đưa ra dòng sản phẩm gọi là đổi mới cũng không hề thay đổi logic cơ bản của việc sử dụng.

Cuối cùng, Nokia từng bước trượt xuống vực thẳm. Lúc này, Nokia mới muộn màng nhận ra rằng thương hiệu đã không theo kịp bước tiến của thời đại. Vị thế bá chủ trong ngành điện thoại di động đành ngậm ngùi để trượt mất vào tay đối thủ.

Ở trạng thái an nhàn không có cảm giác nguy cơ trong thời gian dài, sẽ khiến não bộ của chúng ta mất đi độ nhạy bén với những thay đổi, và cuối cùng rơi vào trạng thái đờ đẫn, trì trệ.

Ai đã từng nuôi mèo đều biết rằng mèo hoang rất nhạy cảm với những thay đổi của ngoại cảnh, chỉ cần có một chút động tĩnh là chúng sẽ lập tức bỏ chạy và lẩn trốn.

Nhưng một khi trở thành mèo nhà, ngày nào cũng được ăn ngon, sống tốt, từ từ chúng sẽ mất đi khả năng kiếm ăn, thiếu cảnh giác với những thay đổi của thế giới bên ngoài. Lúc này, thả nó về lại tự nhiên, sẽ chỉ có con đường chết.

Chỉ khi luôn giữ đầu óc tỉnh táo và nhận thức nhạy bén, chúng ta mới có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi mới.

Ngược lại, nếu quá đắm chìm với cuộc sống an nhàn hiện tại, thì khi môi trường buộc bạn phải thay đổi, có thể bạn sẽ không theo kịp và bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để phản ứng.


2. Tiến lên trong cảm giác nguy cơ

Đạo Đức Kinh có câu: "Lấy bất biến ứng vạn biến."

Nhiều người đã hiểu sai câu nói này và hiểu rằng họ nên giữ nguyên trạng thái hiện tại để đối phó với những thay đổi khác nhau.

Nhưng ý của câu nói trên không nằm ở nghĩa đen.

Cách giải thích đúng phải là, mọi thứ thay đổi không ngừng là điều tất yếu của cuộc sống. Chúng ta cần quan sát những thay đổi đó một cách linh hoạt, để không bị hoảng sợ trước những thay đổi, có sự chuẩn bị trước thật tốt, xem xét đầy đủ xu hướng thay đổi của sự vật và đưa ra những phán đoán chính xác.

Tương lai là không thể đoán trước, và con người cũng không thể gặp may mắn suốt ngày.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần lên kế hoạch trước và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc ứng phó với những thay đổi đột ngột trước khi nguy cơ ập đến.

Ví dụ, duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày và nâng cao thể chất để giảm khả năng mắc bệnh trong tương lai; nuôi dưỡng thói quen quản lý tài chính để có khoản tiền dự phòng khi gặp khó khăn trong tương lai.

Người ta thường nói: một đất nước không có cảm giác nguy cơ thì sớm muộn gì cũng rơi vào hỗn loạn; một công ty không có cảm giác nguy cơ thì sớm muộn gì cũng sụp đổ; một người không có cảm giác nguy cơ chắc chắn sẽ phải trải qua một thời gian cực kỳ khó khăn.

Trong nhịp sống nhanh và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, không ít người phải đối mặt với "khủng hoảng tuổi trung niên" khi ở độ tuổi 35.

Đột ngột bị mất việc, nhưng chợt phát hiện mình không biết làm gì khác ngoài việc đi làm và tan ca, và càng không biết phải làm mọi thứ khác như thế nào.

Lúc này, mới bắt đầu cảm thấy bàng hoàng, bắt đầu có tâm lý tiêu cực, và bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy những hoang mang.

Không ngờ rằng, sự hiểu biết về công việc, về bản thân mình trong quá khứ còn quá phiến diện, cảm thấy tự mãn khi nghĩ rằng mình đã đạt được thành tích tốt, như thể những thành tích đó có thể đi cùng mình đến cuối cuộc đời.

Những thói quen ứng xử hình thành trong thời gian dài, vô hình chung đã trở thành hòn đá cản đường chính họ. Muốn thay đổi bản thân nhưng không thể quyết tâm để phủ nhận quá khứ.

Luôn luôn lưỡng lự giữa lựa chọn và lo lắng.

Bạn có thể bước chậm hơn một chút trong cuộc sống, và cũng đừng vì theo đuổi cái gọi là "thành công" mà phớt lờ đi cảnh vật xung quanh.

Chỉ có nuôi dưỡng thói quen luôn tạo cảm giác nguy cơ cho bản thân, chúng ta mới có thể tiến lùi một cách tự do và đối phó với mọi khó khăn một cách bình tĩnh khi bước trên đường đời.


3. Thực sự mạnh mẽ là khi có "tư duy cảnh giác sớm"

Chỉ có tích lũy và học hỏi mọi lúc, để bản thân có năng lực sinh tồn trong mọi hoàn cảnh, mới có thể biến những tích lũy này thành tài phú của chính mình.

Đừng mong đợi việc lao động một lần và hưởng thụ an nhàn mãi mãi, hãy tự nhủ rằng bạn phải có cảm giác nguy cơ.

Bạn không nhất thiết phải chạy nhanh hơn những người khác, nhưng chỉ khi bạn để bản thân cất bước tiến lên mới không bị đào thải khỏi thế giới.

Nếu có thể, hãy cố gắng tạo cho mình "Tư duy cảnh giác sớm" và chuẩn bị thật tốt cho tương lai trước mắt.


1. Thay thế "kỳ vọng" bằng "kế hoạch"

Khi bạn hình thành kỳ vọng, hãy chắc chắn bạn cũng chuẩn bị tốt cho sự thất vọng. Bạn có thể mong đợi ngày mai, nhưng bạn không thể kiểm soát kết quả sẽ đến.

Thay vì mong đợi tương lai mang lại cho bạn điều gì đó cụ thể, hãy tập trung vào những gì bạn cần hoặc có thể làm để tạo ra những gì bạn muốn trải nghiệm.

2. Hãy chuẩn bị cho những khả năng khác nhau có thể xảy ra

Điều khó khăn nhất khi giải quyết những sự không chắc chắn trong cuộc sống là nhiều khi chúng ta không thể lập kế hoạch và kiểm soát mọi thứ một cách có mục tiêu.

Ví dụ, bạn biết rằng cuộc sống chắc chắn sẽ không thuận buồm xuôi gió, nhưng không bao giờ biết được cụ thể khi nào chúng ta sẽ gặp phải khó khăn, thử thách và chúng sẽ diễn ra như thế nào.

3. Tự tin vào khả năng ứng phó và thích nghi của bản thân

Khi tính đến tình huống xấu nhất, bạn có thể lên kế hoạch xử lý nó một cách chủ động nhất. Điều này trên thực tế đã được chứng minh là có thể giúp mọi người kiểm soát sự lo lắng.

Hãy tự hỏi bản thân, "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?" Khi đối mặt với tình huống xấu nhất này, bạn có đủ tự tin để đối phó với nó chưa? Nếu câu trả lời là "không", thì làm thế nào để bản thân có thể nâng cao sự tự tin và sẵn sàng để đương đầu với những khó khăn ấy?

Có sự tự tin, việc giải quyết vấn đề sẽ suôn sẻ hơn.


4. Tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát

Chúng ta không thể thay đổi những biến hóa ngoài môi trường, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Khi nền kinh tế ảm đạm, thì việc giảm chi tiêu, phát triển thói quen tiết kiệm và ít mua hàng xa xỉ là những điều chúng ta có thể kiểm soát được.

Thay vì phàn nàn về sự tàn nhẫn của thế giới, tốt hơn hết là nên học cách điều chỉnh cơ thể và tâm trí của bản thân thông qua những việc nhỏ trước.

Nếu thế giới bên ngoài liên tục gây áp lực cho bạn, bạn cần học cách thả lỏng bản thân, mà không phải ngày càng lún sâu vào những điều ngoài tầm kiểm soát của mình, khó có thể thoát khỏi.


5. Tạo thói quen học tập

Hãy biến việc học thành một thói quen. Lên kế hoạch học tập mỗi ngày và kiên trì thực hiện.

Lập kế hoạch học tập nhằm khắc phục những thiếu sót của bản thân. Cho dù là đăng ký các khóa học, học kiến ​​thức và kỹ năng mới hay thử làm những công việc khác nhau, bạn phải luôn để bản thân thoát ra khỏi vùng an toàn và tích lũy kinh nghiệm mới.


Đình Trọng

Theo Trí Thức Trẻ

Chia sẻ Facebook