Kiểu "dậy sớm" cực hại cho sức khỏe, nhiều người Việt hay mắc phải

Chia sẻ Facebook
19/08/2023 15:03:28

Thức dậy quá sớm cũng như thức quá khuya dẫn đến ngủ không đủ và sinh ra triệu chứng thiếu ngủ. Điều này cực gây hại cho sức khỏe.


Dậy quá sớm vào buổi sáng có tác hại gì đối với sức khỏe ?


Thiếu ngủ


Cơ thể hay mệt mỏi

Dậy quá sớm khiến bạn không ngủ đủ giấc. Ngoài ra, dậy sớm khiến thời gian thức của bạn kéo dài hơn, thời gian ăn trưa và nghỉ trưa ngắn, cơ thể con người dễ bị mệt mỏi.


Thức dậy quá sớ dễ trở nên cáu kỉnh

Khi bạn thức dậy quá sớm sẽ khiến cơ thể tăng tiết cortisol, một loại hormone liên quan đến căng thẳng. Theo đó, nếu bạn thức dậy quá sớm dễ bị đau cơ, nhức đầu và cáu kỉnh.

Mẹo hay rèn luyện kỹ năng thức dậy sớm mà không mệt mỏi


Nên đi ngủ sớm hơn

Đi ngủ sớm hơn là yếu tố tất yếu bạn phải làm để có thể thức dậy sớm hơn vào sáng hôm sau. Ngoài việc đi ngủ sớm, hãy đảm bảo ràng bạn sẽ đi ngủ vào đúng một khung giờ mỗi tối. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn thức dậy sớm hơn mà không cảm thấy mệt mỏi thì hãy cố gắng sắp xếp cho mình một lịch trình ngủ phù hợp.


Nên uống nhiều nước

Khi không đủ nước, bạn sẽ cảm thấy uể oải và mệt mỏi ngay cả khi bạn đã ngủ đủ 8 tiếng vào đêm hôm trước. Bởi vậy, việc uống nhiều nước không chỉ giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn, giúp bạn loại bỏ sự mệt mỏi mà chúng còn khiến toàn bộ cơ thể bạn trở nên khoẻ mạnh hơn. Để có một giấc ngủ ngon, hãy cố gắng uống thật nhiều nước để đảm bảo bạn có một sức khoẻ tốt chống lại sự mệt mỏi, buồn ngủ, căng thẳng và chán nản.


Ăn tối sớm để có giấc ngủ ngon

Ăn tối sớm sẽ giúp bạn cải thiện đáng kế giấc ngủ của mình cũng như tránh được cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.


Biết cách ngồi thiền trước khi ngủ

Hãy dành khoảng 10 phút cuối ngày trước khi đi ngủ để suy ngẫm, thư giãn, tĩnh tâm và giảm căng thẳng khiến tinh thần trở nên thoái mái hơn trước khi ngủ.


Nên thức dậy cùng một thời điểm


Theo Vietnamnet , một thói quen đều đặn tương đương với một giấc ngủ chất lượng cao và một chu kỳ ngủ tốt. Vì vậy, hãy giúp cơ thể của bạn dậy sớm vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Khi bạn thực sự đưa cơ thể vào nhịp điệu với giờ đi ngủ sớm, có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng thức dậy sớm hơn mà không cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể bạn đang có một giấc ngủ ngon và thoải mái.


Nên tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục cũng làm giảm căng thẳng, giúp bạn bớt lo lắng hơn về vấn đề hiện tại. Ngoài ra, chúng sẽ giúp ích cho mô hình giấc ngủ của cơ thể.


Đọc sách 6 phút trước khi ngủ

Theo một nghiên cứu cho thấy chỉ cần đọc sách 6 phút trước khi ngủ có thể giảm căng thẳng đến 68%. Đọc sách giúp bạn trở nên thư giãn, chuyển sự tập trung của bạn ra khỏi công việc và cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi. Đây có thể là lý do giúp bạn giảm thiểu sự mệt mỏi ngay sau khi thức dậy.


Không uống đồ uống có cồn

Rượu bia sẽ có nguy cơ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vì cơ thể bạn phải dành thời gian đốt cháy hết chất cồn và gây rối loạn cân bằng hormone cho giấc ngủ. Theo đó, loại bỏ hoặc hạn chế các loại đồ uống có cồn và bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn, giúp bạn dễ dàng thức dậy sớm hơn mà không cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức.


Nên hạn chế sử dụng điện thoại trước khi ngủ

Ánh sáng xanh lam của điện thoại sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của bạn. Nếu bạn đang muốn có một giấc ngủ ngon vào ban đêm và không bị phân tâm khi thức dậy sớm, hãy quên điện thoại đi và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon.

Ngay sau khi thức dậy, bạn cần hấp thụ những tia sáng bên ngoài càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa.

Ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?

Theo các cchuyên gia khuyến nghị rằng, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Dưới đây là bảng phân tích về thời lượng ngủ trung bình hàng ngày theo độ tuổi:

0 - 3 tháng tuổi: 14 - 17 giờ

4 - 12 tháng tuổi: 12- 16 giờ

1 - 2 tuổi: 11 - 14 giờ

3 - 5 tuổi: 10 - 13 giờ

9 - 12 tuổi: 9 - 12 giờ

13 - 18 tuổi: 8 - 10 giờ

18 - 60 tuổi: ít nhất 7 giờ mỗi đêm

61 - 64 tuổi: 7 - 9 giờ mỗi đêm

Từ 65 tuổi: 7 - 8 giờ mỗi đêm


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook